Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

Tải xuống 9 2.6 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 27: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử lớp 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 9 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 19 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc:

                                                                    CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10

                                                      BÀI 27: CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC

Câu 1: Ai là người trực tiếp chỉ huy trận Rạch Gầm- Xoài Mút năm 1785?
A. Nguyễn Nhạc
B. Nguyễn Lữ
C. Nguyễn Ánh
D. Nguyễn Huệ
Đáp án : Cuộc kháng chiến chống Xiêm với đỉnh cao là trận Rạch Gầm- Xoài Mút do Nguyễn Huệ là người trực tiếp chỉ đạo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?
A. Rạch Gầm – Xoài Mút.
B. Bạch Đằng.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa.
D. Tây Kết – Vạn Kiếp.
Đáp án : Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Kế sách đánh giặc nào đã được quân dân nhà Trần khai thác triệt để trong 3 lần kháng chiến chống Mông- Nguyên?  
A. Vườn không nhà trống
B. Tiên phát chế nhân
C. Tổ chức trận quyết chiến chiến lược
D. Tấn công thần tốc, bất ngờ
Đáp án : Trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông- Nguyên, quân dân nhà Trần đã triệt để khai thác kế “thanh dã”- vườn không nhà trống. Điều này đã khoét sâu vào hạn chế của kẻ địch là vấn đề lương thực, làm cho chúng suy yếu nhanh chóng, từ đó tạo ra cơ hội để phản công
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X- XVIII?  
A. Giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc
B. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc
C. Tạo điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào thời kì xây dựng và phát triển
D.  Là cơ sở để Đại Việt mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam   
Đáp án : Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X- XVIII đã thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân; giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc; tạo điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào thời kì xây dựng và phát triển; đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nguyên nhân chính khiến cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại là  
A. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân đánh giặc
B. Tương quan lực lượng quá chênh lệch
C. Sự chống đối của các quý tộc Trần
D. Nhà Hồ không quyết tâm kháng chiến đến cùng
Đáp án : Nhà Hồ lên ngôi không mang tính chính danh cùng với nhiều chính sách không hợp lòng dân đã khiến cho triều đình không thể đoàn kết được toàn dân tham gia đánh giặc. Đây là nguyên nhân chính khiến cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản giữa trận Bạch Đằng năm 938 với năm 1288 là  
A. Thời điểm tổ chức tấn công
B. Khai thác địa hình địa vật
C. Kết quả
D. Cách thức tổ chức trận địa
Đáp án : Điểm khác nhau cơ bản giữa trận Bạch Đằng năm 938 với năm 1288 là thời điểm tổ chức tấn công. Trận Bạch Đằng năm 938, quân dân ta chủ động tấn công địch ngay khi quân Nam Hán vừa mới bắt đầu đặt chân vào nước ta. Còn trận Bạch Đằng năm 1288, quân dân nhà Trần lại tổ chức tấn công khi quân Mông- Nguyên đã tiến vào lãnh thổ Đại Việt nhưng không đạt được mục tiêu nên phải rút về nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Những cuộc đấu tranh nào trong lịch sử Đại Việt từ thế kỉ X-XV đã chọn cách kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hòa bình  
A. Kháng chiến chống Tống thời Lý
B. Khởi nghĩa Lam Sơn
C. Kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông- Nguyên thời Trần
D. Kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn
Đáp án : Kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn (hội thề Đông Quan) là những cuộc đấu tranh trong lịch sử Đại Việt từ thế kỉ X-XV đã chọn cách kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hòa bình. Điều này giúp giảm hao tổn xương máu và thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc, giữ mối quan hệ hòa hiếu lâu dài với các triều đại phong kiến Trung Quốc
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nhà Minh đã sử dụng chiêu bài gì để xâm lược Đại Việt năm 1407?  
A. Phù Hồ diệt Trần
B. Phù Lý diệt Trần
C. Phù Lê diệt Trịnh
D. Phù Trần, diệt Hồ
Đáp án : Năm 1407, lợi dụng vấn đề cướp ngôi của Hồ Quý Ly và sự bất mãn của nhân dân Đại Việt với nhà Hồ, nhà Minh đã đem quân sang xâm lược Đại Việt dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?  
A. Trần Thủ Độ
B. Trần Hưng Đạo
C. Trần Quốc Toản
D. Trần Quang Khải
Đáp án : Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong kháng chiến Nguyên - Mông lần thứ nhất, trước thế giặc rất mạnh, vua Trần Thái Tông đã hỏi ý kiến Trần Thủ Độ về việc đánh hay hàng. Trần Thủ Độ dõng dạc đáp lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng. 
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nhiệm vụ chiến lược của nhân dân Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc là  
A. Kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc
B. Xây dựng đất nước tự chủ
C. Xây dựng, phát triển đất nước và chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc
D. Đấu tranh chống đô hộ và đồng hóa của phong kiến phương Bắc
Đáp án : Nhiệm vụ chiến lược của nhân dân Việt Nam xuyên suốt trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước và đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Xây dựng phát triển đất nước hùng mạnh sẽ tạo ra tiềm lực vững chắc tiến hành đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Ngược lại đấu tranh bảo vệ tổ quốc thắng lợi sẽ tạo điều kiện hòa bình để xây dựng phát triển đất nước
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Chiến thắng nào của nhân dân Việt Nam đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc?
A. Bạch Đằng
B. Hàm Tử
C. Chi Lăng
D. Như Nguyệt
Đáp án : Chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào trong lịch sử mà quân dân Đại Việt đã chủ động tiến công trước để chặn mũi nhọn của giặc?  
A. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
B. Kháng chiến chống Tống thời Lý
C. Kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần
D. Kháng chiến chống Minh thời Hồ
Đáp án : Trước dã tâm xâm lược của nhà Tống, quân dân nhà Lý đã chủ động mở cuộc tấn công sang đất Tống để nhằm tiêu diệt các căn cứ quân sự chuẩn bị cho chiến tranh Đại Việt với chủ trương của Lý Thường Kiệt “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quan đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?
A. Hành động tàn bạo của quân Minh.
B. Sự phản bội của một số binh lính.
C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.
Đáp án : Câu nói trên nhân hóa thể hiện hành động tàn bạo của kẻ thù. Cũng chính những hành động này càng khơi sâu nên mối thù dân tộc, củng cố quyết tâm chiến đấu chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn. 
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?  
A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Chương Dương.
D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
Đáp án : Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân dân Đại Việt đã đánh tan đạo quân chi viện của nhà Minh trong trận quyết chiến ở Chi Lăng- Xương Giang. Chiến thắng này đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: 
Đánh cho để dài tóc 
Đánh cho để đen răng 
Đánh cho nó chích luân bất phản 
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn 
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. 
Đoạn hiểu dụ trên của vua Quang Trung không mang ý nghĩa gì?
A. Nêu mục đích tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
B. Khích lệ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
C. Thể hiện truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
D. Ca ngợi những chiến thắng oai hùng của quân Tây Sơn.
Đáp án : Ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung bao gồm:
- Nêu mục đích tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn là để chống lại cuộc xâm lược của nhà Thanh
- Khích lệ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
+ Bài dụ khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán: để tóc dài và nhuộm răng đen của người Việt Nam.
+ Nói lên quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc; tiêu diệt khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ. 
- Thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần thắng lợi có tác động như thế nào đến tham vọng của nhà Nguyên ở khu vực châu Á?  
A. Chặn đứng cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Nguyên xuống phía Nam châu Á
B. Thúc đẩy nhà Nguyên quyết tâm xâm lược phía Nam châu Á
C. Tạo điều kiện để nhân dân các nước châu Á nổi dậy giành lại độc lập
D. Làm chậm bước tiến xâm lược của nhà Nguyên xuống phía Nam châu Á
Đáp án : Cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần thắng lợi đã chặn đứng bước tiến của vó ngựa Mông Cổ tràn xuống phía Nam châu Á
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn đến thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XI- XV  
A. Sự lãnh đạo của một bộ chỉ huy tài giỏi
B. Tinh thần đoàn kết đấu tranh toàn dân tộc
C. Sự chênh lệch về tương quan lực lượng giữa ta và địch không lớn
D. Tinh thần yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân
Đáp án : Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ XI-XV, nhân dân Đại Việt luôn phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh là các triều đại phong kiến Trung Quốc như Tống, Nguyên, Minh. Đặc biệt là cuộc kháng chiến của nhà Trần thế kỉ XIII phải đương đầu với quân Mông- Nguyên- một quân đội hùng mạnh thiện chiến nhất thế giới bấy giờ
=> Đáp án C không phải là nguyên nhân chung dẫn đến thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XI- XV
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa các thế lực ngoại xâm mà nhân dân Đại Việt phải đương đầu trong thế kỉ XI-XIII?  
A. Đều đến từ phương Bắc, mang theo tư tưởng “Đại Hán”
B. Đều mạnh hơn Đại Việt
C. Có cùng trình độ sản xuất với Đại Việt
D. Hơn Đại Việt một phương thức sản xuất
Đáp án : Điểm giống nhau giữa các thế lực ngoại xâm mà nhân dân Đại Việt phải đương đầu trong thế kỉ XI-XIII là:
- Đều là những triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, mang theo tư tưởng bành trướng “Đại Hán”
- Tuy các triều đại phong kiến phương Bắc mạnh hơn nhưng vẫn có cùng trình độ sản xuất với Đại Việt (phương thức sản xuất phong kiến)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?  
A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc
B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt
C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện
D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước
Đáp án : Nguyên nhân sâu xa để trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc là do trước khi bị phong kiến phương Bắc xâm lược, đô hộ, nhân dân Âu Lạc đã có một nền văn minh riêng- văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Nền văn minh này đã định hình những nét cơ bản về văn hóa Việt, con người Việt và đặt cơ sở cho sự hình thành các nền văn minh sau đó
Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27 có đáp án: Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống