Vận nước (Quốc tộ) - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10

Tải xuống 5 3.2 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu tác giả tác phẩm Vận nước (Quốc tộ) hay nhất, gồm 5 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn lớp 10.

Mời quý bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn lớp 10:

Vận nước (Quốc tộ)

A. Nội dung tác phẩm

Phiên âm

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình.

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

Dịch nghĩa

Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình.

Vô vi ở nơi cung điện,

[Thì] khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Dịch thơ

Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mở thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

(ĐOÀN THĂNG dịch)

Tác giả tác phẩm Vận nước (Quốc tộ) – Ngữ văn lớp 10 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận, là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu.

- Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

- Ðang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư.

- Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

- Năm Hưng Thống thứ 2 (990) sư tịch, thọ 76 tuổi. Sư thường viết Bồ tát hiệu sám hối văn 1 quyển. Tác phẩm của Sư được lưu hành ở đời có:

+ Bồ-tát Hiệu Sám Hối Văn

+ Thơ tiếp Lý Giác

+ Một bài kệ trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước.

- Sư Pháp Thuận cùng với 2 quốc sư Khuông Việt và Minh Không được thờ ở nhiều chùa cổ trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư như động Am Tiên, chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ. Vào đêm 15/1 âm lịch hàng năm tại chùa Nhất Trụ, người dân cố đô Hoa Lư thường tổ chức vịnh thơ để đón tết nguyên tiêu.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Vua Lê Đại Hành muốn hỏi ông về vận nước và ông đã trả lời bằng bài thơ này.

b. Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

d. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (2 câu thơ đầu): Bàn về vận nước.

- Phần 2 (2 câu thơ cuối): Cách trị nước.

e. Giá trị nội dung: Biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm tới vận nước của tác giả.

f. Giá trị nghệ thuật:

- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cân đối chia làm hai vế: vế thứ nhất bàn về vận nước, vế thứ hai nói về cách trị nước.

- Hình thức thơ giàu hình ảnh và hệ thống ngôn ngữ hàm súc.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đầu

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

(Vận nước như mây quấn

Trời Nam mở thái bình)

Quốc tộ: đất nước vận nước.

Đằng lạc: mây quấn.

→ Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh cho thấy sự vững bền, dài lâu, phát triển thịnh vượng của vận nước.

Thái bình: một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, dân thì an cư lạc nghiệp trên đất tổ của mình, cuộc sống lao động đầy ắp tiếng cười không có chiến tranh thảm khốc. 

→ Nêu bật kỉ nguyên mới của đất nước: cuộc sống thái bình, thịnh trị đang mở ra

⇒ Hai câu thơ đầu thể hiện được nhận thức của pháp sư về vận nước. Mây quấn kia còn có thể cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về vận nước. Muốn đất nước được bền vững lâu dài thì phải xác định được mối quan hệ giữa ngoại giao và nội trị. Đồng thời thể hiện tâm trạng phơi phới niềm vui, niềm tự hào, lạc quan, tin tưởng vào vận mệnh của đất nước.

2. Hai câu sau

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh

(Vô vi trên điện các

Chốn chốn dứt đao binh)

Vô vi: đường lối nhân ái, bác ái lấy dân làm gốc tạo nên một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân

+ Đao giáo: Vô vi là thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên

+ Nho giáo: Vô vi là người lãnh đạo (vua) dùng đạo đức tốt đẹp của bản thân để cảm hóa nhân dân, khiến cho dân tin phục sẽ khiến xã hội tự đạt được trạng thái trị bình, vua không phải làm gì hơn

+ Phật giáo: Có thuyết vô vi pháp là cách sống từ bi bác ái làm cho chúng sinh được yên vui, xóa bỏ mọi khổ nạn cho họ.

→ Khái niệm vô vi cần được hiểu trong sự dung hòa của cả ba tôn giáo

Điện các: điều hành chính sự nơi triều đình, 

→ Người đề ra đường lối trị nước cần thuận theo tự nhiên, dùng phương sách đức trị để giáo hóa dân, đất nước sẽ thái bình, thịnh trị, không còn nạn đao binh.

⇒ Hai câu thơ thể hiện cái nhìn của nhà thơ về đường lối chính sách của nhà nước. Đó là một cái nhìn sâu sắc và có chiều sâu. Nhà thơ đại diện cho nhân dân thể hiện khát vọng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc thái bình.

D. Sơ đồ tư duy

Vận nước (Quốc tộ)

Xem thêm
Vận nước (Quốc tộ) - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Vận nước (Quốc tộ) - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Vận nước (Quốc tộ) - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Vận nước (Quốc tộ) - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Vận nước (Quốc tộ) - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống