Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7

Tải xuống 5 2.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu tác giả tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu hay nhất, gồm 5 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn lớp 7.

Mời quý bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn lớp 7:

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

A. Nội dung tác phẩm

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren - tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu - là một bậc anh hùng bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Nhưng với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng sự im lặng dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy. 

Tác giả tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Ngữ văn lớp 7 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945.

- Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn Ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện được viết sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò – Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

b, Bố cục

- 3 phần: 

+ Phần 1 (Từ đầu đến... “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”) : Va-ren với lời hứa chăm sóc cho Phan Bội Châu.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến "Không hiểu Phan Bội Châu") : Cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu.

+ Phần 3 (còn lại) : Thái độ của Va-ren với Phan Bội Châu.

c, Phương thức biểu đạt

- Tự sự 

d, Thể loại

- Truyện ngắn 

e, Ngôi kể 

- Ngôi thứ 3

f, Ý nghĩa nhan đề

– Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc. Từ “trò” nó thường được gắn với thú chơi, trò chơi của trẻ em. Nhưng trong truyện nó gắn với người, lớn thì lại mang ý nghĩa khác, có ý mỉa mai, châm biếm, thậm chí còn có ý “lố bịch”.

– Toàn bộ nhan đề cho người đọc thấy “những trò lố” là những trò hề của Va-ren diễn ra trước mặt Phan Bội Châu. Trò hề này chỉ gây cười, mang lại sự khinh miệt của người tù cách mạng, không đem lại hiệu quả gì.

g, Giá trị nội dung

- “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.

h, Giá trị nghệ thuật

 Biện pháp tương phản, đối lập, giọng văn sâu sắc, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu…

C. Đọc hiểu văn bản

1. Va-ren và những trò lố của y trước khi gặp Phan Bội Châu

- Y nhận chăm sóc cụ Phan Bội Châu nhưng đó lại là một lời hứa không phải do Va-ren tự nguyện mà là do sức ép của công luận Pháp ở Đông Dương.

- Đó là một lời hứa rất đáng nghi ngờ vì:

- Mới "nửa chính thức hứa: cho nên có thể dễ dàng thay đổi.

- Tác giả nghi ngờ về thời gian và nội dung thực hiện: "Chăm sóc vụ ấy vào lúc nào, và ra làm sao?".

- Hắn "Chỉ muốn chăm sóc khi nào yên vị." → Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định của mình.

- Hơn nữa trước khi thực hiện lời hứa lại chẳng có gì đặc ân với Phan Bội Châu. → Giọng điệu mỉa mai, thái độ châm biếm sâu cay.

⇒ Trò lố đầu tiên và sự thâm hiểm, xảo quyệt của Va - ren.

2. Va - ren gặp Phan Bội Châu - Trò lố chính thức

- Nhân vật 

Va - ren

Phan Bội Châu

– Con người bị đuổi ra khỏi tập đoàn.

– Kẻ phản bội nhục nhã.

– Con người đã phải hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi phải thấy mặt bọn cướp nước mình.

– Con người bị kết án tử hình vắng mặt, bị đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng máy chém đe dọa vì tội "yêu nước.

– Vị anh hùng xả thân vì độc lập.

→ Nhân cách đối lập

Hành động và thái độ của Va – ren

+ Vừa nói sẽ trả lại tự do vừa nâng cái gông đang xiết chặt Phan Bội Châu lên.

→ Vừa đấm vừa xoa, vừa đề cao và dụ dỗ, song lại dọa công việc của Phan Bội Châu sẽ thất bại.

+ Đưa ra những lời hứa hão huyền.

+ Lấy các tấm hương phản bội mà không bị trừng phạt để mua chuộc Phạn Bội Châu.

+ Công khai đưa tấm gương phản bội của mình ra để làm ví dụ: "Hãy nhìn tôi này...tôi làm toàn quyền".

→ Các chi tiết có chọn lọc, hình thức đối thoại đơn phương.

⇒ Va - ren một tên chính khách thực dân với nhân cách thấp hèn: một kẻ phản bội nhục nhã, một kẻ thực dụng đê tiện, một kẻ xảo quyệt và bịp bợm trắng trợn đang thực hiện những trò lố bịch đáng cười.

3. Thái độ của Phan Bội Châu đối với Va - ren

- Im lặng dửng dưng thái độ coi thường Va - ren.

- Bản lĩnh kiên cường không chịu khuất phục trước kẻ thù.

- Sử dụng phương thức đối lập.

→ Khiến kẻ thù phải ngạc nhiên, sửng sốt.

⇒ Phan Bội Châu là người yêu nước vĩ đại, hiên ngang, bất khuất. Một vị anh hùng có nhân cách cứng cỏi, kiêu hãnh, không chịu khuất phục trước kẻ thù.

D. Sơ đồ tư duy

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Xem thêm
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 1)
Trang 1
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 2)
Trang 2
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 3)
Trang 3
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 4)
Trang 4
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống