Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu tác giả tác phẩm Những câu hát than thân hay nhất, gồm 3 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Những câu hát than thân Ngữ văn lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Những câu hát than thân Ngữ văn lớp 7:
Những câu hát than thân
Bài giảng: Những câu hát than thân
Một trong những chủ đề tiêu biểu và có số lượng lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam là những câu hát than thân. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Bên cạnh đó cũng bày tỏ thái độ đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động dưới sự bóc lột của tầng lớp phong kiến.
1. Giá trị nội dung
Những câu hát than thân đã thể hiện sâu sắc những khó khăn, vất vả của người lao động từ đó lên án sự bất công của xã hội phong kiến đã chèn ép lên những quyền cơ bản của con người.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể lục bát dân gian dễ thuộc và dễ nhớ
- Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ hoán dụ
Bài 1:
- Hình ảnh kiếm ăn của cò “lận đận một mình”
- Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” gợi sự vất vả
- Hình ảnh đối lập: nước non- một mình, lên thác- xuống ghềnh, bể đầy- ao cạn
- Câu hỏi tu từ “Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” dưới đại từ phiếm chỉ “ai” như lời thán khắc khoải, vô vọng của người lao động. Dù chịu bao bất công nhưng họ biết làm sao để thoát khỏi.
- Điệp từ “Thương thay” tô đậm nỗi thương cảm và kết nối tạo sự đồng cảm cho người đọc
- Một loại hình ảnh: con tằm- nhả tơ, hạc- mỏi cánh, cuốc- kêu ra máu là hình ảnh ẩn dụ cho những nỗi vất vả của người lao động
=> Từ sự tương đồng giữa người lao động với hình ảnh con cò kiếm ăn câu hát than thân đã nói lên cuộc đời long đong, cơ cực của người dân dưới xã hội phong kiến. Lời than cũng chính là lời tố cáo chế độ xã hội bất công.
Bài 2:
+ Con tằm: đại diện cho hình ảnh thân phận bị bòn rút sức lao động
+ Lũ kiến: chính là những thân phận nhỏ nhoi, lam lũ ngày đêm nhưng vẫn nghèo túng
+ Hạc: chính là những cuộc đời phiêu bạt, đầy thử thách không ngừng nghỉ
+ Con cuốc: những người thấp cổ bé họng không có tiếng nói, không được hưởng công bằng.
=> Qua hình ảnh ẩn dụ bài ca dao là lời than thân đầy xót xa của người nông dân với đầy rẫy những bất hạnh mà họ luôn phải chịu đựng dưới mũi dao độc ác của bọn phong kiến tham lam, độc ác.
Bài 3:
- So sánh: Thân em- trái bần trôi. So sánh thân phận người phụ nữ thật nhỏ mọn và đáng thương, chỉ như trái bần mà thôi!
- “Gió dập, sóng dồi” hình ảnh chỉ bấp bênh, thử thách luôn rình rập và sự vô định không biết sẽ “tấp vào đâu”. Một lời oán trách xã hội đã rẻ rúng giá trị của những người phụ nữ.
=> Chỉ với hai câu ca dao ngắn gọn, tiếng lòng những người phụ nữ trong xã hội cũ bị dày xéo, rẻ rúng đã được hiện lên thật chân thực và xót xa.