Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10

Tải xuống 7 4.1 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu tác giả tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí hay nhất, gồm 7 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí Ngữ văn lớp 10.

Mời quý bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí Ngữ văn lớp 10:

Đọc Tiểu Thanh kí

Bài giảng: Đọc tiểu thanh kí (Nguyễn Du)

A. Nội dung tác phẩm

Phiên âm

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Dịch nghĩa

Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,

Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.

Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.

Không biết hơn ba trăm năm sau,

Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Dịch thơ

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tô Như chăng?

(VŨ TAM TẬP dịch)

Đọc thêm bản dịch thơ:

Hồ Tây hoa kiểng: dải gò hoang,

Cửa hé trang thơ chạnh điếu nàng.

Hận luống vương thêm hồn phấn đại,

Tro chưa tàn hết lụy văn chương.

Thanh thương khó hỏi oan chồng nhất,

Phong nhã đành chung nợ vấn vương.

Rồi Tố Như, sau ba kỉ nữa,

Trần gian ai kẻ sụt sùi thương?

(QUÁCH TẤN dịch)

Trước song giấy mực viếng nàng,

Hồ Tây vườn cũ; gò hoang bây giờ.

Xưa nay trời vẫn làm ngơ,

Mối oan thêm một người thơ buộc mình.

Hoa tàn lệ rỏ hương thanh;

Văn chương phận mỏng chưa đành tro bay!

Rồi ba trăm năm sau đây

Còn ai khóc Tố Như này nữa chăng?

(VŨ HOÀNG CHƯƠNG dịch)

Tác giả tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí – Ngữ văn lớp 10 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam

* Cuộc đời:

- Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.

- Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.

- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.

* Sự nghiệp văn học:

- Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)

- Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra.

- Rút từ tập Thanh Hiên thi tập.

b. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

d. Ý nghĩa nhan đề:

Độc: Đọc

: ở phía sau thường chỉ những tác phẩm văn học bằng văn xuôi.

Đọc Tiểu Thanh kí là câu chuyện viết về nàng Tiểu Thanh. 

- Tiểu Thanh ở đây là nhân vật trong tác phẩm, lúc sinh thời cô có làm thơ, khi chết những bài thơ ấy đã bị vợ cả đốt, còn sót lại một ít trang. Người đời thương tiếc đem khắc in gọi là “phần dư” gồm 11 bài. 

- Nhưng Tiểu Thanh trong tác phẩm không phải là nhân vật hoàn toàn trùng khớp với Tiểu Thanh trong cuộc đời. Tiểu Thanh trong đời thực sinh năm 1594 mất 1612 còn Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, dù tính ra sao cũng không thể là “300 năm lẻ”. Ở đây cần lưu ý Tiểu Thanh trong Tiểu Thanh kí thì mất năm 1492. Nguyễn Du khóc nàng 1813 nên nói 300 năm lẻ là đúng.

⇒ Vì thế có người đã cho rằng đặt tên cho nhân vật Tiểu Thanh tác giả muốn nhắn nhủ với độc giả rằng con người lụy tình sẽ có số phận thật hẩm hiu đáng thương (chữ TIỂU hợp với chữ THANH trong tiếng Hán là chữ TÌNH).

e, Bố cục: 4 phần

- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ.

- Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.

f. Giá trị nội dung: Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. ⇒ Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

g. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ.

⇒ Thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình. 

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đề

- Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.

- Trước khi Tiểu Thanh còn sống thì cảnh Tây Hồ là một vườn hoa tươi đẹp, mĩ lệ còn khi Tiểu Thanh chết đi thì vườn hóa ấy biến thành một bãi gò hoang. → Sức tàn phá của con người thật ghê gớm, hay chính là người mất thì cảnh cũng không còn đẹp như thế trước nữa

Thổn thức: thể hiện trạng thái thương xót, đồng cảm.

Mảnh giấy tàn: bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du, trước cảnh tượng cùng hình ảnh con người hiện về trong đầu nhà thơ cùng giấy bút mà viết đôi dòng viếng linh hồn người con gái ấy.

⇒ Hai câu thơ thể hiện được sự thương xót của nhà thơ dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc ấy lại có một cuộc đời thật bạc bẽo. Người mất đi rồi chỉ còn lại cảnh Hồ Tây nhưng nó cũng không còn đẹp như khi nàng còn sống nữa.

2. Hai câu thực

- Từ ngữ:

Chi phấn (sắc): chôn vùi.

Văn chương (tài): đốt bỏ.

→ Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh.

⇒ Nguyễn Du ca ngợi, khảng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng – cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.

3. Hai câu luận

Cổ kim hận sự: Mối hận xưa nay

Cổ: Mối hận của Tiểu Thanh, của những người phụ nữ khác như nàng.

Kim: Mối hận của thế hệ người có tài nhưng lại gặp những điều không may trong cuộc đời như Nguyễn Du.

Phong vận kì oan: Nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. → Số phận cay đắng của những con người tài hoa trong xã hội xưa.

→ Quan niệm tài mệnh tương đối được nhà thơ sử dụng ở đây và có ý rằng những người tài hoa thì sẽ gặp tai họa. Người con gái ấy tài năng, xuất chúng cho nên sẽ gặp tai họa chứ không thể có một cuộc đời yên bình được.

4. Hai câu kết

Tam bách dư niên: Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.

Tố Như: Tên chữ của Nguyễn Du.

→ Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người sang thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế.

- Bài thơ kết lại bằng một câu hỏi nhức nhối, da diết, thể hiện nối buồn thống thiết, ngậm ngùi  cho sự cô độc của chính tác giả trong hiện tại, giữa cuộc đời. Đồng thời bộc lộ tâm trạng hoài nghi, đau khổ, thương người, thương mình của nhà thơ.

- Câu hỏi khép lại bài thơ nhưng lại tạo ra âm vang của một tiếng lòng có nhiều trắc ẩn trước cuộc đời. Nguyễn Du quay về thương xót cho thân phận của chính mình. Ông đau đáu, khắc khoải mong chờ sự trân trọng, cảm thông của hậu thế.

D. Sơ đồ tư duy

Đọc Tiểu Thanh kí

Xem thêm
Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Soạn Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống