Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Tải xuống 9 1.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến và 11 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến Lịch sử lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến:

LỊCH SỬ 10 BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

I. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

Khái niệm:

- Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).

- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.

- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.

+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.

+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh

II. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

Bối cảnh lịch sử

- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.

- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.

- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.

-> Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.

Biểu hiện

- Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.

- Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.

- Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên

- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

- Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.

- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.

- Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

Phần 2: 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Câu 1: Lòng yêu nước bắt nguồn từ  

A. Tình cảm với tổ quốc

B. Tình cảm mang tính địa phương

C. Tình cảm mang tính dân tộc

D. Tính cảm mang tính quốc gia

Đáp án : rước khi nhà nước ra đời, dân tộc Việt cổ sinh sống, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng chạ. Họ hầu như chỉ quan tâm đến làng chạ mình mà không có ý niệm nhiều với các cộng đồng xung quanh (ngoại trừ mục đích xâm lược). Do đó, lòng yêu nước có nguồn gốc từ những tình cảm mang tính địa phương trong các làng chạ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đâu không phải là nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập?  

A. Xây dựng, phát triển kết hợp với bảo vệ đất nước

B. Tinh thần đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước

C. Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ

D. Tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa tự chủ

Đáp án : Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập bao gồm:

- Từ thế kỉ X, người Việt đã giành lại được độc lập, tự chủ => Yêu nước không chỉ là chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc mà còn phải ra sức xây dựng và phát triển kinh tế. Ý thức vươn lên xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ đậm đà bản sắc dân tộc.

- Trước đây các phong trào đấu tranh thời kì Bắc thuộc chỉ mang tính địa phương thì đến thời phong kiến độc lập tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc được đề cao không chỉ giữa cộng đồng dân tộc Việt mà còn cả dân tộc thiểu số từ miền núi đến miền xuôi

- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ, yêu nước gắn liền với thương dân “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”.

=> Đáp án D: Tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa tự chủ không phải nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời kì phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Điểm chung của các dân tộc trên thế giới về xuất phát điểm lòng yêu nước là  

A. Bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản trong không gian nhỏ hẹp

B. Đều bắt nguồn từ truyền thống chống giặc ngoại xâm

C. Đều bắt nguồn từ khát vọng xây dựng quốc gia hùng mạnh

D. Đều bắt nguồn từ lòng tự tôn dân tộc

Đáp án : Nhân dân các dân tộc trên thế giới đều có lòng yêu nước của mình, Lòng yêu nước nắt nguồn từ những tình cảm đơn giản trong không gian nhỏ hẹp như tình yêu gia đình, mở rộng ra là nơi chôn rau cắt rốn. Nhà văn Ilia Erenbua đã từng viết “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Lòng yêu nước có vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến?  

A. Cơ sở vật chất để Đại Việt đánh thắng các thế lực ngoại xâm

B. Ngọn đuốc tinh thần cổ vũ nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước

C. Nền tảng để xây dựng một nền kinh tế- văn hóa tự chủ

D. Là vũ khí sắc bén chống giặc ngoại xâm của dân tộc

Đáp án : Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến, lòng yêu nước là Ngọn đuốc tinh thần cổ vũ nhân dân ta tiến lên xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặt nền tảng cho sự phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Đại Việt là điều kiện cần đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Hội nghị nào ở thế kỉ XIII thể hiện tinh thần đoàn kết một lòng của quân dân Đại Việt trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm?  

A. Hội nghị Bình Than

B. Hội nghị Diên Hồng

C. Hội thề Lũng Nhai

D. Hội thề Đông Quan

Đáp án : Hội nghị Diên Hồng chính là hội nghị thể hiện tinh thần đoàn kết một lòng của quân dân Đại Việt trong cuộc đấu tranh chống quân Mông- Nguyên thế kỉ XIII. Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Mông- Nguyên sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Các bô lão đều đồng thanh hô vang “Đánh”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: “Chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” là quan niệm của nhà trí sĩ nào về vai trò của quần chúng nhân dân?  

A. Trần Hưng Đạo

B. Lý Thường Kiệt

C. Nguyễn Trãi

D. Lê Lợi

Đáp án : “Chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” là quan niệm của Nguyễn Trãi về vai trò của quần chúng nhân dân. Thời phong kiến, đứng đầu đất nước là vua nhưng hạt nhân cơ bản để tạo nên quốc gia phải là nhân dân. Sự thịnh suy của một đất nước đều gắn liền với vai trò của nhân dân. Do đó trong thời kì này, quan niệm của những người đứng đầu đất nước luôn gắn liền yêu nước với thương dân

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Theo anh(chị), khái niệm "truyền thống" là gì?  

A. là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

B. là những yếu tố quy chuẩn về chính trị - xã hội được hình thành qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

C. là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.

D. là những yếu tố về sinh hoạt chính trị, văn hóa, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.

Đáp án : Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Cơ sở hạt nhân của lòng yêu nước Việt Nam là gì?  

A. Mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia Văn Lang và những yếu tố văn hóa chung

B. Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Văn Lang- Âu Lạc

C. Sự đoàn kết của người Tây Âu và Lạc Việt xây dựng nên nhà nước Âu Lạc

D. Chung nguồn gốc tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân

Đáp án : Những mối quan hệ sơ khai về kinh tế- chính trị của quốc gia Văn Lang (sự gắn bó của những cư dân nông nghiệp trong cộng đồng làng xã) cùng những yếu tố văn hóa chính là hạt nhân, cơ sở của lòng yêu nước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Sự kiện nào đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước?  

A. Đánh thắng quân Tần xâm lược và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

B. Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

C. Sự đoàn kết của Tây Âu và Lạc Việt trong cuộc đấu tranh chống Tần

D. Nhà nước Văn Lang được hình thành

Đáp án : Để bảo vệ cuộc sống của mình, người Lạc Việt và người Tây Âu đã liên kết với nhau đánh thắng quân Tần xâm lược và đưa tới sự ra đời của nhà nước Âu Lạc. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Biểu hiện nổi bật về lòng yêu nước của dân tộc Việt trong thời kì thời Bắc thuộc là gì?  

A. Chống lại chính sách áp bức của phong kiến phương Bắc.

B. Chống lại các thế lực thân phương Bắc

C. Xây dựng một nền chính trị ổn định.

D. Chống đô hộ và chính sách đồng hóa.

Đáp án : Hai âm mưu cơ bản của chính quyền phong kiến phương Bắc là sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Hoa và đồng hóa dân tộc Việt trở thành một bộ phận của cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Vì vậy, lòng yêu nước của dân tộc Việt trong thời kì thời Bắc thuộc là được biểu hiện ở 2 nét cơ bản là chống chế độ đô hộ, giành quyền tự chủ và chống đồng hóa thông qua việc bảo vệ những di sản của tổ tiên và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa Hán

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là  

A. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ

B. Phát triển nền văn minh Đại Việt

C. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc

D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, …

Đáp án : Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trung nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

 

Xem thêm
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 10 Bài 28 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống