Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 bài văn mẫu Bàn về tranh giành và nhường nhịn hay nhất, gồm 8 trang trong đó có sơ đồ tư duy, dàn ý phân tích chi tiết và 13 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀN VỀ TRANH GIÀNH VÀ NHƯỜNG NHỊN
Video bài văn mẫu Bàn về tranh giành và nhường nhịn
Bàn về tranh giành và nhường nhịn – mẫu 1
Cha ông xưa từng khuyên: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Có lẽ, có lời khuyên ấy cũng là bởi trong cuộc sống có quá nhiều biểu hiện của sự tranh giành. Tranh giành - nhường nhịn, hai vấn đề không phải là mới nhưng cũng không hề cũ.
Vậy tranh giành là gì? Thế nào là nhường nhịn? Tranh giành là giành giật, vơ vét lấy công sức, thành quả của người khác về phần mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại. Nhường nhịn là cho, chia sẻ công sức thành quả của mình cho những người có ít hơn mình. Tranh giành là biểu hiện của lòng tham, của lối sống vị kỉ, vun vén cho lợi ích cá nhân; còn nhường nhịn là biểu hiện của tình thương, của lối sống mình vì mọi người. Nhìn vào những biểu hiện của từng người qua hành động, lời nói, cách giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội, chúng ta cũng có thể hiểu được rất rõ người ấy sống thế nào. Lúc bé, tranh nhau một cái kẹo ngon, một chỗ ngồi tốt... Dẫu rất đơn giản nhưng đã là mầm mống của một thói xấu. Không được uốn nắn, tính xấu ấy cứ thế lớn dần lên. Đứa trẻ ngày nào tranh kẹo, tranh chỗ ngồi đó rất dễ trở nên một kẻ ích kỉ, lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, tìm mọi cách vơ vét sức lao động của người khác, giành giật những cái vốn không phải của mình, vẫn còn đó một con Cám lười biếng, tham lam mà ông cha ta đã từng khắc ghi trong cổ tích. Từ chỗ cướp giỏ tôm tép của cô Tấm để giành yếm đào, lòng tham cứ thế lớn lên, nó còn cướp cả niềm vui tinh thần của Tấm, cướp cả hạnh phúc của Tấm nữa. Thật đáng sợ! Còn ngược lại, nếu từ bé, ta đã biết nhường nhịn người khác thì khi lớn lên, sự nhường nhịn đó sẽ trở thành sự thương yêu, chia sẻ, biết giúp đỡ mọi người ngay cả những người ta không quen biết. Cô Tấm ngày xưa đã biết nhường bớt phần cơm ít ỏi của mình để mang ra cho cá bống. Một việc làm thật nhỏ nhưng ta hiểu được tình yêu thương trong trái tim cô dào dạt chừng nào. Để rồi, mỗi ngày mới hôm nay, ta lại thật vui khi được biết đến những tấm lòng vàng biết đùm bọc yêu thương, nhường cơm sẻ áo cho những người gặp hoạn nạn, khó khăn. Thật thơm thảo và đáng quý làm sao những nghĩa cử cao đẹp ấy!
Tranh giành, nhường nhịn là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau. Sự tranh giành làm cho con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông, làm cho con người lớn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách. Đó là một phẩm chất cần có của con người mới trong xã hội hôm nay, những con người không chỉ hạnh phúc khi được nhận mà còn biết hạnh phúc khi được trao ban. Một đồng tiền kinh doanh là đồng tiền sinh lợi, một ánh lửa sẻ chia là ánh lửa lan toả, đôi môi có hé mở thì mới mong nhận được nụ cười. Chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết tranh giành mà không biết nhường nhịn thì rồi cũng sẽ như cái biển chết, sẽ tự giết chính mình trong sự cô lập của mọi người, của xã hội.
Vậy mà, thật đáng buồn, khi bên cạnh những tấm lòng vàng, những con người biết sống vì người khác, vẫn còn không ít những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mình. Nói điều này âu cũng là để mỗi người tự dặn lòng sống sao cho phải, cho hợp với lẽ sống làm người. Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Cha mẹ giáo dục con cái thầy giáo dục trò, anh chị giáo dục em út, người lớn giáo dục người bé... Mỗi người phải thực sự là một tấm gương sáng về thái độ sống biết nhường nhịn, biết yêu thương thì mới thực sự tạo nên cuộc sống tốt đẹp. Hãy biết sống nhường nhịn và không tranh giành!
I. Mở bài:
- Tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách của con người. Đó là mặt tốt và mặt chưa tốt.
- Vậy tranh giành và nhường nhịn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
II. Thân bài:
* Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)
- Tranh giành là gì? => Sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình.
- Nhường nhịn là gì? => Chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã.
* Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao ? Vì sao?)
* Tại sao chúng ta nên nhường nhịn trong cuộc sống?
- Đó là một trong những phẩm chất tốt của con người.
- Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt tình cảm giữa con người với con người hơn.
- Dẫn chứng: Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng” khi tranh nhau qua cầu, vì không ai chịu nhường nhịn ai nên cuối cùng cả hai đều rơi xuống sông.
* Tranh giành có mang lại lợi ích gì cho con người không?
- Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau.
- Thể hiện mình là kẻ ích kỷ, không biết nghĩ đến những người xung quanh mình.
* Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Có phải nhường nhịn mãi sẽ trở thành hèn nhát không?
- Đó là cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người.
- Giúp cho ta dễ thành công hơn trong cuộc sống.
- Dẫn chứng: Trong gia đình, anh chị em trên thuận dưới hòa, biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ là một gia đình hạnh phúc. Ngoài xã hội, nếu mọi người ai ai cũng tâm niệm một câu “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.
III. Kết bài:
- Tranh giành và nhường nhịn là hai phẩm chất đạo đức của con người.
- Cần đề cao đức tính tốt: nhường nhịn.
- Tránh xa đức tính chưa tốt: tranh giành.
Các bài mẫu khác
Từ xưa, đức nhẫn nhịn được các bậc hiền nhân xem là một trong các phương châm xử thế hàng đầu. Nó thể hiện được trí tuệ sáng suốt, tính cách điềm đạm, ý chí bền vững, lòng khoan dung đức tính vị tha của người quân tử. Có biết bao tấm gương để lại cho đời sau về đức tính nhẫn nhịn.
Thế nào là nhẫn nhịn? Nhẫn nhịn hay nhường nhịn là chấp nhận để người khác hơn mình, là thái độ hoà nhã không có ý định tranh giành hơn thua. Đây là một đức tính tốt đẹp mà con người cần phát huy. Trong thực tế không phải ai cũng hiểu và thực hiện được điều đó. Mỗi người đều có lòng tự ái của mình, đôi khi tự ái quá lớn dẫn đến sự kiêu hãnh. Chỉ cần lòng kiêu hãnh ấy bị xúc phạm là xung đột sẽ xảy ra. Hơn nữa, con người ngày nay có thói quen đặt quyền lợi cá nhân lên trên tất cả, cho nên mọi thứ lễ nghĩa trong giao tiếp xử thế thường bị coi nhẹ. Mọi sự nhường nhịn cảm thông được đánh đồng với cảm giác bị thua thiệt, nhục nhã. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy những đám đông hiếu kì bu quanh hai người đang đôi co hùng hổ, đó là hệ quả của thói xấu không nhường nhịn.
Thật ra, nhường nhịn không phải là đầu hàng, là thất bại. Nhường nhịn phải được hiểu là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong giao tiếp ứng xử để cuộc sống tốt đẹp hơn. Những ai cho rằng nhường nhịn là thua thiệt, mất mặt tức là họ chưa hiểu hết bài học về lễ nghĩa trong việc xử thế. Nhường nhịn là một chìa khoá đưa con người đi đến thành công. Vì sao? Vì con người là đối tượng có những mối quan hệ đầy phức tạp, chỉ cần ta sơ xuất sẽ dẫn đến hiểu lầm, tranh chấp thậm chí hoá ra hận thù khó giải. Biết bao nhiêu bi kịch gia đình, bao nhiêu cuộc xô xát diễn ra trong nhà trường, ngoài xã hội cũng vì con người ta không biết yêu thương nhường nhịn Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ nổi tiếng: “ Hoà khí sinh tài”, giữ được mối giao hảo tốt đẹp với nhau là cơ hội để phát triển làm ăn buôn bán. Đó là lý do vì sao người Hoa lại có thể xuất hiện và làm ăn lâu dài ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo quan điểm Nho giáo, nhường nhịn là một trong những biểu hiện về cái Đức của bậc đại trượng phu. Sách sử Trung Quốc vẫn thường ca ngợi những tấm gương biết nhẫn nhục để mưu đồ việc lớn. Danh tướng Hàn Tín thời Đông Hán là một điển hình. Trong thuở hàn vi, ông dám hạ mình bò qua trôn một tên bán thịt giữa chợ đông. Không phải vì nhân cách thấp hèn mà vì ông biết nhường nhịn việc nhỏ để làm đại sự. Sau này, tấm gương của ông vẫn được người đời truyền tụng mãi. Trong gia đình vợ chồng anh em luôn hoà thuận, kính trên nhường dưới cảm thông lẫn nhau thì gia đình sẽ rất hạnh phúc. Nhìn rộng ra xã hội, nếu mọi người thân ái hòa đồng nhường nhịn lẫn nhau thì làm gì xảy ra bất đồng, xô xát, làm gì có chiến tranh binh biến đau thương?
Tóm lại, cuộc sống con người dù có trải qua nhiều va chạm, ganh đua, ta vẫn phải tôn trọng đạo đức lễ nghĩa. Một trong những bài học lễ nghĩa đầu tiên trong cách đối nhân xử thế là bài học về sự nhường nhịn.
Trong cuộc sống xã hội đầy bộn bề như ngày nay thì tính cách của con người cũng theo đó mà có sự biến chuyển rất rõ rệt. Trong vô vàn những tính cách của con người thì dường như sự tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu như sự nhường nhịn là biểu hiện của đức tính vị tha, khoan dung thì tranh giành là sự biểu hiện của lòng đố kỵ.
Vậy tranh giành và nhường nhịn đã được thể hiện như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Và chúng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực nào trong xã hội? Trước hết ta phải hiểu rõ tranh giành là gì? Đó là tranh nhau để giành lấy điều gì đó về phía mình bất chấp tất cả. Thế còn nhường nhịn nghĩa là gì ? Là chúng ta chịu nhận phần kém, phần thiệt về mình, để cho người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử với nhau. Với cách chúng ta vừa định nghĩa thì hai khái niệm này một bên thì thể hiện cái tốt và một bên thể hiện cái chưa tốt. Vậy thì tại sao chúng ta nên nhường nhịn nhau trong cuộc sống? Bởi vì đó là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuộc sống của chúng ta sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt được mối quan hệ, tình cảm giữa con người với con người với nhau hơn. Trong kho tàng truyện ngụ ngôn dân gian, chúng ta chắc ai cũng đã từng đọc qua câu chuyện “Dê trắng và Dê đen”. Khi hai con dê tranh nhau qua cầu, do không ai chịu nhường nhịn ai nên cả hai cuối cùng đều rớt xuống sông. Nội dung câu chuyện trên cùng minh chứng phần nào cho việc nếu chúng ta trong cuộc sống không biết nhường nhịn lẫn nhau thì cả hai sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề.
Hay trong cuộc sống, tìm hiểu tình huống trong siêu thị có hàng người đang xếp hàng để tính tiền phần hàng mình vừa mua, thế nhưng bỗng có một người chen ngang chạy lên đứng đầu hàng để tính tiền, những người đứng đợi khá lâu trước đó rất bức xúc và bắt đầu đôi bên gây ra cãi vã, dẫn đến đánh nhau rất đáng tiếc. Trong tình huống này, ta thấy người chen ngang đã thể hiện mình là một người vừa không có ý thức xếp hàng, vừa thể hiện mình là một người rất bất lịch sự. Nếu như hai bên mỗi bên nhường nhịn nhau một tiếng, và xếp hàng một cách trật tự thì sẽ không có chuyện gì xảy đến.
Vậy tranh giành có mang lại lợi ích gì cho con người không mà sao vẫn tồn tại rất nhiều con người thích tranh giành với nhau như vậy? Trước hết ta cần xác định, tranh giành là một đức tính không tốt của con người. Nó khiến cho mối quan hệ giữa con người và con người trở nên xấu đi, làm mất đi tình cảm thân thiết. Đồng thời, nó cũng thể hiện mình là một kẻ ích kỷ, không biết suy nghĩ và quan tâm đến những người xung quanh mình. Giống như nhân vật thích chen ngang một cách bất lịch sự như vị khách trong siêu thị như trong câu chuyện trên đã thể hiện rõ tranh giành nhau sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích tốt đẹp nào cả. Nhưng trong xã hội đầy rối ren, xô bồ thì có phải nhường nhịn mãi sẽ trở nên hèn nhát không ? Xin thưa mọi người là không. Bởi vì khi ta nhường nhịn, điều đó đã thể hiện cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người với nhau. Nó giúp cho ta đạt được dễ dàng những thành quả trong cuộc sống. Ví dụ như trong gia đình chúng ta, nếu anh chị em trên thuận dưới hoà, mỗi người đều biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ tạo nên một đại gia đình hạnh phúc và yên vui, làm ấm lòng những người làm cha, làm mẹ. Còn ngoài xã hội, nếu như ai ai cũng biết tâm niệm “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội của chúng ta sẽ đẹp đẽ biết bao. Còn nếu như ai ai cũng chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, ích kỉ mà không quan tâm đến mọi người thì chắc chắn những người đó sẽ dễ gặp trắc trở và thất bại trong cuộc sống sau này của mình.
Nói tóm lại, tranh giành và nhường nhịn luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải mở rộng lòng mình, luôn lấy sự nhường nhịn làm kim chỉ nam trong cuộc sống của bản thân. Từ đó khắc phục dần thói xấu tranh giành lẫn nhau.
Trong xã hội ngày nay, có muôn hình vạn trạng những con người với những tính cách khác nhau. Trong đó tranh giành và nhường nhịn là hai phạm trù khá quen thuộc tồn tại trong mỗi người. Vậy bạn nghĩ gì về hai kiểu tính cách tưởng chừng như đối lập này? Nó ảnh hưởng như thế nào đến xã hội và con người?
Trước hết để nêu ý kiến về vấn đề này thì bạn nên tìm hiểu thế nào là tranh giành và thế nào là nhường nhịn? Tranh giành là việc làm đấu tranh có thể bằng lí lẽ hoặc bằng sức mạnh để giành lấy một thứ gì đó là đồ vật hoặc tình cảm nó xuất phát từ ham muốn chiếm hữu và lòng tham của con người. Thường mang ý nghĩa không được tốt đẹp cho lắm. Ngược lại với tranh giành là nhường nhịn. Đó là đức tính vô cùng tốt đẹp của con người, nhẫn nhịn chịu phần thiệt về mình không hề sân si hay tranh chấp với bất cứ ai. Biểu hiện chính là nó là trong mối quan hệ hàng ngày, giữa bạn bè, công việc, hay tình cảm. Trong bất kì một mối quan hệ nào tốt nhất nên dựa trên cơ sở lành mạnh, chan hòa tương trợ giúp đỡ lẫn nhau chứ không nên vì lợi ích cá nhân mà tranh giành những thứ không thuộc về mình. Bởi tranh giành sẽ khiến con người trở mặt thành thù còn nhường nhịn sẽ khiến các mối quan hệ trở nên hài hòa, yên ấm và văn minh hơn. Trên thực tế đã chứng minh việc nhường nhịn nhau là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ tồn tại trong quan hệ tình bạn, công việc mà đơn giản là trong mối quan hệ anh em gia đình. Anh em nhường nhịn nhau sẽ tránh mất hòa khí, hạn chế xung đột mang đến cho gia đình sự yên ấm và hạnh phúc. Còn tranh giành sẽ khiến “trở mặt thành thù” và trở thành vũ khí giết chết nhân ái trong mỗi con người.
Thực chất trong mỗi người đều tồn tại hai mặt là tranh giành và nhường nhịn cùng song song hiện hữu trong một chủ thể. Thế nhưng quan trọng là chúng ta biết cách chế ngự lòng tham, sự ham muốn chiếm hữu của mình xuống thấp nhất để giữ tình hòa hữu giữa các bên. Tuy nhiên không phải lúc nào việc tranh giành cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Lịch sử đã chứng minh nhiều sự tranh giành là đúng nghĩa. Dân tộc ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình xây dựng bờ cõi quốc gia chúng ta phải chiến đấu với rất nhiều kẻ thù xâm lược để giành lấy chủ quyền. Cuộc chiến đó không hề phi lý mà nó còn trở nên chính nghĩa. Thể hiện được tự tôn dân tộc sâu sắc. Nhường nhịn ở mức chấp nhận được và đúng hoàn cảnh thì tốt song nếu nó không đúng hoàn cảnh thì trở thành trò cười cho mọi người. Bạn có thể giữ gìn hòa khí được một, hai lần thế nhưng để cho người khác chà đạp lên quyền lợi, nhân phẩm của mình và người thân mà vẫn nhường nhịn thì đó là nhu nhược. Vì thế con người hãy làm sao để dung hòa tốt nhất những yếu tố đó. Để chúng ta vừa là những người điềm tĩnh nhất lại vừa biết cách bảo vệ chính mình và người thân của mình một cách có văn hóa và đúng lí nhất.
Tranh giành và nhường nhịn là hai phạm trù vô cùng quan trọng của cuộc sống. Vì thế bạn hãy trở thành những người khôn khéo, có nghệ thuật trong ứng xử để trở thành một người hoàn hảo nhất.
Trong cuộc sống xã hội đầy bộn bề như ngày nay thì tính cách của con người cũng theo đó mà có sự biến chuyển rất rõ rệt. Trong vô vàn những tính cách của con người thì dường như sự tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu như sự nhường nhịn là biểu hiện của đức tính vị tha, khoan dung thì tranh giành là sự biểu hiện của lòng đố kỵ.
Vậy tranh giành và nhường nhịn đã được thể hiện như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Và chúng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực nào trong xã hội?
Trước hết ta phải hiểu rõ tranh giành là gì? Đó là tranh nhau để giành lấy điều gì đó về phía mình bất chấp tất cả. Thế còn nhường nhịn nghĩa là gì ? Là chúng ta chịu nhận phần kém, phần thiệt về mình, để cho người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử với nhau. Với cách chúng ta vừa định nghĩa thì hai khái niệm này một bên thì thể hiện cái tốt và một bên thể hiện cái chưa tốt.
Vậy thì tại sao chúng ta nên nhường nhịn nhau trong cuộc sống? Bởi vì đó là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuộc sống của chúng ta sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt được mối quan hệ, tình cảm giữa con người với con người với nhau hơn. Trong kho tàng truyện ngụ ngôn dân gian, chúng ta chắc ai cũng đã từng đọc qua câu chuyện “Dê trắng và Dê đen”. Khi hai con dê tranh nhau qua cầu, do không ai chịu nhường nhịn ai nên cả hai cuối cùng đều rớt xuống sông. Nội dung câu chuyện trên cùng minh chứng phần nào cho việc nếu chúng ta trong cuộc sống không biết nhường nhịn lẫn nhau thì cả hai sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề.
Hay trong cuộc sống, tìm hiểu tình huống trong siêu thị có hàng người đang xếp hàng để tính tiền phần hàng mình vừa mua, thế nhưng bỗng có một người chen ngang chạy lên đứng đầu hàng để tính tiền, những người đứng đợi khá lâu trước đó rất bức xúc và bắt đầu đôi bên gây ra cãi vã, dẫn đến đánh nhau rất đáng tiếc. Trong tình huống này, ta thấy người chen ngang đã thể hiện mình là một người vừa không có ý thức xếp hàng, vừa thể hiện mình là một người rất bất lịch sự. Nếu như hai bên mỗi bên nhường nhịn nhau một tiếng, và xếp hàng một cách trật tự thì sẽ không có chuyện gì xảy đến.
Vậy tranh giành có mang lại lợi ích gì cho con người không mà sao vẫn tồn tại rất nhiều con người thích tranh giành với nhau như vậy? Trước hết ta cần xác định, tranh giành là một đức tính không tốt của con người. Nó khiến cho mối quan hệ giữa con người và con người trở nên xấu đi, làm mất đi tình cảm thân thiết. Đồng thời, nó cũng thể hiện mình là một kẻ ích kỷ, không biết suy nghĩ và quan tâm đến những người xung quanh mình. Giống như nhân vật thích chen ngang một cách bất lịch sự như vị khách trong siêu thị như trong câu chuyện trên đã thể hiện rõ tranh giành nhau sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích tốt đẹp nào cả.
Nhưng trong xã hội đầy rối ren, xô bồ thì có phải nhường nhịn mãi sẽ trở nên hèn nhát không ? Xin thưa mọi người là không. Bởi vì khi ta nhường nhịn, điều đó đã thể hiện cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người với nhau. Nó giúp cho ta đạt được dễ dàng những thành quả trong cuộc sống. Ví dụ như trong gia đình chúng ta, nếu anh chị em trên thuận dưới hoà, mỗi người đều biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ tạo nên một đại gia đình hạnh phúc và yên vui, làm ấm lòng những người làm cha, làm mẹ. Còn ngoài xã hội, nếu như ai ai cũng biết tâm niệm “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội của chúng ta sẽ đẹp đẽ biết bao. Còn nếu như ai ai cũng chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, ích kỉ mà không quan tâm đến mọi người thì chắc chắn những người đó sẽ dễ gặp trắc trở và thất bại trong cuộc sống sau này của mình.
Nói tóm lại, tranh giành và nhường nhịn luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải mở rộng lòng mình, luôn lấy sự nhường nhịn làm kim chỉ nam trong cuộc sống của bản thân. Từ đó khắc phục dần thói xấu tranh giành lẫn nhau.
Cuộc sống vốn không bao giờ có sự công bằng. Vì thế cho nên đừng bao giờ ta đòi hỏi bất kì một sự công bằng tuyệt đối nào. Thay vì tranh giành để giành lấy phần lợi hơn về bản thân mình thì tại sao chúng ta không học cách nhường nhịn nhau để cuộc đời này nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Và tranh giành và nhường nhịn cũng là vấn đề mà ta cần bàn đến hôm nay.
Trước hết, chúng ta hiểu tranh giành là giành giật, chiếm lấy phần lợi, muốn có được những thứ mặc dù không thuộc về mình. Cụ thể như muốn giành lấy những thứ tốt đẹp của người khác. Ngược lại, nhường nhịn là cho đi, là chia sẻ những điều tốt đẹp của mình với người khác – một đức tính cao đẹp đáng tự hào ngợi ca. Tranh giành và nhường nhịn là biểu hiện trái ngược nhau trong cách ứng xử với của con người và luôn tồn tại trong cuộc sống.
Hãy tìm hiểu cụ thể hơn về hai biểu hiện trong đức tính con người này. Trong cuộc sống, sự tranh giành được phát sinh từ lòng tham và sự đố kị. Con người khi không kiểm soát được những ham muốn của bản thân sẽ phát sinh những sự tranh giành không đáng có. Cảm thấy bản thân thua kém người khác nên tìm mọi cách để giành giật những điều tốt đẹp của họ về mình. Thêm nữa sự tranh giành còn bắt nguồn từ sự hiếu thắng, không thể thua kém người khác. Sự tranh giành sẽ là mầm mống làm cho con người trở nên xấu xa và đê hèn. Ngược lại sự nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp thể hiện một con người vị tha luôn biết quan tâm tới người khác. Sự nhường nhịn sẽ giúp con người sống chan hòa với nhau hơn, xã hội văn minh giàu đẹp. Cuộc sống sẽ dịu dàng biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau, khi chúng ta hiểu và cảm thông với hoàn cảnh của người khác thì sẽ biết nhường nhịn và giúp đỡ.
Có rất nhiều biểu hiện cụ thể trong cuộc sống thể hiện hai mặt tranh giành và nhường nhịn. Khi đi xe buýt chúng ta tranh giành nhau từng chỗ đứng, chỗ ngồi rồi cãi cọ xô xát dẫn đến những sự cố không đáng có. Tại sao chúng ta không thể nhường nhịn nhau, ai đến trước thì ngồi trước và nhường nhịn trẻ em, người già? Khi đi thang máy cũng vậy, tại sao không hòa nhã nhường nhau mà phải bon chen để đi trước. Mọi sự tranh giành đều mang đến những hậu quả khó lường. Ngược lại có rất nhiều những tình huống thể hiện sự nhường nhịn trong cuộc sống. Bản thân chúng ta biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, cụ thể như quyên góp ủng hộ tiền để giúp họ trang trải cuộc sống. Tất cả những điều đó không phải tốt hơn sự tranh giành hay sao?
Vậy bản thân chúng ta phải làm gì để loại bỏ sự tranh giành và thay vào đó là sống biết nhường nhịn lẫn nhau? Làm ơn, đừng bao giờ sống đố kỵ và tham lam. Tại sao chúng ta phải sống bon chen trong khi việc nhường nhịn khiến bản thân mỗi người trở nên tốt đẹp hơn nhiều? Hãy loại bỏ sự tranh giành mà thay vào đó sống biết nhường nhịn, lắng nghe, yêu thương mọi người bởi những gì là của mình sẽ mãi là của mình còn những gì không là của mình có tranh giành cũng vô ích. Hãy làm một con người có một trái tim ấm nóng biết cảm thông, biết nhường nhịn. Một xã hội lành mạnh và văn minh sẽ không tồn tại sự tranh giành mà ở đó chỉ có sự sẻ chia và nhường nhịn. Bản thân chúng ta là học sinh, đừng bao giờ đố kỵ khi ai đó có thành tích cao hơn, hãy chúc mừng họ và học hỏi những điều tốt đẹp. Khi nhường nhịn, nhân cách con người trở nên cao đẹp hơn rất nhiều.
Cần hiểu rõ ràng rằng tranh giành là một thái độ đáng phê phán nếu như chúng ta muốn lấy những gì thuộc về người khác. Còn nếu như ta giành lại những gì vốn thuộc về chúng ta, đó lại là một hành động cần thiết phải làm, những lúc như thế, nhường nhịn sẽ chỉ thể hiện mặt yếu kém của chúng ta mà thôi, xin dẫn ra dẫn chứng tiêu biểu nhất đó là dân tộc ta đã giành lại đất nước từ tay Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ.
Nhường nhịn là một biểu hiện đẹp trong cách hành xử của con người nhưng tranh giành thì ngược lại, tranh giành làm ta xấu đi trong mắt mọi người. Bởi thế chúng ta cần phải ý thức đề cao sự nhường nhịn và loại bỏ đi sự tranh giành. Hãy làm cho cuộc sống tốt đẹp bằng cách sống vì người khác, nuôi trong mình phẩm chất cao đẹp.
Trong xã hội ngày nay, có muôn hình vạn trạng những con người với những tính cách khác nhau. Trong đó tranh giành và nhường nhịn là hai phạm trù khá quen thuộc tồn tại trong mỗi người. Vậy bạn nghĩ gì về hai kiểu tính cách tưởng chừng như đối lập này? Nó ảnh hưởng như thế nào đến xã hội và con người?
Trước hết để nêu ý kiến về vấn đề này thì bạn nên tìm hiểu thế nào là tranh giành và thế nào là nhường nhịn? Tranh giành là việc làm đấu tranh có thể bằng lí lẽ hoặc bằng sức mạnh để giành lấy một thứ gì đó là đồ vật hoặc tình cảm nó xuất phát từ ham muốn chiếm hữu và lòng tham của con người. Thường mang ý nghĩa không được tốt đẹp cho lắm. Ngược lại với tranh giành là nhường nhịn. Đó là đức tính vô cùng tốt đẹp của con người, nhẫn nhịn chịu phần thiệt về mình không hề sân si hay tranh chấp với bất cứ ai.
Biểu hiện chính là nó là trong mối quan hệ hàng ngày, giữa bạn bè, công việc, hay tình cảm. Trong bất kì một mối quan hệ nào tốt nhất nên dựa trên cơ sở lành mạnh, chan hòa tương trợ giúp đỡ lẫn nhau chứ không nên vì lợi ích cá nhân mà tranh giành những thứ không thuộc về mình. Bởi tranh giành sẽ khiến con người trở mặt thành thù còn nhường nhịn sẽ khiến các mối quan hệ trở nên hài hòa, yên ấm và văn minh hơn.
Trên thực tế đã chứng minh việc nhường nhịn nhau là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ tồn tại trong quan hệ tình bạn, công việc mà đơn giản là trong mối quan hệ anh em gia đình. Anh em nhường nhịn nhau sẽ tránh mất hòa khí, hạn chế xung đột mang đến cho gia đình sự yên ấm và hạnh phúc. Còn tranh giành sẽ khiến “trở mặt thành thù” và trở thành vũ khí giết chết nhân ái trong mỗi con người.
Thực chất trong mỗi người đều tồn tại hai mặt là tranh giành và nhường nhịn cùng song song hiện hữu trong một chủ thể. Thế nhưng quan trọng là chúng ta biết cách chế ngự lòng tham, sự ham muốn chiếm hữu của mình xuống thấp nhất để giữ tình hòa hữu giữa các bên.
Tuy nhiên không phải lúc nào việc tranh giành cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Lịch sử đã chứng minh nhiều sự tranh giành là đúng nghĩa. Dân tộc ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình xây dựng bờ cõi quốc gia chúng ta phải chiến đấu với rất nhiều kẻ thù xâm lược để giành lấy chủ quyền. Cuộc chiến đó không hề phi lý mà nó còn trở nên chính nghĩa. Thể hiện được tự tôn dân tộc sâu sắc.
Nhường nhịn ở mức chấp nhận được và đúng hoàn cảnh thì tốt song nếu nó không đúng hoàn cảnh thì trở thành trò cười cho mọi người. Bạn có thể giữ gìn hòa khí được một, hai lần thế nhưng để cho người khác chà đạp lên quyền lợi, nhân phẩm của mình và người thân mà vẫn nhường nhịn thì đó là nhu nhược. Vì thế con người hãy làm sao để dung hòa tốt nhất những yếu tố đó. Để chúng ta vừa là những người điềm tĩnh nhất lại vừa biết cách bảo vệ chính mình và người thân của mình một cách có văn hóa và đúng lí nhất.
Tranh giành và nhường nhịn là hai phạm trù vô cùng quan trọng của cuộc sống. Vì thế bạn hãy trở thành những người khôn khéo, có nghệ thuật trong ứng xử để trở thành một người hoàn hảo nhất.
Trong cuộc sống luôn có những sự mâu thuẫn và đối lập nhau. Đôi khi chúng ảnh hưởng tiêu cực tới nhau, đôi khi ngược lại chúng lại bổ trợ cho nhau. Ví dụ như sự “tranh giành” và “nhường nhịn” trong mỗi người.
Tranh giành là đấu tranh bằng lí lẽ hoặc hành động để giành lấy một đồ vật hay một thứ gì đó bao hàm cả vật chất, tinh thần, tình cảm từ một người nào đó. Nó xuất phát từ sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại, là chịu thiệt về mình, không tranh chấp với ai, chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã. Đây là thái độ sống được đề cao.
Tranh giành và nhường nhịn tuy là hai biểu hiện phẩm chất khác nhau, tuy nhiên chúng có một điểm chung đó là đều thể hiện thông qua hành động, biểu hiện bên ngoài, từ trong cách ứng xử giao tiếp giữa mọi người từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Ví như, ngay từ khi còn bé có những đứa trẻ đã có những hành động tranh giành cái kẹo, cái bánh hay đồ chơi với anh chị em của mình. Những hành động đó tuy không có gì to tát nhưng lại là mầm mống cho những thói xấu sau này nếu hành động đó không được uốn nắn dạy dỗ cẩn thận thì khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ dễ trở nên một kẻ ích kỷ, lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, giành giật những cái vốn không phải của mình. Còn ngược lại nếu ngay từ bé, một đứa trẻ được dạy dỗ phải biết nhường nhịn người khác, biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người xung quanh thì chắc chắn khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ trở thành một người biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.
Tranh giành, nhường nhịn là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau. Sự tranh giành làm cho con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông, làm cho con người lớn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách. Từ xưa cha ông ta thường dạy “một điều nhịn chín điều lành” chính vì vậy chúng ta ít tranh giành với nhau nhường nhịn nhau sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác mà còn mang lại nhiều điều tốt lành cho mình. Đó là một phẩm chất cần có của con người mới trong xã hội hôm nay, những con người không chỉ hạnh phúc khi được nhận mà còn biết hạnh phúc khi được trao ban
Dù vậy, ta cũng cần nhìn nhận hai vấn đề “tranh giành” và “nhường nhịn” trên nhiều phương diện. Tuy tranh giành là không nên nhưng ta vẫn có thể tranh giành nếu như việc đó đem lại lợi ích cho mọi người, cho đất nước. Ví như việc ông cha ta từ xưa đã dũng cảm đứng lên giành lại độc lập dân tộc dù có phải hy sinh tính mang, hy sinh hạnh phúc của bản thân để có được một nước Việt Nam độc lập như ngay nay. Hay như những phụ nữ hiện đại đã dám đứng lên đòi hỏi quyền bình đẳng cho nữ giới. Tất cả những hành động đó tuy là tranh giành nhưng là tranh giành một cách có lý và có lợi cho tất cả mọi người, điều đó nên được khuyến khích. Còn nhường nhịn tuy là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng chịu phần thiệt về mình. Như trong công việc, nếu ta có khả năng hoàn thành nhưng, nhường nhịn người khác sẽ làm tổn bao nhiêu công sức và tiền của mà không đạt hiệu quả gì cả.
Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta nên giúp đỡ tương trợ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn, không nên vì lợi ích cá nhân mình mà tranh giành những thứ vô bổ, vô giá trị để huỷ hoại tình bạn vốn cao quý và đẹp đẽ. Trong gia đình, anh em nên hoà thuận với nhau không vì những chuyện nhỏ nhặt mà khiến cho anh em tương tàn.
Tóm lại, chúng ta nên hướng bản thân mình vào một lối sống cao đẹp không vì bản thân hay sống vì người khác. Lối sống nhường nhịn là lối sống cao đẹp đòi hỏi chúng ta nên học hỏi và phát huy.
Ân nghĩa, thuỷ chung là một lòng là nét đẹp mang tính truyền thống của đạo lí dân tộc, thể hiện lối ứng xử mang vẻ đẹp nhân văn của con người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã thành tục ngữ, hoá thân trong lời hát câu ca, đã thấm sâu vào tâm hồn hàng triệu triệu con người Việt Nam xưa nay.
Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn có hình tượng đẹp, hàm chứa một tư tưởng, tình cảm đẹp, một lối ứng xử đẹp. Chỉ vỏn vẹn bốn chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. Uống nước là điều kiện, nhớ nguồn là hệ quả. Nguồn là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được nở hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ nhớ trong câu tục ngữ thể hiện tấm lòng nhớ ơn, biết ơn. Câu Uống nước nhớ nguồn nêu lên mối quan hệ lịch sử, xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta bài học đạo đức: Phải nhớ ơn, biết ơn những người đã đem lại ấm no, hạnh phúc và yên vui cho mình. Câu tục ngữ đã nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa bốn nghìn lớp người trong xã hội ta. Nó nêu lên một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lí, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thuỷ chung.
Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Lá quốc kì đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình... là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha, như một nhà thơ đã ca ngợi:
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ...
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm.)
Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm toả khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Ngày 27/7 và ngôi nhà tình nghĩa là sự thể hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ. Học sinh biết tôn sư trọng đạo... Đó là hành động biết “Uống nước nhớ nguồn”.
Để giáo dục lòng biết ơn, nhân dân ta đã sáng tạo nên những câu tục ngữ, bài ca dao đậm đà, ý đẹp lời hay đã thấm sâu vào máu thịt và hồn người: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Ai ơi bưng bát cơm đầy / Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?.", "Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn."
Ở đời, người nhân hậu làm ơn không bao giờ nghĩ tới chuyện trả ơn. Họ coi việc cứu giúp mọi người là nghĩa vụ của lương tâm. Lòng biết ơn luôn nhắc nhở chúng ta vừa nhớ tới cội nguồn, nhớ tới thế hệ đi trước, đồng thời phải nghĩ tới những lớp người mai sau. Biết nhớ nguồn còn phải biết khơi nguồn là vậy.
Lật dở kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, ta thấy không biết bao điều hay, điều quý được cha ông ngàn đời đúc kết. Ấy là kho báu tinh thần, là lời răn dạy ngàn đời sau vẫn cần tiếp thu và học hỏi. Một trong số đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở về thái độ sống biết ơn của mỗi con người. Câu tục ngữ súc tích mà lại thật giàu hình ảnh sâu sắc.
Lời dạy của cố nhân nên được hiểu ra sao? “Uống nước” ở đây là việc hưởng thụ, đón nhận thành quả lao động của những người khác. Những giá trị mà ta đang sử dụng chính là việc “uống nước”. “Nguồn” lại chính là nơi bắt đầu của dòng nước, đầu những con suối, trên những ngọn núi cao. Mạch nguồn của nước theo sông, suối đổ ra bể lớn, không bao giờ nguôi cạn. Vì thế nó có thêm nét nghĩa là sự bắt nguồn của những thành quả mình hưởng thụ. Nơi ấy đã tạo ra “trái ngọt” về cả vật chất lẫn tinh thần cho xã hội. Vậy nên cần “Nhớ nguồn” hay cần ghi nhớ người tạo ra những giá trị lao động. Thật vậy, cuộc sống này mọi thứ mà ta đang hưởng đều do cá nhân, tập thể nào đó tạo nên, không phải ngẫu nhiên mà có. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhớ ta khi được hưởng thụ những thành quả do người khác tạo ra, ta cần biết ơn, tri ân, ghi nhớ những công lao ấy. Họ đã sẵn sàng đánh đổi mồ hôi, sức lực thận chí là cả nước mắt và sinh mạng để cho ra đời nhưng “nguồn sống” thật đẹp và hữu dụng. Lòng biết ơn vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Kho tàng tục ngữ dân tộc còn rất nhiều câu ca đồng nghĩa như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn cây nào, rào cây ấy”, … Tất cả đều mang ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người hiện nay.
Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm khói lửa và bom tạt, bốn nghìn năm có biết bao thế hệ ngã xuống để cho thế hệ sau đứng lên:
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, với các vị anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng,.. chính là ngọn nguồn sức mạnh cho dân tộc “cứ đi lên phía trước”. Hàng năm, các lễ hội lại trải dài trên khắp đất nước thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với những người có công: giỗ tổ Hùng Vương, hội Gióng, lễ hội Huyền Trân Công Chúa,… Một loạt các ngày ý nghĩa như 27/12, 20/11, 20/10,… cũng được chọn lựa nhằm truyền tải những tấm lòng biết ơn khác nhau. Đó là những biểu hiện tiêu biểu của lòng biết ơn, của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” không chỉ là việc nhớ tới công lao đó mà cần có hành động cụ thể để đền đáp, phát huy những gì mà ta may mắn được nhận.
Trong cuộc sống, không có bất cứ thành quả nào là tự nhiên có, mà nó cần đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt để tạo nên. Chỉ khi được trả bằng sức lao động, thành quả ấy mới thực sự có ý nghĩa. Chúng ta được hưởng những “trái ngọt” đó từ bố mẹ, ông bà, từ những thế hệ đi trước đấu tranh, gìn giữ cho. Luôn giữ thái độ trân trọng những gì mình có cũng là thể hiện đức tính tốt đẹp của con người. Chỉ khi có lòng biết ơn, con người mới có thể có thái độ yêu quý với những gì mình được nhận và cố gắng cho tương lai. Tương lai ấy là một tương lai có sự chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu đẹp cho văn hoá nước nhà. “Uống nước nhớ nguồn” là nền tảng chắc chắn cho khối đoàn kết xã hội, con người luôn yêu thương và giúp đỡ nhau. Có nó là chúng ta đã cầm chắc trong tay chìa khoá giải quyết những khó khăn, thử thách sau này. Hơn nữa, nét sống ân nghĩa thuỷ chung càng tôn thêm giá trị con người trong xã hội, khiến ta được mọi người tôn vinh và kính trọng.
Càng hiểu vậy, ta lại càng thấy chê trách cho những người đi ngược lại với cách sống ấy. Trong xã hội còn nhiều lắm những kẻ “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván” và ta cần lên án, phê phán là hành động cần thiết. Dù sống dưới tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô nhưng vẫn không thiếu những bạn cảm không biết trân quý những điều mình được nhận, coi đó là tất nhiên. Lòng vô ơn, ích kỉ sẽ biến con người thành kẻ thiếu đạo đức, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội. Họ thậm chí có thể ngược đãi cha mẹ, vô ơn với thầy cô, đi ngược lại tất cả những giá trị sống ngàn đời của dân tộc. Thực trạng này có đáng lên án hay không? Lời ru của bà, của mẹ năm xưa con còn nhớ hay đã quên:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hơn nữa cũng cần nhớ rằng, giúp người khác cũng không phải để được trả ơn mà là để gìn giữ truyền thống dân tộc, để chia sẻ tình yêu thương. “Nước” không phải lúc nào cũng cần phải báo đáp “nguồn”, đôi khi “nước” chỉ cần làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình trong cuộc đời đã là sự đền ơn đáp nghĩa đáng quý nhất.
Thế hệ trẻ hôm nay càng cần nhớ bài học đạo lí này. Mỗi người nên sử dụng một cách hợp lí, trân trọng những thành quả thế hệ trước để lại. Biết bao sức lao động mới đổi được những thành tự ngày hôm nay? Vậy nên, tự hào và biết ơn với những truyền thống tốt đẹp nhân dân ta đang từng ngày bảo vệ là thái độ sống đúng đắn, cần thiết. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, khi văn hoá các nước ồ ạt giao thoa với nhau thì tự hào với những giá trị văn hoá dân tộc như nền tảng cho mọi sự hoà nhập sau này. Nó sẽ giúp ta tiếp thu một cách có chọn lọc văn hoá nước ngoài: “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Bản thân mỗi cá thể cũng cần không ngừng cố gắng tôi luyện bản thân để giúp ích gia đình, xã hội. Có như thế, “nước” kia mới có thể báo đáp “nguồn”.
Như vậy, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng luôn là lời dạy bảo sâu sắc cho muôn thế hệ. Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” sẽ ở lại mãi với dân tộc Việt Nam, nhắc nhở con cháu về lòng biết ơn, đức báo đáp trong cuộc đời. Đây chính là bài học đạo đức căn bản cho những cánh chim trước khi rời tổ mẹ để vỗ cánh thực hiện hoài bão hay xây dựng nước nhà:
“Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta làm gì cho Tổ Quốc hôm nay?”
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí của con người cũng thay đổi theo sự phát triển đó, đặc biệt là ở tầng lớp thanh thiếu niên. Thay vì những trò chơi giải trí mang tính truyền thống như bắn bi, nhảy ngựa, nhảy dây thì các bạn trẻ ngày nay lại đam mê một hình thức giải trí khác đó là trò chơi điện tử. Có những bạn ham mê thái quá dẫn tới nghiện “game” mà xao lãng việc học. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm được cài vào máy tính, nhà sản xuất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho người chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn, giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, với một số các bạn thanh niên đặc biệt là đối tượng học sinh lại không kiềm chế được sở thích chơi game của mình, khiến cho sở thích này trở nên thái quá dẫn tới tình trạng nghiện game. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn... Các bạn trở nên xao lãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính của mình là gì. Trong đầu chỉ luôn nghĩ tới những trò chơi điện tử mà không chú tâm vào học tập khiến cho kết quả học tập ngày càng giảm sút. Không những kết quả học tập kém đi, nhiều bạn vì mê điện tử còn làm ra những hành động sai trái khác như nói dối bố mẹ, lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lí còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy. Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.
Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Vậy nên, gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo thêm nhiều sân chơi cho lứa tuổi học sinh để học sinh có được sân chơi lí thú và hấp dẫn từ đó không bị lôi cuốn vào những trò chơi điện tử nữa. Bên cạnh đó gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi, đồng thời hướng dẫn con em mình chơi sao cho lành mạnh.
Trò chơi điện tử là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao lãng học tập cuộc sống. Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được. Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại. Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiểnn có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.
Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quán net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được. Một khi đã sa vào trò chơi điện tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên. Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.
Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn… Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.
Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra. Tuổi trẻ là tuổi của đam mê, sức sống. Đừng chôn vùi bản thân trước những màn hình to nhỏ của điện thoại, máy tính, đừng làm chết mòn tâm hồn bằng những thú vui tiêu khiển. Hãy gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn, hãy tìm niềm vui ngay trong chính cuộc sống giản đơn của mình chứ đừng chạy theo thế giới ảo mộng hão huyền.
Ngày xưa, quan niệm về sự an bài của số phận khá phổ biến trong xã hội. Dân gian cho rằng số phận mỗi người đều do "thiên định". Giàu sang hay nghèo đói, thành công hay thất bại... không phải do cá nhân quyết định. Thuyết "thiên mệnh" ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi người, cho nên trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du sau khi kể chuyện về cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều, cũng đã phải kết luận bằng những câu thơ chua xót và cam chịu:
“Cho hay muôn sự tại trời!
Trời kia đã bắt làm người có nhân.
Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm tiêu cực đó vẫn có những quan niệm tích cực, lành mạnh, phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động như: Đức năng thắng số, Có chí thì nên... Thực tế cho thấy không ít người bằng ý chí và nghị lực phi thường đã chiến thắng số phận bất hạnh, trở thành gương sáng phấn đấu cho mọi người học tập.
Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú. Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân. Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu. Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng. Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục. Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh, Nguyễn Ngọc Kí đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích. Học tập gương sáng của Nguyễn Ngọc Kí, Hoa Xuân Tứ cụt cả hai tay, đã buộc bút vào vai viết chữ. Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt nhưng vẫn quyết tâm trở thành nhà thơ. Anh Trần Văn Thước sau khi bị tai nạn lao động, liệt toàn thân vẫn không ngừng tự học để trở thành nhà văn...
Trong những năm gần đây, nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được giới thiệu rộng rãi trên báo chí, trên truyền hình khiến nhiều người xúc động và khâm phục. Anh Trường Sơn, nạn nhân của chất độc màu da cam có thân hình dị dạng, chỉ cao không đầy một mét vẫn trở thành sinh viên của hai trường cao đẳng và đại học. Bạn Trần Thị Thương, một nạn nhân chất độc màu da cam có chiều cao 50cm, ngày ngày phải nhờ mẹ hoặc bạn bế đi học, vậy mà vẫn học rất giỏi và nung nấu ước mơ trở thành một chuyên gia vi tính. Chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông, phải cưa cụt cả hai chân nhưng không gục ngã trước số phận rủi ro mà vẫn sống rất lạc quan, đem niềm vui đến cho những trẻ em khiếm thị bằng thư viện sách nói do chị sáng lập ra. Chị Trịnh Tiểu Hương từ một đứa trẻ bụi đời không biết cha mẹ là ai, suốt tuổi thơ và tuổi thiếu nữ phải sống lay lắt nơi gầm cầu, hè phố, trôi dạt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, hết lên rừng lại xuống biển để kiếm sống qua ngày... Thấm thía nỗi khổ của trẻ em mồ côi, giờ đây, với trái tim đầy tình nhân ái, chị đã đem hết tâm nguyện của mình mở một cơ sở nuôi dạy hàng trăm trẻ em lang thang cơ nhỡ. Bằng tình thương và trách nhiệm của một người mẹ, chị lo cho các em được ăn mặc đầy đủ, được học chữ, học nghề. Các em yêu quý và kính trọng gọi chị là "mẹ Hương". Chị coi đó là phần thưởng, là nguồn hạnh phúc lớn lao của đời mình. Mái ấm tình thương của chị giờ đây đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tổ chức từ thiện trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương như thế. Chúng ta có thể học được những bài học thiết thực và bổ ích về ý chí, nghị lực, về khát vọng vươn lên mãnh liệt để chiến thắng số phận nghiệt ngã, chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, khẳng định giá trị của bản thân trong xã hộiNhững gương sáng ấy chứng minh hùng hồn cho câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Bá Học: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông.”
Có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ. Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý !
Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết được, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó , anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân của chất độc màu da cam mất cả hai tay từ khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi, giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận , học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào. Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc cảm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ, hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác. Không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nhưng ko có nghĩa là lấy tất cả của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiếp thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những người thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ . Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.
Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bài trước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng , cuộc đời vẫn rất cần đến sự có mặt của họ trên thế gian này.