Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 bài văn mẫuNghị luận về đức tính khiêm tốn hay nhất, gồm có sơ đồ tư duy, dàn ý phân tích chi tiết và 34 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
NGHỊ LUẬN VỀ ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN
\
Video bài văn mẫu Nghị luận về đức tính khiêm tốn
Nghị luận về đức tính khiêm tốn – mẫu 1
Trong xã hội ngày nay, có không ít người với bước thành công ban đầu đã khoe khoang này nọ đủ thứ để chứng tỏ mình tài giỏi, hiểu biết. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng phải "phô" ra cho người khác xem như thế, vì lòng khiêm tốn trong mọi trường hợp chưa bao giờ là thừa.
Lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn chính là một lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi ở những người khác. Lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Nó sẽ giúp cho bạn thành công một cách vững chắc nhất.
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người tài giỏi, vì thế không nên khoe khoang, khoác loác rằng mình làm được cái này cái nọ, mình hiểu được điều này biết được điều kia. Đó sẽ chỉ là trò cười cho thiên hạ mà thôi. Bản thân mình năng lực như thế nào mọi người sẽ có thể thấy được qua hành động của bạn chứ không phải qua lời nói. Như chúng ta đã biết, thành công luôn là thành quả của một quá trình gian nan, vất vả mới có được. Khi thời gian đủ chín và mọi việc đủ thành thì bạn sẽ nắm trong tay phần thắng. Nếu như lúc đó bạn không khiêm tốn, không biết cách kiềm chế cảm xúc thì có lẽ bạn sẽ chìm ngập trong “mùi vị” vinh quang mà quên mất rằng thực tế bên ngoài còn nhiều điều chưa biết. Những người biết phân biệt đâu là cái danh, đâu là cái mình cần mới thực sự cân bằng được cuộc sống này. Bởi vậy, trong những lúc thế chúng ta mới thấy được lòng khiêm tốn quan trọng như thế nào. Trong xã hội phong kiến có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Đấy mới là điều đáng quý. Hay như Hồ Chí Minh, một con người vĩ đại lập được bao nhiêu công lao nhưng người chưa bao giờ nói rằng tôi đã làm được cái này, tôi đã làm được cái kia. Người tự cho rằng sự học không bao giờ là thừa, và lòng khiêm tốn cũng vậy. Chúng ta thành công như thế này, có người khác còn thành công hơn chúng ta. Xã hội không thiếu những người tài giỏi mà mình phải ngưỡng mộ học hỏi.
Tuy nhiên hiện nay có một số người với chút công lao ban đầu đã to tiếng rằng mình là người tài giỏi thì thực sự công danh ấy có tồn tại được lâu. Khi tự nhận mình tài giỏi thì họ sẽ tự thỏa mãn rằng như thế là đủ, không cần cố gắng thêm. Như thế là quá sai lầm. Khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Lòng khiêm tốn sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm đang tồn tại trong bạn, ngày càng hoàn thiện được bản thân mình. Lòng khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn đối với những kẻ tự thỏa mãn bản thân thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Vậy là tự họ tạo nên khoảng cách cho mình với mọi người. Họ thành kẻ cô lập.
Bởi vậy lòng khiêm tốn đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm tốn, chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều điều. Nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay.
I. Mở bài
- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.
2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường (khiêm tốn)
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.
- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời.
* Dẫn chứng:
- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường.
- Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.
4. Phản đề
- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
III. Kết bài
- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.
- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.
Các bài mẫu khác
Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người đọc khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Không ai trong chúng ta không có tật xấu cả trừ những người vĩ đại như Bác Hồ. Thế nên người được coi là đẹp khi có nhiều đức tính tốt hơn và tật xấu thì phải hạn chế được. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.
Khiêm nhường có thể được hiểu là một đức tính tốt của con người mà nó thể hiện được sự nhường nhịn trong con người. Cắt nghĩa từng từ một ta thấy khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhường có nghĩa là nhường nhịn. Vì thế khiêm nhường có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Nói tóm lại khiêm nhường chính là không tranh giành sự hơn kém với người khác, khiêm tốn, không ba hoa hay khoe khoang và đồng thời cũng là nhường nhịn sẵn sàng cho họ ý nghĩ là hơn mình. Nói về tính khiêm nhường trong cuốn “Nhật ký về lòng thương xót” của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức khiêm nhường: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhấn chìm họ vào đại dương thương xót của Ta. Những tâm hồn này giống trái tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những thiên thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó”.
Vậy thì khiêm nhường được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Có thể nói rằng trong cuộc sống hiện nay thì khiêm nhường biểu hiện rất rõ qua tính cách của một con người và cũng chính vì thế mà qua các mối quan hệ nó lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Trước hết là tính khiêm nhường trong mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Bố mẹ thì luôn là người hi sinh nhận phần khó phần thiệt phần vất vả về mình để cho ta những cái dễ rồi còn những anh chị em trong một gia đình thì thế nào? Có thể nói chị em trong gia đình nếu có đức tính khiêm nhường thì những người ấy sẽ luôn luôn đặt mình nhỏ hơn và kém hơn anh chị em của mình. Cũng vì thế mà chúng ta học tập được từ những người mình cho là hơn mình những phẩm chất hay bất cứ những thứ gì bản thân mình không có. Nói về khiêm nhường của anh chị em trong nhà dân gian có câu “Chị em lọt sàng thì cũng xuống nia”. Câu nói ấy nói lên được sự khiêm nhường của những anh chị em trong gia đình mặc dầu không có được những cái lợi trong tay mình nhưng chị em mình lại được người máu mủ với mình chứ có phải người dưng đâu mà tiếc. Chính vì thế trong mối quan hệ gia đình cũng rất cần những con người có tính khiêm nhường yêu thương lẫn nhau. Nếu như không có đức tính ấy thì những người trong tranh giành nhau mà đấu đá nhau.
Không những thế mà chúng ta còn phải duy trì tính khiêm nhường với những người xung quanh ta kể cả những người không cùng dòng máu không cùng dân tộc. Chúng ta những người con Việt Nam thì cần phải có đức tính ấy. Bởi vì người dân Việt Nam ta sống rất trọng chữ tình mà khiêm nhường là một đức tính khiến cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Có thể nói rằng khiêm nhường được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ xã hội mặc dù không phải là thân thiết hay máu mủ. học cùng với nhau trong một lớp thì dẫu biết mình giỏi đứng đầu lớp thế nhưng nếu là người biết khiêm nhường thì chúng ta sẽ vẫn thấy mình còn rất nhỏ bé, và cần phải học ở những bạn khác nhiều điều. Thật vậy việc mình xếp tên đầu bảng những lĩnh vực mình giỏi không có nghĩa là mình hơn người ta tất cả. biết đâu rằng kiến thức thì ta hơn nhưng kĩ năng sống lại không bằng họ. Chính vì thế mà ta nên học hỏi ở họ giữ một sự khiêm nhường nhất định không nên tự đánh giá mình quá cao mặc cho người ta cũng biết mình giỏi rồi. Tấm gương của đức tính khiêm nhường của chúng ta phải kể đến Bác Hồ. Người là hội tụ đầy đủ nhất những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Người không những giản dị mà còn rất khiêm nhường. người tìm ra con đường cách mạng cho Việt Nam nhưng Người không hề cảm thấy mình giỏi giang gì so với người khác, luôn luôn nhường cho những người có khả năng lãnh đạo để thay mình.
Như vậy qua đây ta có thể thấy đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt và bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ nó. Những người có đức tính tốt đẹp này thì thường được mọi người không những yêu quý mà còn rất nể phục. Bởi vì họ có tinh thần học hỏi cao và những người như thế thường rất là tốt. Như vậy còn ngần ngại gì nữa mà không xây dựng đức tính đó cho mình?
Trong xã hội hiện đại, để hòa nhập và phát triển bản thân, con người cần không ngừng rèn luyện, hoàn thiện mình, đó là những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử và cả những phẩm chất đạo đức cần thiết. Một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi con người cần hướng đến tu rèn cho bản thân, đó chính là sự khiêm nhường.
Khiêm nhường là một đức tính tốt đẹp nên có và cần phải có ở mỗi con người trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Hiểu một cách đơn giản nhất, "khiêm nhường” là thái độ không tự đề cao mình, biết đánh giá đúng mực ở bản thân, luôn có ý thức học hỏi người khác. Những người có đức tính khiêm nhường thường hòa nhã, thân thiện, biết lắng nghe, tôn trọng người khác hơn là việc tự đề cao, tự mãn với những gì mình đạt được. Những người có đức tính khiêm nhường sẽ không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình, bởi họ biết cách tôn trọng, học hỏi những điều hay, lẽ phải ở người khác để phát triển, đồng thời có ý thức khắc phục những hạn chế, nhược điểm ở bản thân. Có rất nhiều tấm gương về đức tính khiêm nhường, Adele – cô ca sĩ nổi tiếng được coi là “họa mi” của nước Anh với giọng hát đầy nội lực, có sức truyền cảm với hàng triệu người nghe nhạc trên thế giới nhưng khi nói về vai trò của người ca sĩ, cô vẫn khiêm tốn thừa nhận “Tôi chỉ là một cô nàng bình thường thôi, danh xưng ca sĩ thật quá tầm với tôi”.
Khiêm nhường là một đức tính đẹp, cần phải có trong thái độ sống của con người hiện đại. Con người là chủ nhân của mọi thành tựu văn minh nhưng xét trên góc độ cá nhân thì không một ai có thể khẳng định mình hoàn hảo. Trong thế giới rộng lớn chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ trên xa mạc cát mênh mông, khi biết khiêm nhường chúng ta sẽ biết cách học hỏi để hoàn thiện bản thân, mở rộng hơn cho vốn hiểu biết của mình. Bất kể chúng ta là ai, đang giữ chức vụ gì, tài giỏi đến đâu đều cần có đức tính khiêm nhường. Thái độ sống tốt đẹp này có thể giúp chúng ta duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, tạo thiện cảm với những người xung quanh. Trong cuộc sống, tự tin về bản thân là tốt nhưng nếu quá tự mãn về những thành tựu mình đạt được, con người sẽ ngủ quên trong chính những vinh quang của mình. Khi đã tự mãn về bản thân nghĩa là đánh giá mình cao hơn người khác, từ đó mà con người sẽ trở nên trì trệ, không phát triển cũng không thể tiến bộ hơn. Tuy nhiên, khiêm nhường cũng không có nghĩa là tự ti, xem nhẹ bản thân mình vì con người sẽ chẳng thể thành công nếu như chính bản thân họ cũng không tin vào mình. Vì vậy hãy cố gắng hoàn thiện bản thân bản thân bằng cách khiêm nhường, ham học hỏi nhưng cũng cần có ý thức phấn đấu, vươn lên để hướng đến sự tiến bộ, tích cực.
Khiêm nhường là một trong những đức tính quan trọng giúp hoàn thiện giá trị đạo đức của con người. Khi biết khiêm nhường là khi chúng ta biết cách lắng nghe, biết học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác, một người có giáo dục thực sự luôn luôn khiêm nhường.
Không phải tự nhiên mà Karl Marx đã từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Thế mới biết lòng khiêm tốn trong cuộc sống thật quan trọng đến nhường nào.
Lòng khiêm tốn là một phẩm chất tốt mà chúng ta cần phải có trong văn hóa ứng xử hàng ngày. Ấy chính là một lối sống không kiêu căng tự mãn, không tự đề cao mình lên hay hạ thấp người khác xuống, không khoe khoang thành công và không ngừng lòng ham học hỏi ở những người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện một thái độ hòa nhã, nhún nhường trong cách ứng xử. Trong công việc và trong cuộc sống, những người khiêm tốn thường không dễ dàng thỏa mãn với những gì mình đã đạt được, thỏa hiệp với cuộc sống hiện tại mình đang có mà ngược lại, họ luôn luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể bước lên những nấc thang cao hơn nữa. Chính vì thế mà người có lòng khiêm tốn lại thường gặt hái được nhiều kết quả đáng kinh ngạc.
Con người ta là một sinh thể không toàn vẹn trong cõi đất trời, không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, huống chi trí tuệ của mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn, là một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Lòng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Có thể bạn sẽ vỗ ngực tự hào và nói rằng: Tôi có tài năng, tôi nhận thức được tài năng của tôi, vậy tôi có quyền tự hào. Tất nhiên, bạn có quyền tự hào, nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn. Chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Hãy nhìn xem Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn. Bác có tài giỏi không? Bác có ý chí và tâm hồn thanh sạch không? Bác có phải một hiền nhân của đất nước không? Tất nhiên là có. Thế nhưng suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc.
Khiêm tốn giúp con người ta thắng không kiêu, bại không nản, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công cùng thất bại đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Ngược lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới.Cuộc sống là một sự vận động và biến đổi không ngừng, thành công hôm nay là vinh quang nhưng đối với ngày mai chỉ là quá khứ. Chỉ có khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kỳ ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.
Thế nhưng, trong cuộc sống ngày nay con người quá coi trọng danh tiếng, đẳng cấp và quyền lợi, họ sẵn sàng giành giật những điều tốt đẹp về mình mà sẵn sàng đụng chạm đến những ham muốn của người khác. Đôi khi chỉ là một lời khen, một danh hiệu trong lớp nhưng vì nhiều người cùng ham muốn đạt được, chẳng ai biết khiêm nhường, chẳng ai chịu lùi ra sau mà gây nên bao tranh giành, thù oán và chia rẽ. Thế nên mỗi người trong chúng ta cần phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này.
Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công. Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sở quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức.
Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Khiêm tốn làm chúng ta cao quý hơn trong mắt mọi người và luôn luôn nhận được sự nể phục. Khiêm tốn còn làm chúng ta tự kiềm chế bản thân mình để không tự mãn khi thành công. Chính điều này làm chúng ta luôn thấy mình “thấp” hơn người khác để bản thân không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại.
Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.
Sống càng sâu càng phẳng lặng; lúa càng cao càng cúi đầu. Chính sự khiêm tốn làm nên sự vĩ đại trong vũ trụ này. Càng vĩ đại thì càng phải biết khiêm tốn hơn. Và để trở nên khiêm tốn, con người càng phải biết phấn đấu. Khiêm tốn có thể coi là một trong những phẩm đức cao quý nhất của con người.
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng có ý chí học hỏi, hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn ham học hỏi người khác và biết kính trọng mọi người.
Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, biết nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn tự giác nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được.
Thực không thể nào phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn đối với mỗi con người. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là đức tính khiêm tốn. Đức tính khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng cho sự thành công.
Những người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho rằng kiến thức của mình vẫn còn hạn hẹp, còn phải cầu tiến hơn nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không có gì to tát, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người hơn. Họ cũng không đề cao mình và hạ thấp người khác, nên bản thân luôn vui vẻ, an lạc và hạnh phúc. Đức tính khiêm tốn giúp con người thể hiện khả năng tự chủ cao trong mọi việc, chiến thắng “cái tôi” bản ngã của mình.
Nhờ biết sống khiêm tốn mà biết mở rộng tâm hồn đón nhận mọi cái tốt đẹp của mọi người như đón làn gió mát, luôn tươi mới và phóng khoáng. Khiêm tốn cho ta sức mạnh, là động lực nhân văn giúp ta tu dưỡng nhân cách, đạo đức ngày một thêm tốt đẹp hơn.Nhờ biết khiêm tốn mà ta không chỉ biết học thầy, những người giỏi hơn mình mà còn biết học hỏi những người như mình-học bạn, coi bạn là thầy, biết “học thầy không tày học bạn”. Người khiêm tốn luôn thấy ai xung quanh mình cũng có điều để đáng học hỏi.
Nhân dân ta có bao câu tục ngữ nêu lên bài học về đạo đức tính khiêm tốn: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!” Câu tục ngữ khuyên con người phải ý thức đúng đắn năng lực của mình, tích cực học hỏi, không dấu giếm cái dốt vì sợ xấu hổ.
Sự hiểu biết của mỗi người rất hạn chế giống như hạt cát trong sa mạc mênh mông. Ai cũng phải khiêm tốn học tập, coi việc học tập là chuyện rèn luyện suốt đời. Kẻ kiêu ngạo khác nào sống trong ao tù: “Kiêu ngạo là biểu hiện cái ngu dốt của mình”. Kiêu ngạo chính là cách giết chết lòng ham học hỏi của mình Nhà bác học vĩ đại Einstein tâm sự với tuổi trẻ gần xa là phải biết khiêm tốn và nỗ lực học tập không ngừng, bởi “điều mà chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết mênh mông như đại dương”.Khiêm tốn là một trong nhiều đức tính mà tuổi trẻ chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện. Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có đức tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ ngủ quên trên chiến thắng, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu so với những con người biết học hỏi. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao kiêu ngạo và khinh thường người khác.Trái ngược một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc.
Một người kiêu ngạo luôn tự tiêu diệt mình trong kiêu ngạo. Ngược lại với đức tính khiêm tốn là sự tự cao, tự đại. Những người có tính tự cao hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, không nhận được sự yêu quý của mọi người, bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân. Người tự cao tự đại thường chỉ dừng lại ở mức độ họ đang có vì họ luôn cho rằng bản thân đã quá giỏi giang và không cần học hỏi thêm nữa.
Khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Chính vì vậy không ngừng học tập rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ bản thân góp phần xây dựng xã hội ngày một văn minh, giàu đẹp.
Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường. Khó mà mở lòng tiếp thu tri thức quý báu từ người khác nếu bạn có thói kiêu ngạo. Sự khiêm tốn là chiến thắng của tâm trí đối với những lời xu nịnh và dục vọng thấp hèn của bản thân. Tử tế, lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa thực sự.
Con người muốn hoàn thiện bản thân phải không ngừng rèn luyện, trau dồi bản thân từ kiến thức đến nhân phẩm. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện chính là tính khiêm tốn.
Vậy thế nào là khiêm tốn? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi.
Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo. Bạn thử nghĩ xem, nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Bên cạnh đó, người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… những người này sẽ không được tin tưởng, tín nhiệm, sớm bị mọi người xa lánh.
Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất. Chúng ta hãy sống và hướng đến những điều tốt đẹp, rèn luyện cho bản thân tính khiêm tốn, kiên trì. Không một ai là hoàn hảo nhưng khi ta biết cố gắng vươn lên phía trước, ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Khiêm tốn và tự tin là nguồn cội của mọi sức mạnh vốn có ở con người. Không có lòng tự tin sẽ không có thành công nào được tạo ra. Có thể một số người tự tin vào bản thân là một việc tốt nhưng cũng có một số lại vô cùng kiêu căng và tự mãn. Đó là phẩm chất không cần thiết ta nên loại bỏ nó để dần trở thành một người văn minh.
Khiêm tốn là sự nhường nhịn, không khoe khoang, hơn thua với người khác. Tự tin là sự thẳng thắn và lòng can đảm khi đối diện với những thực tế của cuộc đời. Kiêu căng, tự mãn là tự tin vượt quá giới hạn lại không xem người khác ra gì.
Đa số những người kiêu căng luôn xem mình là giỏi nhất và không nghe ý kiến của bất kỳ ai. Tính cách của họ cũng không được người khác đánh giá cao. Khi nhìn vào có thể người khác sẽ không muốn tiếp xúc với họ. Tính tự mãn phần lớn đều không đem lại cho ta lợi ích. Đừng quá tự mãn về bản thân vì điều đó có thể sẽ làm hại bạn.
George Sand đã từng nói: “kiêu căng là bãi cát lún của lý trí”. Kiêu căng sẽ làm lý trí của ta chỉ nghĩ về một hướng của mình. Luôn nghĩ rằng bản thân mình là đúng, là giỏi. Điều này cũng chẳng phải là một điều tốt đẹp gì cả. Nếu như quyết định đó của ta là sai thì ta sẽ không thể nào sửa chữa bởi tính kiêu căng của mình. Kiêu căng cũng sẽ làm ta khó khăn trong giao tiếp. Trong cuộc sống nếu ai cần ta giúp đỡ thì sẽ nịnh hót ta mọi điều. Nhưng nếu những người khác thì ta sẽ thấy mình thật khó ưa. Sẽ không ai chịu được tính ngạo mạn của ta đó là điều thực tế nhất.
Suy nghĩ về câu nói của Victor Hugo: “Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm”
Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý. Thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta. Dĩ nhiên, không được nuôi dưỡng thói kiêu căng mà hãy thay thế nó bằng một phẩm chất tốt đẹp khác. Không có gì xứng đáng hơn là hãy lấp đầy lỗ hổng của thói kiêu căng bằng lòng khiêm tốn. Sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng chính là tính khiêm tốn.
Nếu như ta không kiêu căng thì sao? Đó sẽ là một điều tốt đấy chứ. Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn. Lý trí của ta cũng sẽ không đi vào một bãi cát lún. Ta có thể phát triển theo một chiều hướng tích cực. Thành công cũng có thể sẽ đến với ta. Mọi người thì xem trọng, quý mến ta. Sẽ được nhiều người giúp đỡ hơn. Người khác nhìn vào thì cũng sẽ có thiện cảm hơn đối với ta. Điều đó là một điều tốt đẹp.
Nhưng không phải ai cũng từ bỏ được tính kiêu căng của mình. Đó là cả một quá trình cố gắng. Ta hãy tập lắng nghe ý kiến từ người khác. Tập từ bỏ thái độ ngạo mạn ấy mà bắt đầu xem trọng người khác. Lựa những ý kiến hay mà học hỏi đề phát triển. Những đóng góp từ người thân có thể sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn. Hãy làm chủ được lý trí của mình.
Tri thức làm ta khiêm tốn, còn ngu si làm ta kiêu căng. Hãy điều khiển lý trí theo một hướng đi tích cực. Tránh xa những “bãi cát lún” là một điều đúng đắn. Hãy xem trọng người khác. Đừng xem bản thân mình là tài giỏi hãy cứ là một người bình thường thì ta mới thật sự tài giỏi. Những điều đó là vô cùng cần thiết. Hãy cứ luôn tự tin vào bản thân nhưng phải có chừng mực. Vượt qua giới hạn thì sẽ làm hại đến bản thân.
Một người văn mình thì sẽ nói “không” với kiêu căng, tự mãn. Tính tự phụ mạnh mẽ nhất khi nó ở trong một con người yếu đuối. Kẻ tự cho mình là tài giỏi hơn người khác thì tai không còn muốn nghe lời hay ý đẹp nưa. Hãy cố gắng làm một người như thế. Được mọi người yêu quý và có thể thành công. Không phải là một điều tốt hay sao. Đừng kiêu căng các bạn nhé vì nó sẽ không có lợi gì cho ta cả.
Người sáng suốt chẳng bao giờ kiêu ngạo về tài năng của mình. Kiêu ngạo là mầm mống của bất hòa và tai họa. Hãy khiêm tốn hơn nữa và tự tin hơn nữa. Bớt kiêu căng, tự mãn thế giới sẽ mở ra nhiều cánh cửa để bạn bước tới.
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.
Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá. Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.
Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.
Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học tập rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.
Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.
Vậy, lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mỹ mãn.
Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói: ”Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”; bởi thế, lòng khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối với mỗi người. Bất luận khi mình làm nghề gì, đảm nhiệm chức vụ cao thấp như thế nào, thì chúng ta phải lấy khiêm tốn làm trọng, bởi chỉ có lòng khiêm tốn, con người mới luôn có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Chỉ cần có lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn và được mọi người yêu quý.
Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.
Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cả một sa mạc tri thức rộng lớn, bởi lẽ "Đời người có hạn mà tri thức lại vô hạn”. Cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn, chẳng hạn như nhà bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: "Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?". Và cũng như Einstein, nhà thơ Tố Hữu đã viết về lòng khiêm tốn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: "Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Bác Hồ quả là một người khiêm tốn, ai ai khi gặp Bác đều thấy được vẻ đẹp nội tâm sâu sắc của Bác qua cử chỉ, lời nói, hành động, nụ cười đều rất giản dị và đáng kính biết mấy.
Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được nhiều thành công trên đường đời.
Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng khiêm tốn. Càng khiêm tốn khiến ta càng trở nên vĩ đại. Người càng vĩ đại thì càng cần phải khiêm tốn.
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhún nhường; không bao giờ tự đề cao cá nhân mình trước người khác mà ngược lại luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm, trau dồi thêm. Người có lòng khiêm tốn không bao giờ tự hào về sự thành công của mình mà luôn cho nó là tầm thường, nhỏ bé, không đáng kể và luôn tìm cách học hỏi thêm nữa.
Biển học là mênh mông vô tận trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương. Có biết bao điều hay, mới lạ về cuộc sống, thế giới bên ngoài mà bản thân ta không hề hay biết. Do đó con người phải biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để có thể tiếp thu được lượng kiến thức bao la, rộng lớn mà nhân loại đã tích lũy từ mấy ngàn năm qua.
Khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, làm việc gì cũng dễ thành công ít thất bại, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.
Mặc khác, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.
Sống có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện là một lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị của chính mình, luôn thành công trong lĩnh vực giao tiếp, được mọi người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ.
Trong đời sống, cần cư xử, nói năng hòa nhã, khiêm tốn, chịu khó học hỏi mọi người, tránh khoe khoang, huênh hoang khoác lác, tự cao tự đại về tài năng của chính mình vì làm như thế chỉ khiến cho mọi người coi thường, xa lánh.
Người có lòng khiêm tốn phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn những ai đã mang lại cho ta lợi ích nào đó. Không bao giờ so sánh thiệt hơn. Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Sống đúng với chuẩn mực, đạo lí ở đời.
Kính nhường học hỏi, không tự cao tự đại, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng tạo và tiến bộ, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi, sĩ diện. Lúc nào cũng điềm đạm, bình tâm với lối sống giản dị, thanh bạch, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và làm cho lối sống ấy được mở rộng trong cộng đồng.
Đức tính khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người. Nhưng không nên khiêm tốn một cách thái quá đến độ khép kín và nhu nhược. Việc gì biết thì trình bày, làm được thì làm ngay chứ không nên im lặng vì không thích tranh đua, không làm vì đợi chờ người khác. Chính đức tính khiêm tốn là yếu tố đưa ta đến gần với mọi người hơn.
Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn bởi vì khi có nó, ta sẽ có những nhìn nhận đúng mực về bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt hơn trong cuộc sống.
Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nơi. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ.
Khiêm tốn là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tập không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.
Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.
Tóm lại, khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân cho mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.
Một bông hoa đẹp không chỉ đơn giản là cần có sắc mà cũng cần đến hương, con người chỉ thực sự đẹp khi mang trong mình những đức tính tốt đẹp hơn là xấu.
Khiêm nhường được hiểu là đức tính tốt đẹp của con người, một con người không khoe khoang, đố kỵ, biết nhường nhịn và lắng nghe. Khiêm ở đây trong khiêm tốn, nhường tức nhường nhịn. Cho nên khiêm nhường chính là sự khiêm tốn, nhẫn nhịn, không khoe khoang hay tự đánh giá cao bản thân.
Trong cuốn sách "Nhật ký về lòng thương xót" của Thánh Nữ Faustina Kowalska thì chúa Giêsu có nói với Thánh Nữ về đức tính khiêm nhường, thấy rằng đức tính khiêm nhưỡng không chỉ thời hiện đại bây giờ cần mà nó đã tồn tại từ nhiều đời trước, đã từ rất lâu con người đã ý thức được ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khiêm nhường được thể hiện ra như thế nào? Để biết được người ta có khiêm nhường hay không thì hãy nhìn vào tính cách hoặc ngay chính mối quan hệ của họ. Người khiêm nhường luôn mang trong mình chút gì đó hòa nhã, biết nhường nhịn và lắng nghe câu chuyện của người khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự mãn, khoe khoang kiến thức của bản thân, khinh thường người khác. Tự cho rằng bản thân là vô địch, chỉ ra lỗi sai thì không tiếp thu, cho rằng những người đóng góp cho mình chẳng là gì.
Nhưng khiêm nhường không có nghĩa là chịu cảnh tự hạ thấp mình, tự ti. Mỗi người chúng ta ở những trường hợp nhất định phải biết cách phản đáp lại, giải thích cho người chưa hiểu, có như vậy mới là ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.
Suy cho cùng ta thấy được sự quan trọng của đức tính khiêm nhường là vô cùng quan trọng. Đem những điều mình biết đi giúp cho người chưa biết, như vậy chẳng là thừa cùng chẳng là thiếu. Con người càng tiến bộ bao nhiêu thì các phải học được đức tính khiêm nhường bấy nhiêu. Nhất là đối với những thế hệ mới hiện nay.
Xã hội hiện đại ngày càng đi lên, đòi hỏi tính năng lực của con người cũng cao lên. Tuy nhiên bên cạnh tính năng lực đòi hỏi cao thì cũng đòi hỏi ở mỗi người cần có tính khiêm nhường. Trong xã hội nếu mỗi người đều tự có ý thức khiêm nhường hơn thì cuộc sống sẽ dễ dàng hòa hợp dung hòa với nhau hơn, còn nếu không thì sẽ khiến xã hội trở nên hỗn loạn.
Khiêm nhường là đức tính tốt của con người, khiêm nhường là không khoe khoang, không đố kỵ, biết lắng nghe người khác hơn và sẵn sàng nhận rồi sửa lỗi sai của mình hay còn nói là biết lắng nghe ý kiến của người khác đóng góp cho mình.
Để nhận biết một người con tính khiêm nhường không thì không khó, bạn chỉ cần nhìn vào tính cách và mối quan hệ xung quanh của họ là sẽ nhận ra. Một người khiêm nhường sẽ hòa nhã với mọi người, từ tốn trong từ lời nói và đặc biệt không đề cao bản thân hay khinh thường người khác. Người khiêm nhường không bao giờ cho rằng mình là nhà vô địch, nó sẵn sàng tiếp thu ý kiến mọi người đóng góp cho mình rồi sẽ sửa những lỗi mà bản thân chưa được.
Nhiều người hiểu nhầm rằng, khiêm nhường là tự hạ thấp mình, là sự tự ti nhưng thực sự điều đó hoàn toàn sai. Khiêm nhường là sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp thiện chí chứ không phải là sẵn sàng nhận những lời chê bai về mình, sẵn sàng phản đáp lại những điều sai trong cuộc sống xung quanh. Mặt khác của khiêm nhường chính là tự mãn, cuộc sống luôn có ai mặt, có người khiêm nhường thì cũng có những người tự mãn. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, những việc mình làm chẳng ai làm được và điều đó luôn đúng, luôn không biết lắng nghe ý kiến của người khác đến mình. Người tự mãn luôn bảo thủ như vậy, nếu cứ giữ mãi tính tự mãn trong mình thì chắc hẳn họ không thể tiến xa hơn, họ sẽ thụt lùi và luôn nhìn về vinh quang đã đi qua ở quá khứ.
Vậy nên mỗi người chúng ta cần phải biết chọn cho mình điều tốt đẹp để hướng đến, nếu mải mê tự mãn rồi ngủ sâu trong vinh quang thì sẽ chỉ làm bản thân thụt lùi. Khiêm nhường là một đức tính tốt mà ai trong chúng ta cũng đều cần có.
Louisa May Alcott đã từng nói: “Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.” Đúng là như vậy, sự quyến rũ lớn nhất của con người chính là lòng khiêm tốn, đó là thứ nâng tầm con người lên và đức tính quyết định sự vĩ đại của con người.
Khiêm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi. Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ. Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ. Họ dễ bị những lơi khen chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác. Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi. Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức vì lời khen đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào. Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửu, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.
Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.
Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành từ trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.
Karl Marx từng nói rằng: “khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống.
Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất, ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn. Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn, là ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại”. Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lũy những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.
Vậy ta nên làm gì để có được lòng khiêm tốn, rèn luyện nó thành một thói quen tốt? Trước hết chính bản thân chúng ta phải trau dồi rèn luyện những điểm mạnh của bản thân, khắc phục những điểm yếu. Quan trọng phải đối diện với chính mình mà nhìn nhận khả năng một cách khách quan nhất để không bao giờ kiêu ngạo hoặc tự ti mặc cảm trong những tình huống khác nhau. Hơn nữa trong những sự việc nhất định, phải biết nhún nhường, đè cái tôi cá nhân tự đại xuống và lắng nghe người xung quanh thật nhiều. Từ đó ta có thể tích lũy thêm càng nhiều vốn kiến thức mới từ mọi người. Đặc biệt ta không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố, bị coi là quê mùa ,lạc hậu và kém hiểu biết. Trong cuộc sống cũng vậy, nếu chúng ta chỉ mới gặt hái được những thành công nhỏ bé đã tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng của chính mình, nhất định sẽ đánh mất những gì mình đang có. Vậy nên con người tuyệt đối không nên kiêu ngạo, người xưa có câu:” khiêm tốn mười người thành công đến chín, kiêu ngạo thì mười người thất bại cả mười”. Bên cạnh đó, ta phê phán những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy. Hay những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ và không bao giờ chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn mình.
Khi nhìn ở một góc độ khác thì khiêm tốn là không thể hiện bản thân quá đà, không tự kiêu tự đại nhưng không có nghĩa là chúng ta trở nên hèn nhát, chỉ rụt đầu trong một ” chiếc mai rùa” để lảng tránh. Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì bạn sẽ trở thành tâm điểm sáng chói.
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.
Đánh giá một con người phải dựa trên chiều sâu của lối sống tâm hồn chứ không phải là thước đo của danh vọng. Khiêm tốn cũng giống như một bài học đầu tiên và thiết yếu của cái tâm hồn đó. Phải chăng những người khiêm tốn là những người nghiêm trang và đạo mạo? Con người ta thường đánh giá sai về hai chữ thành công của bản thân mình. Nhiều người tự cho mình là lỗ đen của vũ trụ hay “nhu thiết” không ai có thể thay thế. Họ đã sai và tự lầm tưởng.
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tích cực, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của những con người ấy là cố gắng không ngừng, nhưng đó không phải cái cớ để tự đề cao bản thân, khoe khoang mình trước người khác. Chính những bậc kỳ tài trong lịch sử cũng chỉ dám nghĩ mình “có thể có ích” cho xã hội loài người. Vậy tại sao một số người có thể đặt mình cao hơn người khác. Người có tính khiêm tốn luôn hướng đến mục tiêu phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, muốn trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa. Họ không bao giờ chấp nhận thành công nơi hiện tại, mà luôn lấy thành công của người khác làm tấm gương cao hơn để phấn đấu trong tương lai. Đẹp thay cho những con người “nhượng từ và tự khiêm”. Thanh cao từ trong chính tâm hồn đến lối sống. Những con người dễ gần, dễ chia sẻ, chân thực và dễ cộng tác. Khiêm tốn phải xuất phát từ tự đáy lòng, bằng sự trung thực của bản thân, mắt không bị lu mờ bởi những danh lợi phù phiếm. Họ không ngại thiệt thòi, không sợ đời không thấy được cái giá trị đích thực mà họ xứng đáng phải có. Có câu “trời không phụ lòng người” con người có tài ắt sẽ được mọi người tìm đến và quí trọng. Không giống như những ai kia “khẩu phật tâm xà” kiểu cách, lễ nghi, khiêm tốn chỉ từ giả dối, muốn làm thanh cao. Sách có câu “một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu” chỉ những người vờ khiêm tốn để tự nâng cao bản thân mình. Những con người kiêu căng có chút thành công, được chút ca ngợi lại tự ngộ nhận chốc chốc khoe khoang mình không tránh khỏi ánh mắt lố bịch và hợm hĩnh của những người xung quanh. Họ đã chủ quan và ngủ quên trong thành tích hay xa hơn là mãn dương tự đắc. Đáng thương thay cho những con người nông cạn!
“Làm người chớ thấy tài mà cậy,
Có nhọn bao nhiêu lại có tù”
Thứ huênh hoang ấy hẳn phải tự xấu hổ với chính mình khi cho người khiêm tốn chỉ đạo đức giả nhưng họ lại không có được sự thanh liêm, chính trực, cần cù, dễ mến mà cái kiêu ngạo chẳng bao giờ sánh nổi. Có thể nói những con người khiêm tốn không bao giờ biết mệt mỏi – luôn cống hiến không ngừng. Bởi cuộc sống không chỉ rải đầy hoa hồng mà nó còn là sự đấu tranh dài bất tận. Cuộc chiến này qua đi, cuộc chiến khác lại đến tiếp nối nhau từng giây phút. Dừng lại, tự kiêu chính là đi lùi với văn minh hiện đại. Kiến thức của mỗi con người cũng giống như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, không thể đem so sánh với người khác. Mỗi người có điểm mạnh khác nhau, không có thành công nào tồn tại bất diệt. Vậy nên chúng ta phải “học, học nữa, học mãi” để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho nhân loại.
Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
Tại sao con người chúng ta luôn hướng đến chân - thiện - mĩ? Lẽ nào nó có lợi ích cho cuộc sống hay sao? Có thể khẳng định rằng điều đó là đúng, chân - thiện - mĩ là ba giá trị mà con người chúng ta luôn muốn hướng đến. Cái nào cũng quan trọng và ở đây chúng ta đi tìm hiểu về giá trị “thiện”. Và cái thiện muốn nhắc đến ở đây chính là đức tính khiêm tốn của con người. Tại sao lại gọi nó là một đức tính tốt?
Trước hết cần hiểu được thế nào là khiêm tốn? Khiêm tốn có thể hiểu là một đức tính tốt của con người mà biểu hiện chính là hành động hay là những lời nói khiêm nhường, từ tốn. Nói cách khác thì khiêm tốn chính là chúng ta dẫu có giỏi cũng vẫn thấy mình cần học hỏi nhiều điều ở người khác, không khoe khoang thành quả của mình, giữ thái độ từ tốn học hỏi với cả những người kém hơn mình. Bởi vì chúng ta không ai hoàn hảo cả có những người giỏi về mặt tri thức nhưng lại không tốt về mặt tình cảm với mọi người còn có người tuy không giỏi, không hiểu biết nhiều nhưng người ta lại rất thật thà và đáng yêu trong mắt người khác. Nói tóm lại là khiêm tốn rất cần thiết với chúng ta để tạo nên những mối quan hệ tốt cũng đồng thời là để hoàn chỉnh bản thân mình tương đối hoàn chỉnh.
Khiêm tốn thể hiện rõ trong học tập của chúng ta. Vậy hành động lời nói nào là thể hiện sự khiêm tốn. Trong một lớp có một bạn đứng đầu lớp trong tất cả những rèn luyện đạo đức cũng như thành tích học tập trong mỗi kì thi. Thật sự ra thì nếu như là một người khiêm tốn thì họ sẽ không thỏa mãn trước con số điểm và thành tích của mình. Có thể là tuyệt đối chẳng hạn vui thì họ cũng rất vui, tự hào thì cũng rất tự hào tuy nhiên thì họ không cảm thấy mình giỏi hơn người khác. Mà kể cả có thấy thế thì họ cũng không lấy làm vênh mặt với người khác. Thầy cô rồi lại đến bạn bè trong lớp khen nhiều đến đâu thì họ vẫn luôn giữ thái độ bình thường thấy vui chứ không thấy đó là tất cả. Người khiêm tốn luôn là những người ham học hỏi dù có kết quả tốt thì cũng thấy mình vẫn bình thường.
Hay là ở trong cuộc sống lao động cũng vậy. Sự khiêm tốn rất cần thiết vì chính sự khiêm tốn ấy giúp chúng ta tránh khỏi những tự phụ về bản thân và làm ra vẻ người tài giỏi khinh thường người khác. Cuộc sống luôn tạo ra những tranh giành để làm cho con người đấu đá lẫn nhau. Chính vì thế mà những người giỏi hơn có thể là vênh váo với người thua mình. Đó không những làm cho bản thân lầm tưởng bản thân mình quá giỏi coi thường người khác mà còn khiến cho bản thân người đó gặp những rắc rối như gây thù chuốc oán và rất nhiều kẻ thù. Vậy tại sao lại không thể làm bạn với nhau mà lại phải đấu đá nhau như thế làm gì? Cơ hội đến thì cạnh tranh một cách công bằng chứ sao lại phải gây thù làm gì? Ví dụ như nước ta dù thắng lợi hai cuộc chiến tranh lớn, hai quốc gia lớn thế nhưng chúng ta lại không hề tự phụ về bản thân mình. Bản thân đất nước ta chiến thắng hai cường quốc ấy thể hiện sự tự hào anh hùng chứ không hề mang tính ngạo mạn. Chúng ta vẫn khiêm tốn trước những quốc gia ấy. Ta không nói họ không biết đánh trận mà ta chỉ ra sự sai đường lối của họ mà thôi.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” miệng thì nói ra những lời rất từ tốn khiêm nhường thế nhưng trong bụng và sau lưng làm gì thì không ai hay biết. Có thể nói rằng một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu, những con người đó là giả tạo, thảo mai khi trong bụng mình không nghĩ như thế mà miệng lại nói ra như thế. Tuy nhiên những người như thế sẽ nhanh chóng bị phát hiện và sẽ không còn đẹp trong mắt mọi người nữa đâu.
Qua đây ta thấy được rằng khiêm tốn quả là một đức tính tốt cần có ở mỗi người. Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ, cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.
Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập. Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người. Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi. Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi. Ý thức rèn luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
Nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 -1969), một trong những điểm đặc biệt của Người chính là sự giản dị, khiêm tốn, đã được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Người lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. Sự khiêm tốn cũng là một đức tính nổi bật của Bác Hồ. Là lãnh tụ nhưng Người khiêm tốn với tất cả mọi người, cả người già và người trẻ. Đối với những người giúp việc thường xuyên bên mình, Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là cô, chú như những người trong gia đình. Đối với các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn thưa gửi rất lễ độ và đúng mực. Khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất của Nhà nước là Huân chương Sao Vàng, Người khiêm tốn từ chối và nói: Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận…
Suốt cả cuộc đời, Bác Hồ luôn là một tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm. Điều quan trọng hơn, tư tưởng của Người không chỉ thể hiện bằng lời nói mà luôn đi đôi với việc làm. Ngay cả đến khi sắp đi vào cõi vĩnh hằng, trong Di chúc Người vẫn căn dặn lại “sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi. Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo.
Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhận mình giỏi, luôn khoe khoang bản thân, cho rằng mình giỏi. Hay có một số người lại khiêm tốn một cách thái quá, khiêm tốn giả tạo để được mọi người quý mến. Hoặc thay vì sống khiêm tốn, nhiều người lại thích khoe khoang, tự cao tự đại về những gì họ có. Họ cho rằng việc chú trọng đến vật chất là cần thiết hay là lượng kiến thức của bản thân như thế là đủ. Tất cả những điều này đều khiến cho bản thân chủ quan, tự tin thái quá về chính mình. Từ đó, tự họ đã làm cho bản thân thụt lùi so với mọi người xung quanh.
Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất. Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại, như vậy cuộc sống con người sẽ chan hòa hơn. Rèn luyện cho bản thân đức tính khiêm tốn là một cách để chúng ta tiến gần đến thành công hơn.
Walter Scott đã từng nói về ba người dẫn đường tốt nhất đó là một cái đầu tỉnh táo để suy xét mọi việc, một trái tim trung thực chân thành không dối trá và người cuối cùng không gì khác chính là một “linh hồn khiêm nhường”. Lòng khiêm tốn là một phẩm chất tốt đẹp của con người.
Thế nào là lòng khiêm tốn? Đó là lối sống luôn biết nhún nhường, không đánh giá bản thân quá cao hay khoe mẽ về mình mà coi thường người khác. Đó là một phẩm chất, đức tính đáng trân trọng và cần có của mỗi người trên con đường đi đến thành công.
Tại sao con người cần phải có lòng khiêm tốn? Nó đem đến cho chúng ta những điều tốt đẹp gì? Nhờ có sự khiêm nhường, ta sẽ thấy bản thân là một hạt cát trên sa mạc, một giọt nước giữa đại dương, phải không ngừng phấn đấu học hỏi để hoàn thiện bản thân, có cách ứng xử đúng mực với nhân sinh. Người khiêm tốn thường có khả năng nhìn nhận đúng và kiểm soát bản thân, không cho bản ngã của mình biến thành một con quỷ. Chúng ta cũng sẽ có ý thức phải không ngừng cống hiến cho xã hội để khẳng định mình, in dấu trên mặt đất này. Xã hội vì những con người như thế đi lên, phát triển. Vì nhún nhường nên ta cũng biết trân trọng những đóng góp, ưu điểm của những người xung quanh, học tập thì chính họ. Lòng khiêm tốn còn là một điểm cộng trong mắt mọi người, giúp chúng ta được yêu mến, tôn trọng.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới nhưng với đồng bào, bác không hề có cảm giác xa cách mà gần gũi như một vị cha già với bộ quần áo nâu giản dị, đôi dép cao su, căn nhà nhỏ đơn sơ, những bữa cơm đạm bạc, những lần nói chuyện thân tình với đồng chí, công nhân, nông dân… Lòng khiêm tốn đã càng hun đúc lên tầm vóc lớn lao của Bác, trở thành biểu tượng thiêng liêng trong lòng muôn dân Việt Nam.
Nhưng lòng khiêm nhường không chỉ cần ở những nhà lãnh đạo mà cần ở tất cả chúng ta, trong những việc làm giản đơn nhất. Là học sinh, chúng ta không vì những bài kiểm tra điểm cao, vì thứ hạng đứng đầu mà tự cho mình là giỏi, khinh thường bạn bè, đặc biệt là những bạn học yếu. Ta nên nhớ rằng kiến thức của nhân loại là mênh mông vô tận mà con người không bao giờ chinh phục hết được và thành công của ta trong tương lai không quyết định bằng điểm số mà còn phải trau dồi nhiều kĩ năng khác. Lòng khiêm tốn thể hiện trong từng lời nói, cử chỉ, cách ăn mặc… và nó xuất phát từ sự nhún nhường trong trái tim bạn.
Lòng khiêm tốn không đồng nghĩa với sự tự ti, nhút nhát, luôn cho mình là kém cỏi. Dẫu bạn là hạt cát, là giọt nước thì bạn cũng có giá trị của riêng mình và bạn không ngừng làm cho giá trị ấy hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn mà thôi. Lòng khiêm tốn tạo động lực còn sự tự ti chỉ rút hết lòng quyết tâm của chúng ta thôi.
Trái ngược với những người khiêm tốn là những người kiêu căng, ngạo mạn, luôn tự cho mình là giỏi. Những kẻ như thế sẽ mãi chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”, đến khi đứng dưới bầu trời, bị con trâu đi qua dẫm bẹp mới nhận ra mình nhỏ bé. Họ sẽ chẳng bao giờ thấy được giá trị của cuộc sống và được người đời đánh giá cao. Vậy họ đáng thương hay đáng trách, đáng cảm thông hay đáng lên án?
Chúng ta leo lên được đỉnh núi này nhưng vẫn còn rất nhiều đỉnh núi cao hơn nữa đang chờ đợi. Và động lực để đôi chân này không ngừng nghỉ chính là một lòng khiêm tốn!
Khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng, trước nhất của một con người, là nhân phẩm quý để đánh giá, xem xét một con người tốt, tài năng và có đức.
Khiêm tốn chính là một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, con người không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi ở những người khác, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, không ngừng học hỏi. Một người khiêm tốn phải biết “tự mình”, “biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt”, nếu không, vô hình trung sẽ trở thành tự kiêu, tự đại vì “Mình hay, còn nhiều người hay hơn mình”. Lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người.Càng là người thành công, thành đạt thì họ sẽ càng khiêm tốn, chỉ cần qua cách ta nói chuyện, hay cách ứng xử cũng rất rõ ràng. Bác Hồ người cha già vĩ đại của dân tộc, có những câu chuyện về sự khiêm tốn của bác khiến ta cảm động. Cả cuộc đời bác gần dân, các cháu thiếu nhi, dù là chủ tịch nước nhưng bác làm việc và sinh hoạt trong điều kiện như những người dân thường, không có gì hơn, có khi bác còn sống cần cù, thuần tuý hơn. Ngày 19/5/1947, đang lúc mà chiến tranh lan rộng ra cả nước, sinh nhật Bác diễn ra tại một địa điểm bí mật trên chiến khu ở Sơn Dương chỉ với một bó hoa rừng của những người thân cận tặng người. Nhưng Bác đã dành bó hoa ấy để đi viếng người cấp dưỡng của mình vừa qua đời vì sốt rét.
Con người cần có lòng khiêm tốn bởi lòng khiêm tốn giúp ta có cái nhìn khách quan nhất về năng lực của bản thân mình để đứng trước những thử thách, khó khăn, ta càng có sự tự tin đúng mực, giúp ta có sự khéo léo, nhún nhường bản thân trong những hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt. Đứng trước một cuộc so tài với những người tài giỏi, người càng giỏi lại là người giấu mình càng kĩ, ta không có quyền coi thường, cũng như khinh rẻ tài năng của người khác. Nếu ta biết khiêm nhường học hỏi, đánh giá đúng năng lực của chính bản thân thì ta sẽ dễ dàng có cơ hội thành công hơn. Khiêm tốn cũng giúp ta có cơ hội để được tiếp thu nhiều kiến thức mới, học hỏi được những điều mới ở những người giỏi hơn. Có câu: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, chính bởi những yếu tố trên mà ta càng có thêm nhiều cơ hội để thành công, tiến bước dài hơn. Những người càng kiêu căng, kiêu ngạo, chỉ thích “nổ” giống như cái thùng rỗng, tiếng xa nhưng cũng chẳng tốt đẹp. Louisa May Alcott có lần nói rằng: “Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn”. Jane Austen cũng có nói: “Không gì giả dối hơn tỏ vẻ nhún nhường. Thường thì nó chỉ là sự cẩu thả trong quan điểm, và đôi khi là khoe khoang gián tiếp”. Ta nên phê phán những người tỏ vẻ thanh cao, hiểu biết nhưng chỉ lợi dụng nó, còn những người lấy khiêm tốn để làm bệ đỡ cho sự tự ti, thiếu hiểu biết của mình cũng không tốt.
Khiêm tốn không chỉ là một phẩm chất, mà đó còn là chiếc gương đánh giá tốt nhất cho văn hoá, con người bạn. Vì vậy, mỗi người cần biết tự điều chỉnh mình tốt nhất.
Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.
Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác.
Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. người khiêm tốn thường cẩn trọng trong từng công việc. Họ không vội vàng, hấp tấp, cũng không cố làm ra vẻ hiểu biết để lấy lòng người khác. Lúc nào người khiêm tốn cũng điềm tĩnh, suy xét rồi mới hành động. Bởi thế họ thường thành công trong công việc, được người khác yêu mến, tin tưởng và đề bạt.
Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Người khiêm tốn xem thành công là kết quả của những nỗ lực không ngừng của tập thể chứ không phải là của các nhân. Sau thành công, họ tiếp tục công việc chứ không quá vui mừng mà tỏ ra bất cẩn, thiếu trách nhiệm.
Sự khiêm tốn giúp người ta gặp thuận lợi trong cuộc sống. Khiêm tốn tạo động lực cho con người vượt qua khó khăn, thử thách, coi thành công như là sự động viên mà không trở nên chủ quan. Sự khiêm tốn giúp tăng cường khả năng học hỏi, dễ tìm thấy cái tốt đẹp ở người khác để noi theo và dễ chấp nhận người khác.
Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống không viết khiêm tốn, tỏ ra kiêu căng, tự mãn, hay khoe mẽ, trọng hình thức, hơn thua với người khác sẽ bị người khác khinh ghét, xa lánh, dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.
Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường.
Sông sâu thường phẳng lặng, người càng giỏi càng khiêm tốn. Làm người cũng phải giống như nước luôn mang trong mình phẩm chất khiêm tốn. Khiêm tốn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
Sống trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh. Tuy nhiên, chẳng mấy ai may mắn được hoàn cảnh trải cho tấm thảm nhung để dễ dàng bước đến thành công. Hoàn cảnh luôn tác động lớn đến mỗi người. Nếu ai đó sinh ra chẳng may gặp điều rủi ro, bất hạnh họ thường so bì với kẻ khác và cảm thấy bất công. Khi gặp thất bại, họ gục ngã và đổ tội cho số phận. Thật ra, chỉ có nghị lực của mỗi người mới là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công của con người.
Nghị lực là một năng lực tinh thần. Nó tác động đến suy nghĩ, cách làm việc của mỗi người. Còn thành công là kết quả làm việc. Kết quả đó có được là nhờ dùng phương tiện lương thiện để đạt mục đích. Trong cuộc sống, ai cũng phải có mục đích của riêng mình, dù lớn nhỏ miễn sao không ti tiện. Để đạt được mục đích, con người phải có nghị lực để thực hiện chứ không thể trông chờ vào may mắn, hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Hiển nhiên ta thừa nhận có những kẻ thành công dựa vào hoàn cảnh may mắn. Đó là những kẻ từ khi sinh ra đã được cha mẹ chăm lo đầy đủ, có sự giáo dục hoàn hảo. Họ được tạo mọi điều kiện để học hành, rèn luyện nên có tri thức, sức khỏe cần thiết. Lớn lên học có thể đỗ vào các trường đại học rồi ra trường được cha mẹ cho vốn để làm ăn, mở công ty, xưởng sản xuất... từ đó mà phát triển và làm ra của cải giàu có. Những người thành công như vậy vẻ vang gì đâu? Bất kỳ ai nằm trong hoàn cảnh đó mà chẳng thành công được. Chỉ có những người từ nghịch cảnh vươn lên để tạo dựng sự nghiệp mới thật là đáng nể. Cuộc đời vẫn thường chất chứa bao nhiêu sóng gió, nhiều người gặp những hoàn cảnh rủi ro, đầy gian truân, trở ngại. Thế nhưng họ vẫn vươn lên và đạt những thành công rực rỡ, có những người được cả thế giới biết đến.
Ta có thể kể đến Macxim Gorki. Tuổi thơ ông cũng chẳng êm đềm như bao đứa trẻ khác. Chẳng được học hành đến nơi đến chốn, lại phải bươn chải kiếm sống, đối chọi với một nghị lực mạnh mẽ vượt qua mọi trở ngại để cuối cùng trở thành một nhà văn Nga vĩ đại, mọi người ngưỡng mộ. Ngoài ra còn rất nhiều tấm gương điển hình như như thế. Bà Helen Keller hồi hai mươi tuổi bị bệnh rồi hóa mù, điếc. Vậy mà bà vẫn vượt lên số phận, học rộng hiểu sâu. Bà viết được bảy quyển sách, đi diễn thuyết khắp Châu Âu và Châu Mĩ, được cả thế giới biết đến. Hay hầu hết những ông vua thép, vua dầu lửa, vua xe hơi… những thành công của họ thì bất kì ai trong chúng ta cũng phải nghiêng mình kính nể. Đó là những con người có nghị lực phi thường. Nhờ đó mà họ mới thành công như vậy.
Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc. Chẳng khi nào họ chịu khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại của mình cho cái “"số xấu” như nhiều kẻ vẫn làm. Họ luôn biến nghịch cảnh thành sức mạnh và động lực mạnh mẽ để đẩy họ đến thành công lớn. Nếu như không bị mù thì Milton chắc gì trở thành một thi hào muôn thuở, nếu Beethoven không bị điếc thì tài nghệ của ông chưa chắc đạt đến mức tuyệt đỉnh. Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt hai chân nhưng không cho đó là nghịch cảnh. Ông 'tận dụng' điều đó để dành thời gian nằm một chỗ đọc sách. Ông đọc rất nhiều sách về kinh tế, chính trị, xã hội và trở thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang của Mỹ. Như vậy, rõ ràng nhờ có nghị lực họ có thể vượt qua tất cả để đến thành công họ mong muốn.
Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Người xưa nói: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” là vậy. Khi người ta bị hiếp đáp nghèo khó, tủi nhục người ta sinh ra nghị lực và tận lực quyết tâm vượt qua số phận để cải thiện đời sống. Những người sống trong nhung lụa, giàu sang cần gì chẳng có, nên họ chẳng phải lao tâm vào việc gì mà cần nghị lực. Nghị lực của họ yếu dần và có thể mất đi. Khi gặp thất bại khó khăn họ thường sụp đổ nhanh chóng và bỏ cuộc sớm. Vậy nên muốn có nghị lực ta phải rèn luyện, đi từ gian khó mà lên. Trời không lấy hết đi của ai thứ gì, nghị lực là tài sản lớn nhất và vô giá mà cuộc sống ban tặng cho người bị cuộc sống lấy đi những may mắn.
Để rèn luyện nghị lực, ta phải rèn ở ba phương diện năng lực, đó là: suy nghĩ, quyết định và hành động. Để được gọi là người có nghị lực ta phải đạt mức: suy nghĩ thông sâu, sáng kiến; tinh thần quyết đoán và hành động bền bỉ, tự chủ. Những đức tính này phải trung hòa, nếu thái quá sẽ có hại cho nghị lực. Có nhiều yếu tố tác động đến nghị lực. Chẳng hạn, sự hiểu rộng, biết nhiều giúp ta suy nghĩ chín chắn, thông sâu; tình cảm nồng nhiệt giúp ta quyết định màu và bền chí hành động; hoàn cảnh xã hội - lời khen chê của người khác làm tăng giảm nghị lực... Ta phải dựa vào những điều đó để điều tiết việc làm và rèn nghị lực sống. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như thay đổi những thói quen xấu mà lâu nay ta vẫn chưa làm được đến những việc lớn hơn.
Khi đã có nghị lực con người đối chọi với khó khăn một cách dễ dàng hơn, có thể vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống một cách đơn giản hơn. Người có nghị lực lớn được xem là người “bị định mệnh thử thách”, họ luôn tỏ ra xuất chúng khi vượt qua trở ngại, thậm chí còn thích đương đầu với nó. Thành công của họ là từ chính họ làm nên vì vậy nó không phụ thuộc và bất kì hoàn cảnh nào. Những thành công đó thật vẻ vang và đáng tự hào.
Vậy nên muốn thành công thì không thể thiếu nghị lực. Đừng sợ trở ngại, vì chính nó là thứ để ta rèn nghị lực sống của mình. Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống.
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết là bản lĩnh, sự cố gắng, sự kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều gian khổ.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rơi nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn. Con đường đại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiện ước mơ của mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không. Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân.
Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng.