257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD

Tải xuống 36 1.1 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập 257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD, tài liệu bao gồm 36 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi TN THPT môn GDCD  sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Tổng số: 40 câu

 Câu 1: Dân tộc được hiểu theo nghĩa:

A. Một dân tộc ít người                                         B. Một dân tộc thiểu số

C. Một bộ phận dân cư của một quốc gia             D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ

Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

A. Là các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ

B. Là các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển

C. Là các dân tộc được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng

D. Là các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm:

A. Bình đẳng về kinh tế, chính trị

B. Bình đẳng về chính trị, văn hóa, giáo dục

C. Bình đẳng về kinh tế, chính trị, giáo dục

D. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục

Câu 4: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của……………giữa các dân dộc và……………..toàn dân tộc:

A. Đoàn kết/đại đoàn kết                                   B. Đoàn kết/phát huy sức mạnh

C. Bình đẳng/đoàn kết                                       D. Đại đoàn kết/ phát huy sức mạnh.

Câu 5: Trong lĩnh vực kinh tế, quyền bình đẳng của các  dân tộc được hiểu là:

A. Nhà nước phải bảo đảm để công dân của tất cả các dân tộc đều có mức sống như nhau

B. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số

C. Mỗi dân tộc đều phải tự phát triển theo khả năng của mình

D. Nhà nước phải bảo đảm để không có sự chên lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng miền, giữa các dân tộc

Câu 6: Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở:

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

B. Xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản

C. Quyền được giữ gìn các phong tục, tập quán của địa phương

D. Quyền được giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 7: Trong lĩnh vực  giáo dục, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện:

A. Người dân tộc Kinh được quan tâm phát triển về mọi mặt

B. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập

C. Người ở thành phố và thị xã được quan tâm hơn

D. Truyền thống, phong tục của dân tộc thiểu số cần phải loại bỏ

Câu 8: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. Các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình

B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật

C. Các tôn giáo được nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình

D. Nhà nước phải đáp ứng  yêu cầu của các tôn giáo

Câu 9: Ở Việt Nam tôn giáo được coi là Quốc giáo?

A. Đạo Phật                                                          B. Đạo Thiên Chúa

C. Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa                          D. Không có tôn giáo nào

Câu 10: Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở của khối………toàn dân tộc, tạo thành………..tổng hợp của dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.

A.Đoàn kết/đại đoàn kết                               B. Đoàn kết/ sức mạnh

C. Đoàn kết/bộ phận                                     D. Đại đoàn kết/ sức mạnh

Câu 11: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?

A. Kính chúa yêu nước                                B. Buôn thần bán thánh

C. Tốt đời đẹp đạo                                       D. Đạo pháp dân tộc

Câu 12: Việt Nam là quốc gia có:

A. Có một tôn giáo hoạt động                                    B. Đa tôn giáo

C. Không có tôn giáo nào hoạt động                          D. Chỉ có Đạo Phật và Thiên Chúa giáo

Câu 13: Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là biểu hiện bình đẳng về:

A. Bình đẳng về chính trị                               B. Bình đẳng trước pháp luật

C. Bình đẳng về văn hóa                                D. Bình đẳng về giáo dục

Câu 14: Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ việt của mình cùng tiếng phổ thông là biểu hiện bình đẳng về:

A. Bình đẳng về chính trị                                         B. Bình đẳng về kinh tế

C. Bình đẳng về văn hóa                                          D. Bình đẳng về giáo dục

Câu 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của các dân tộc được thực hiện thông qua các hình thức nào?

A. Thông qua đại biểu của dân tộc mình

B. Trực tiếp phản ánh ý kiến, nguyện vọng của mình đến chính quyền cơ sở và thông qua đại biểu của dân tộc mình

C. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp

D. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 16: Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện bình đẳng về:

A.Bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế                                     

B. Bình đẳng về lao động, việc làm

C. Bình đẳng về kinh tế

D. Bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế-xã hội

Câu 17: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng  giữa các dân tộc về giáo dục?

A. Xây dựng một xã hội học tập.

B. Mở mang hệ thống trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục.

C. Miễn học phí và chế độ học cử tuyển đại học đối với học sinh người dân tộc thiểu số.

D. Cấp học bổng đối với những học sinh, sinh viên giỏi.

Câu 18: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc:

A. Các bên cùng có lợi                         B. Bình đẳng

C. Đoàn kết giữa các dân tộc               D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số

Câu 19: Các tôn giáo ở Việt Nam phải hoạt động trên cơ sở nào?

A. Trên tinh thần tôn trọng pháp luật

B. Trên tinh thần tôn trọng giáo luật, giáo lý

C. Trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc

D. Tôn trọng tổ chức và giáo luật tôn giáo, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Câu 20: Tôn giáo nào ra đời tại Việt Nam?

A. Đạo Phật                               B. Đạo Thiên Chúa

C. Đạo Cao Đài                         D. Đạo Cao Đài và Hòa Hảo

Câu 21: Các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam đều được nhà nước và pháp luật:

A. Bảo hộ; nghiêm cấm việc xâm phạm                            B. Bảo vệ chặt chẽ

C. Nghiêm cấm không cho mọi người tới gần                  D. Có chế độ bảo vệ riêng

Câu 22: Thực hiện quyền nghĩa vụ của công dân và ý thức chấp hành pháp luật, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau là trách nhiệm của:

A.Công dân có tôn giáo và không có tôn giáo           B. Là nghĩa vụ của công dân có tôn giáo

C. Công dân của những tôn giáo lớn                          D.Các chức sắc tôn giáo

Câu 23: Thái độ đúng đối với tín ngưỡng và tôn giáo là:

A. Không quan tâm tới họ                       

B. Học hỏi giáo lý của các tôn giáo

C. Đoàn kêt tôn giáo và học những điều hay của các tôn giáo bạn

D. Truyền bá tôn giáo và thực hành giáo luật tôn giáo

Câu 24: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng:

A. Tôn giáo có tổ chức, giáo lý, giáo luật

B. Thể hiện niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, chúa trời

C. Có hệ thống chức sắc tôn giáo đông đảo

D. Có hệ thống cơ sở tôn giáo khang trang

Câu 25: Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016, với suy nghĩ các đại biểu dân tộc thiểu số thì không được tham gia vào Quốc hội, chỉ tham gia Hội đồng nhân nhân các cấp nên M đã gạch hết các đại biểu là người dân tộc thiểu số. Theo em, hành vi của M đã:

A. Vi phạm quyền tự do giữa các dân tộc

B. Thiếu hiểu biết về pháp luật

C. Kỳ thị dân tộc

D. Vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 26: Tỷ lệ đại biểu người dân tộc thiểu số trong Quốc hội khóa XIV là bao nhiêu phần trăm?

A. 17 %                 B.17,30%                        C. 18%                  D. 18,50%

Câu 27: Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương nhằm:

A. Tạo điều kiện các để dân tộc phát triển về kinh tế - xã hội

B. Tạo ra sự bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc

C. Tạo ra sự đoàn kết giữa các vùng miền

D. Giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc.

Câu 28: Trong suốt quá trình cách mạng của nước ta, Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo là:

A. Vấn đề quan trọng, cần giải quyết kịp thời         

B. Vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt

C. Vấn đề chiến lược cần giải quyết từ từ

D. Vấn đề đặc biệt quan trọng, cần giải quyết dứt điểm

Câu 29: Anh T và chị M yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị M không đồng ý vì hai người khác tôn giáo. Trong trường hợp này, bố chị M đã vi phạm:

A. Quyền tự do kết hôn                B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

C. Quyền tự do của công dân       D. Quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Câu 30: Hoạt động tôn giáo nào sau đây của tín đồ tôn giáo vi phạm pháp luật?

A. Thực hiện lễ nghi trong các cơ sở tôn giáo               B. Thi hành giáo luật của tôn giáo

C.Tham gia vào hệ thống chức sắc tôn giáo                  D. Truyền bá tôn giáo tại trường học

Câu 31: Tuyên bố nào sau đây của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tôn giáo ngay sau ngày độc lập?

A. Tự do  tín ngưỡng                                               B. Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết

C. Bình đẳng tôn giáo                                              D. Đoàn kết lương giáo

Câu 32: Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, năm 1998, Chính phủ đã thông qua chương trình nào?

A. Chương trình 134                                     B.Chương trình 135

C. Chương trình 136                                      D. Chương trình 30A

Câu 33: Hành vi nào sau đây bị coi là hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc:

A. Không sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số

B. Người dân tộc thiểu số nhận nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước

C. Có trường dân tộc nội trú dành riêng cho học sinh dân tộc.

D. Không chơi với bạn là người dân tộc thiểu số trong lớp học.

Câu 34: Hiện nay, trên đất nước ta, lĩnh vực nào cần quan tâm đầu tư nhiều nhất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số?

A. Lĩnh vực văn hóa                  B. Lĩnh vực chính trị

C. Lĩnh vực kinh tế - xã hội       D. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục

Câu 35: Vấn đề nào ở nước ta hiện nay bị các thế lực thù địch lợi dụng triệt để để chống phá Đảng, nhà nước, gây mất trật tự an ninh quốc gia?

A. Vấn đề nhân quyền                         B. Vấn đề dân tộc tôn giáo

C. Vấn đề  tôn giáo                              D. Vấn đề tự do ngôn luận

Câu 36: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay?

A. Đang “thay da đổi thịt” từng ngày

B. Đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng

C. Đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng

D. Vẫn đang trong tình trạng khó khăn, chậm phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế

Câu 37: Theo em, yếu tố nào sau đây là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

A. Tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu

B. Đảm bảo tốt các quyền tự do phát triển kinh tế, quyền tự do kinh doanh của công dân

C. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc

D. Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm.

Câu 38: Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:

A. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường

B. Phát hiện năng khiếu của học sinh  người dân tộc

C. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

D. Duy trì và phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc

Câu 39:  Biết bạn H là người theo đạo Thiên chúa nên T thường trêu chọc bạn H, T còn đi nói với các bạn trong lớp đừng chơi thân với H vì H theo đạo. Nếu là bạn của T em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Hùa theo bạn T, trêu chọc bạn H

B. Không quan tâm, vì không phải việc của mình

C. Giải thích cho T hiểu, bạn ấy đã vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng, tôn giáo

D. Báo với Ban giám hiệu nhà trường để kỷ luật T.

Câu 40: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thái độ mà các cán bộ làm công tác tôn giáo hay mắc phải đó là:

A. Đố kỵ, hẹp hòi                                                B. Định kiến, phân biệt đối với người có đạo

C. Định kiến, hẹp hòi đối với đồng bào có đạo   D. Không quan tâm đối với đồng bào có đạo

 

 

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

Tổng số: 60 CÂU

Câu 1: Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể                   

B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng.

Câu 2: Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

B. Bắt người khi có căn cứ cho rằng người đó phạm tội.

C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân.

Câu 3: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể.

D. Quyền được bảo đảm thư tín, điện thoại điện tín.

Câu 4: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác.

C. Quyền nhân thân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín.

Câu 5: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của:

A. Thủ trưởng cơ quan.                                    B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

C. Cơ quan công an xã, phường.                     D. Cơ quan quân đội.

Câu 6: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào dưới đây?

A. Do pháp luật quy định                                        B. Có nghi ngờ tội phạm.

C. Cần tìm đồ vật quý.                                             D. Do một người chỉ dẫn.

Câu 7: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức:

A. Vừa vi phạm pháp luật.                                                 B. Vừa trái với chính trị.

C. Vừa vi phạm chính sách.                                            D. Vừa trái với thực tiễn.

Câu 8: Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.

D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng.

Câu 9: Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền nhân thân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh.

D. Quyền được bảo vệ uy tín.

Câu 10: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

 A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.             

 B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.

 C. Quyền bí mật đời tư                      

 D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín.

Câu 11: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của:

A. Viện kiểm sát.                                                     B. Thanh tra chính phủ.

C. Cơ quan công an.                                                D. Cơ quan điều tra.

Câu 12: Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm đến quyền  nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.

D. Quyền được bảo vệ sức khỏe.

Câu 13: Không ai được bịa đặt nói xấu người khác là nói về quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được đảm bảo uy tín cá nhân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền được tôn trọng.

D. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.

Câu 14: Tự ý bắt và giam giữ người vì nghi ngờ không có căn cứ là vi phạm quyền nào dưới  đây của công dân?

A. Quyền được đảm bảo an toàn cuộc sống.           

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng          

D. Quyền được tự do.

Câu 15: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp:

A. Được pháp luật cho phép.                         B. Nghi ngờ nơi ẩn náu của tội phạm.

C. Cần kiểm tra tài sản bị mất.                       D. Cần điều tra tội phạm.

Câu 16: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 17: Quyền ……………….có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền công dân, là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội:

A. Tự do ngôn luận.

B. Bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 18: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa:

A. Công dân với pháp luật.                           

B. Nhà nước với pháp luật.

C. Nhà nước với công dân.                             

D. Công dân với Nhà nước và pháp luật.

Câu 19: Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Bảo đảm an toàn về thân thể cho công dân.        

B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tùy tiện.  

C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân

Câu 20: Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên Facebook. Hành vi của N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bí mật đời tư.                                 

B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook.

Câu 21: Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Uỷ ban nhân dân huyện H, K đã viết bài phê phán sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo vệ uy tín.                                           

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền được đảm bảo về thanh danh.

D. Quyền được giữ gìn hình ảnh cá nhân.

Câu 22: Nhân lúc L – chị của M đi vắng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại của L, vì cho rằng mình là em nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của L?

A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân.

B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân.

Câu 23: Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh cùng trường THPT C đã đến nhà bạn M ( học sinh lớp 12ª5 cùng trường) và gọi bạn M ra đường để nói chuyện rồi ra tay đánh dã man, gây thương tích nặng cho M. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào của M?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được đảm bảo an toàn cá nhân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 24: Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật thì ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh bắt và giam giữ người?

A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

B. Những người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát, tòa án.

C. Cán bộ, công chức đang thi hành công vụ.

D. Cán bộ các cơ quan công an.

Câu 25: C và D cãi nhau, C đã dùng những lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm:

A. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự.        

B. Quyền bất khả xâm phạm về đời tư.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.

Câu 26: Pháp luật nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Bảo vệ quyền tự do cư trú của công dân.

D. Bảo vệ quyền có nhà ở của công dân.

Câu 27: Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì:

A. Công an mới có quyền bắt.                       B. Ai cũng có quyền bắt.

C. Cơ quan điều tra mới có quyền bắt.           D. Người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bắt.

Câu 28: Ai trong số những người dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

A. Cán bộ, chiến sỹ công an.

B. Những người làm nhiệm vụ điều tra.

C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

D. Những người bị mất tài sản cần phải kiểm tra, xác minh.

Câu 29: L và M mâu thuẫn cá nhân, L đã nói sai sự thật về việc M mở sách xem trong giờ kiểm tra môn GDCD. Hành vi của L xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được giữ gìn danh dự của cá nhân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự của công dân.

D. Quyền được đảm bảo an toàn cuộc sống.

Câu 30: Bất kì ai cũng có quyền được bắt người trong những trường hợp nào dưới đây?

A. Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Người có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D. Người bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 31: Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, N đã báo ngay cho cơ quan công an. N đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền khiếu nại.                                                                     B. Quyền tố cáo.

C. Quyền tự do ngôn luận.                                                           D. Quyền nhân thân.

Câu 32: Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Khi  có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.

B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

C. Khi công an cần khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.

D. Khi công an cần khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án.

Câu 33: Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L lại tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.

B. Quyền bí mật điện tín.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 34: Đối với những người nào dưới đây, thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.    

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.                   

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 35: M đã lập Facebook giả mạo tên của T và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về T. Hành vi này của M xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.

B. Quyền bí mật dời tư.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 36: "Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác." là một nội dung thuộc:

A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 37: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?

A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.                         

B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý

C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.      

D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.

Câu 38: Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị D khi chị D không có nhà hay không? Vì sao?

A. Bà B có quyền vào bất cứ khi nào vì đây là nhà của bà.

B. Bà B có thể vào rồi sau đó nói với chị D.

C. Bà B có thể vào không cần nói với chị D vì bà chỉ xem không động vào tài sản của chị D.

D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác.

Câu 39: H bị mấy học sinh lớp khác đánh hội đồng. M chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H. Hành vi của M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bí mật đời tư.

B. Quyền được đảm bảo an toàn về danh dự của cá nhân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được đảm bảo an toàn cuộc sống.

Câu 40: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.

B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.

C. Một người tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.

D. Một người đang lấy trộm xe máy.

Câu 41: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.

B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

C. Chê bai trường mình ở nơi khác.

D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

Câu 42: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.

B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

C. Chê bai trường mình ở nơi khác.

D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

Câu 43: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân:

A. Vào khám nhà ông A theo lệnh khám nhà của trưởng công an huyện.

B. Người chồng nghi vợ lấy trộm tiền của mình nên đuổi vợ ra khỏi nhà.

C. Bà mai nghi nhà bà T ăn trộm gà của nhà mình nên vào nhà bà T để tìm kiếm.

D. Công an nghi có tội phạm nguy hiểm đang chốn trong nhà ông B nên đã vào lục soát.

Câu 44: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền tự do dân chủ của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

 

Câu 45: B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.

B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.

D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.

Câu 46: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhân dân                                                                            B. Công dân

C. Nhà nước                                                                             D. Lãnh đạo nhà nước

Câu 47: Nhận định nào sau đây ĐÚNG

Khi có người …………….là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

A. Chính mắt trông thấy                                                            B. Xác nhận đúng

C. Chứng kiến nói lại                                                                D. Tất cả đều sai

Câu 48: Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của

A. Nhân dân                                                                           B. Công dân

C. Nhà nước                                                                           D. Lãnh đạo nhà nước

Câu 49: Quyền ……………….có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền công dân, là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

A. Tự do ngôn luận

B. Bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

C. Bất khả xâm phạm về thân thể

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 50: Nếu nhìn thấy một người trộm xe máy của người khác, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?

A. Lờ đi, coi như không biết.                       B. Báo cho Uỷ ban nhân dân.

C. Báo cơ quan công an.                              D. Hô to lên để người khác biết và đến bắt.

Câu 51: Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Đánh kẻ truy nã một trận cho sợ.                             

B. Mắng kẻ truy nã một hồi cho hả giận

C. Lập biên bản rồi thả ra.                                                

D. Giải về cơ quan nơi gần nhất.

Câu 52: T biết H hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp nhưng T không biết xử sự như thế nào, nếu là T, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình theo đúng pháp luật?

A. Mắng H một trận cho hả giận.

B. Nói xấu H như H đã nói xấu mình.

C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.

D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu H phải cải chính những điều đã nói xấu về mình.

Câu 53: Nếu trong trường hợp có một người trong lớp bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó.

B. Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận.

C. Lờ đi không nói gì.

D. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người đó xóa tin trên Facebook.

Câu 54: L lưu giữ hình ảnh kỉ niệm về tình yêu với bạn trai. X là bạn của L đã tự tiện mở máy tính của L, copy file ảnh này và đưa cho Y, Y đã đăng những ảnh này lên Facebook với lời bình luận không tốt. theo em, trong trường hợp này L phải làm theo cách nào dưới đây để bảo vệ quyền của mình?

A. Tố cáo X và Y với cơ quan công an.

B. Nói xấu X và Y, kể hết sự việc trên Facebook.

C. Im lặng, không nói gì.

D. Nói chuyện với cả hai người và yêu cầu gỡ những những hình ảnh này.

Câu 55:  Chỉ có người có thẩm quyền theo quy định của ..... mới có quyền ra lệnh khám chỗ ở của người khác, người khám phải tiến hành thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định:

A. Bộ luật dân sự                                                               B. Luật khiếu nại, tố cáo.

C. Bộ luật tố tụng hình sự.                                                 D. Bộ luật hình sự.

Câu 56: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

A. Vào khám nhà ông A theo lệnh khám nhà của trưởng công an huyện.

B. Người chồng nghi vợ lấy trộm tiền của mình nên đuổi vợ ra khỏi nhà.

C. Bà mai nghi nhà bà T ăn trộm gà của nhà mình nên vào nhà bà T để tìm kiếm.

D. Công an nghi có tội phạm nguy hiểm đang chốn trong nhà ông B nên đã vào lục soát.

Câu 57: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A.

Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Không vi phạm gì

Câu 58: Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Không vi phạm gì

Câu 59: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ " là một nội dung thuộc:

A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 60: Nhận định nào sau đây là SAI:

Phạm tội quả tang là người

A. Đang thực hiện tội phạm

B. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện

C. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt

D. Ý kiến khác

Xem thêm
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 1)
Trang 1
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 2)
Trang 2
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 3)
Trang 3
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 4)
Trang 4
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 5)
Trang 5
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 6)
Trang 6
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 7)
Trang 7
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 8)
Trang 8
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 9)
Trang 9
257 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 36 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống