Bài ca Côn Sơn - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7

Tải xuống 3 4.3 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu tác giả tác phẩm Bài ca Côn Sơn hay nhất, gồm 3 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:

- nội dung chính của tác phẩm;

- giới thiệu sơ lược về tác giả;

- hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm;

- bố cục văn bản;

- phương thức biểu đạt;

- ngôi kể;

- ý nghĩa nhan đề;

- giá trị nội dung;

- giá trị nghệ thuật;

- đọc hiểu văn bản: liệt kê dàn ý chính của những phần trong tác phẩm

- sơ đồ tư duy tác phẩm

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Bài ca Côn Sơn Ngữ văn lớp 7.

Mời quý bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Bài ca Côn Sơn Ngữ văn lớp 7:

A. Nội dung tác phẩm

Bài thơ là sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên thiên dưới ngòi bút tài hoa Nguyễn Trãi.

Tác giả tác phẩm Bài ca Côn Sơn – Ngữ văn lớp 7 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380- 1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cuộc đời bất hạnh

- Ông có một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú.

- Các tác phẩm nổi tiếng: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, cáo quan về sống ở Côn Sơn.

b, Bố cục: 

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn

- Phần 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Thể thơ 

- Bài thơ dịch theo thể thơ lục bát. 

e, Giá trị nội dung

- Bài thơ cho thấy khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn nên thơ hấp dẫn cùng sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên được bắt nguồn từ tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.

g, Giá trị nghệ thuật

- Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ

- Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát có vần điệu nhịp nhàng, sinh động

C. Đọc hiểu văn bản

1. Cảnh thiên nhiên Côn Sơn

- Những phong cảnh tiêu biểu: Tiếng suối, đá rêu, thông, rừng trúc

- Cảnh sắc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ 

- So sánh: Tiếng suối- tiếng đàn cầm;  Đá rêu phơi- chiếu êm; Thông mọc- như nêm 

=> Sự lý thú của rừng núi hoang sơ kết hợp với thiên nhiên hoang sơ nhưng chứa đựng nhiều điều đẹp đẽ.

2. Sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên

- “Ta” hiện diện giữa thiên nhiên, hưởng thụ thiên nhiên với những thú vui tao nhã. Nghe tiếng suối như tiếng đàn cầm, đá như chiếu để nằm thảnh thơi

- “Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”: không những hưởng thụ cuộc sống mà “ta” còn có thú vui “ngâm thơ” thể hiện một tâm hồn thư thái.

=> Thiên nhiên như người bạn tri kỷ của con người, con người sống hòa hợp cùng tình yêu thiên nhiên

D. Sơ đồ tư duy

1

Xem thêm
Bài ca Côn Sơn - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 1)
Trang 1
Bài ca Côn Sơn - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 2)
Trang 2
Bài ca Côn Sơn - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống