Soạn bài Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu - ngắn nhất Soạn văn 7

Tải xuống 3 1.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
(Nguyễn Ái Quốc)

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm
1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều
truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn Ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực
dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà
cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò
- Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông
Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước
đòi thả Phan Bội Châu.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự
nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang
Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
2. a) Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương,
Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b) Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân
Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y
đã hứa một cách "nửa chính thức", tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực
hiện. Tiếp theo Người lại viết: "giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà
lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa...". Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân
Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có
thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông
Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều
nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích
cho chúng.
3. a) Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan
hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một
người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại
nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật
để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm
phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí
thú.

b) Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan
Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự
nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y
không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội
Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y
còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra
để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.
c) Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im
lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan
Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên
cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng
nữa.
4. Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh
vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh,
chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y
trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: "Nhưng cứ xét binh tình, thì đó
chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội
Châu". Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ "không hiểu" được tác giả giải thích một phần
(không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn
đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không
thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường.
Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ
không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.
Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật
tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời
anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ
xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của
Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.
5.* Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối
với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của
tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và
Người lại còn chua thêm: "cái đó thì có thể".
Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho
câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của
Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá,
lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên
cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt
Nam.
2. Cách đọc

Với văn bản này, cần chú ý giọng điệu của hai nhân vật:
- Giọng người kể chuyện: mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo.
- Giọng Toàn quyền Va-ren: thâm độc, mềm mỏng một cách xảo trá.
Trong cả cuộc đối thoại, Phan Bội Châu không nói một lời, do đó không cần chú ý đến
giọng điệu của nhân vật này. Tuy nhiên, nổi bật lên trong đó là lời bình luận của người kể
chuyện cũng như thái độ của nhân vật đó (và cũng có thể coi là thái độ của nhân vật khi
nói đến Phan Bội Châu. Đó là thái độ kính phục đối với người chiến sĩ cách mạng, đồng
thời sự mỉa mai, châm biếm càng tăng lên khi nói đến sự "lố" của viên quan Toàn quyền.
3. Trong truyện tuy không nói, thế nhưng chúng ta có thể nhận rõ thái độ khinh bỉ của
Phan Bội Châu đối với Va-ren. Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ với nụ cười khinh bỉ chính là
những minh chứng chứng minh cho điều đó.
4. Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành
động lố lăng và bản chất xấu xa của Va-ren. Nó bóc trần những hành động giả tạo, kệch
kỡm của tên toàn quyền.
 

Xem thêm
Soạn bài Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống