Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo) | Giải VBT Địa lí lớp 9

1.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo) trang 80,81,82 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo)

Bài 1 trang 80 Vở bài tập địa lí 9: Đọc biểu đồ dưới đây:Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo) | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 1)

a) Xếp thứ tự (từ lớn đến nhỏ) ba tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất từ năm.

Năm 2000: …………………………………………………………………………….

Năm 2013: …………………………………………………………………………….

b) Điền ý phù hợp vào chỗ chấm (…).

Vùng Đông Nam Bộ, Thành phố (…) là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Năm 2000, thành phố (…) chiếm tới (…) giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng, đến năm 2013, tỉ trọng này tuy giảm nhưng cũng chiếm tới (…) giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Do thu hút mạnh đầu tư từ trực tiếp nước ngoài, phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung, nên hai tỉnh (…) đã có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đặc biệt mạnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất là ở tỉnh Bình Dương, do vậy tỉ trọng của tỉnh này trong cơ cấu công nghiệp của Đông Nam Bộ đã tăng từ (…) % năm 2000 lên (…) % năm 2013.

Phương pháp giải: Nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

a) Xếp thứ tự (từ lớn đến nhỏ) ba tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất từ năm.

Năm 2000: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Năm 2013: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

b) Vùng Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Năm 2000, thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 47,4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng, đến năm 2013, tỉ trọng này tuy giảm nhưng cũng chiếm tới 38,3% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Do thu hút mạnh đầu tư từ trực tiếp nước ngoài, phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung, nên hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đặc biệt mạnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất là ở tỉnh Bình Dương, do vậy tỉ trọng của tỉnh này trong cơ cấu công nghiệp của Đông Nam Bộ đã tăng từ 7,7% năm 2000 lên 20,1% năm 2013.

Bài 2 trang 81 Vở bài tập địa lí 9: Đánh dấu (X) vào ý đúng nhất.

a) Khu vực công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là do nguyên nhân nào?

 

A. Vị trí địa lí thuận lợi.

 

B. Cơ sở hạ tầng phát triển.

 

C. Nguồn nhân công có kĩ thuật lành nghề.

 

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

 b) Nhận xét chung về sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

 

A. phân bố tập trung ở 3 trung tâm lớn, quan trọng nhất là TP. Hồ Chí Minh.

 

B. các trung tâm gắn kết với nhau bằng mạng lưới cơ sở hạ tầng.

 

C. phân bố chủ yếu ở vùng ven sông, ven biển.

 

D. cả 3 ý trên đều đúng.

Phương pháp giải: Xem lại lí thuyết Bài 32 Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo).

Trả lời:

a) 

 

A. Vị trí địa lí thuận lợi.

 

B. Cơ sở hạ tầng phát triển.

 

C. Nguồn nhân công có kĩ thuật lành nghề.

x

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

 b) 

 

A. phân bố tập trung ở 3 trung tâm lớn, quan trọng nhất là TP. Hồ Chí Minh.

 

B. các trung tâm gắn kết với nhau bằng mạng lưới cơ sở hạ tầng.

 

C. phân bố chủ yếu ở vùng ven sông, ven biển.

x

D. cả 3 ý trên đều đúng.

Bài 3 trang 81 Vở bài tập Địa lí 9: Dựa vào bảng 32.1 trong SGK, đánh dấu (X) vào ô thích hợp thể hiện địa bàn phân bố chủ yếu của một số cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ.Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo) | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

Phương pháp giải: Xem lại lí thuyết Bài 32 Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo).

Trả lời:Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo) | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 3)

Bài 4 trang 82 Vở bài tập Địa lí 9: Đánh dấu (X) vào ý đúng.

Đông Nam bộ trở thành vùng trồng nhiều cao su nhất cả nước không phải do:

 

A. có điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho cây cao su.

 

B. có giống cao su tốt hơn các vùng khác.

 

C. người dân có kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm.

 

D. thị trường tiêu thụ thuận lợi, đặc biệt là thị trường các nước trong khu vực.

Phương pháp giải: Xem lại lí thuyết Bài 32 Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp theo).

Trả lời:

 

A. có điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho cây cao su.

x

B. có giống cao su tốt hơn các vùng khác.

 

C. người dân có kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm.

 

D. thị trường tiêu thụ thuận lợi, đặc biệt là thị trường các nước trong khu vực.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá