Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước

Tải xuống 6 1.3 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 27: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử lớp 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 14 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước:

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10

 BÀI 27: CÁC THỜI KÌ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Câu 1: Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến là  
A. Nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi
B. Thủ công nghiệp hàng hóa
C. Mậu dịch hàng hải
D. Công- thương nghiệp hàng hóa
Đáp án : Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến là nền nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi. Thủ công nghiệp và thương nghiệp chỉ là những ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lê sơ có ý nghĩa gì đối với xã hội?  
A. Ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội
B. Là điều kiện để Đại Việt mở mang bờ cõi 
C. Là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế
D. Tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rỡ
Đáp án : Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lê sơ có tác dụng ổn định đời sống nhân dân. Từ đó đảm bảo sự ổn định của tình hình xã hội
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Điểm giống nhau giữa văn hóa của quốc gia Cham Pa và Phù Nam là  
A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
B. Chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo
C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán 
D. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á hải đảo
Đáp án : Cả văn hóa của Cham Pa và Phù Nam đều chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ như tôn giáo (Hindu giáo và Phật giáo), chữ viết (ảnh hưởng của chữ Phạn), nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc(ảnh hưởng của kiến trúc Hindu và Phật giáo)…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Bản chất của chính quyền vua Lê- chúa Trịnh là  
A. Chế độ đại nghị
B. Chế độ phong kiến tập quyền
C. Cơ chế lưỡng đầu
D. Cơ chế thượng hoàng- quan gia
Đáp án : Bản chất của chính quyền vua Lê- chúa Trịnh là chế độ phong kiến phân quyền, hay còn gọi là lưỡng đầu chế. Vua Lê vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa, còn quyền lực thực tế đều nằm trong tay họ Trịnh- chúa Trịnh
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Thế kỉ nào được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa” trong lịch sử Việt Nam?  
A. Thế kỉ XVI
B. Thế kỉ XVII
C. Thế kỉ XVIII
D. Thế kỉ XIX
Đáp án : Từ thế kỉ XVIII, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ, trong lúc chính quyền ở các hai miền đều thiếu quan tâm đến đời sống của nông dân. Điều này đã khiến cho đời sống người nông dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, khởi nghĩa nông dân nổ ra trên khắp cả nước với quy mô và tần suất lớn => thế kỉ XVIII được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là    
A. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
B. Văn minh công nghiệp
C. Văn minh thủ công nghiệp
D. Văn minh thương nghiệp
Đáp án : Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?  
A. nhà Đinh
B. nhà Tiền Lê
C. nhà Lý
D. Nhà Ngô
Đáp án : Năm 968, quốc hiệu Đại Cồ Việt được xác định dưới thời nhà Đinh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Nguồn tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời Lê sơ là  
A. Thi cử
B. Tiến cử
C. Nhậm tự
D. Mua bán
Đáp án : Dưới thời Lê sơ, quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua thi cử. Nhà nước đặt lệ 3 năm thi hội một lần. Những người đỗ tiến sĩ sẽ được dựng bia ở văn miếu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Biểu hiện khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII là  
A. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra
B. Sự hình thành các thế lực phong kiến cát cứ
C. Cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc
D. Sự thay đổi liên tiếp các triều đại
Đáp án : Trong thế kỉ XVI-XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng với biểu hiện là sự phát triển của các thế lực phong kiến cát cứ: chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn dẫn tới sự chia đôi đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Từ đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Đại Việt có đặc điểm gì nổi bật?  
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo
B. Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
C. Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương
D. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ
Đáp án : Từ đầu thế kỉ XVII, kinh tế hàng hóa phát triển nhóng chóng với việc mở rộng ngoại thương. Số lượng sản phẩm thủ công ngày càng tăng và trở thành những mặt hàng hấp dẫn thương nhân nước ngoài. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An, Gia Định…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Hiện tượng đặc biệt về tư tưởng- tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI- XIII là  
A. Phật giáo- đạo giáo hòa vào các tín ngưỡng dân gian
B. Nho giáo được độc tôn
C. Tam giáo đồng nguyên
D. Phật giáo trở thành tôn giáo của nhân dân
Đáp án : Đại Việt thế kỉ XI- XIII, mặc dù Phật giáo là quốc giáo nhưng Nho giáo và Đạo giáo không bị bài xích. 3 tôn giáo này cùng với tín ngưỡng bản địa chung sống hòa bình, tạo nên hiện tượng tam giáo đồng nguyên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Chính sách nổi bật của nhà Lý - Trần đối với đồng bào dân tộc thiểu số là  
A. Nhu viễn
B. Tự trị
C. Xây dựng vùng ảnh hưởng
D. Sắc phong triều cống
Đáp án : Chính sách nổi bật của nhà Lý- Trần đối với đồng bào dân tộc thiểu số là chính sách nhu viễn với một trong những biểu hiện cụ thể là gả công chúa cho các tù trưởng dân tộc ít người để tạo ra mối liên hệ thân tộc, biến họ thành những phên giậu bảo vệ đất nước
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Phong trào nông dân Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?  
A. Lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước
B. Lật đổ các thế lực phong kiến, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
C. Mới chỉ giải phóng được vùng đất Đàng Trong
D. Đánh thắng các thế lực ngoại xâm, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước
Đáp án : Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Từ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIX, anh (chị) hãy rút ra quy luật phát triển của lịch sử dân tộc  
A. Kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước
B. Đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước
C. Dựng nước đi đôi với giữ nước
D. Kháng chiến- kiến quốc
Đáp án : Căn cứ vào tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, ta nhận thấy hai đặc điểm nổi bật là
Quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc
Tuy nhiên hai đặc điểm này không tác rời nhau mà gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Điều này đã tạo nên quy luật phát triển của lịch sử dân tộc là dựng nước đi đôi với giữ nước
Đáp án cần chọn là: C

 

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống