Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài môn Lịch sử lớp 12, tài liệu bao gồm 7 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 – 1925
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
5-6-1911 |
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước |
6-1919 |
Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam |
1919 |
Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa của giai cấp tư sản dân tộc |
1920 |
Công nhân Sài Gòn – Chơ Lớn thành lập Công hội đỏ |
7-1920 |
Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. |
12-1920 |
Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp |
1921 |
Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận |
1922 |
- Công nhân viên chức sở Công thương Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương - Bãi công của công nhân dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội |
1921-1923 |
Ra đời các tờ báo Nhân đạo, Đời sống công Nhân... |
1923 |
Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì |
6-1923 |
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế nông dân ở Liên Xô và được bầu vào BCH của Hội |
1923-1924 |
Ra đời các tờ báo Sự thật, tạp chí thư tín quốc tế |
11-11-1924 |
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu để đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng và truyền bá lí luận cách mạng GPDT vào Việt Nam |
8-1925 |
Công nhân thợ máy xưởng Ba son đấu tranh, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân |
1925 |
Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời |
BÀI 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 – 1930
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
2-1925 |
Thành lập Cộng Sản đoàn |
6-1925 |
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
21-6-1925 |
Ra đời báo Thanh Niên |
1926-1927 |
Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền Cao su Cam Tiêm, Phú Riềng |
1927 |
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc in thành sách Đường Kách Mệnh |
25-12-1927 |
Thành lập Việt Nam quốc dân đảng |
Cuối 1928 |
Phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
2-1929 |
Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội |
3-1929 |
Một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì |
5-1929 |
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có cơ sở khắp cả nước |
17-6-1929 |
Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập |
8-1929 |
Thành lập An Nam cộng sản đảng |
9-1929 |
Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn |
11-1929 |
An Nam Cộng sản Đảng họp Đại hội bầu ra BCH Trung ương |
1928-1929 |
Cả nước có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân |
6-1à8-2-1930 |
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (TQ) |
9-2-1930 |
Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ |
24-2-1930 |
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập ĐCSVN |
3-2-1930 |
Lấy làm ngày kỉ niệm thành lập ĐCSVN |
2-1930 |
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua |
BÀI 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
1-5-1930 |
Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra khắp cả nước nhân ngày Quốc tế lao động |
12-9-1930 |
Cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên |
9-1930 |
Xô viết ra đời ở Nghệ An |
Cuối 1930 đầu 1931 |
Xô Viết ra đời ở Hà Tĩnh |
10-1930 |
Luận Cương chính trị tháng 10 - Trần Phú |
BÀI 15. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
Thời gian |
Nội dung (sự kiện) |
3-1935 |
Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc) |
7-1935 |
Quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần VII |
6-1936 |
Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền |
7-1936 |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp tại Thượng Hải (TQ) |
11-1936 |
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ra đời |
3-1938 |
Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương). |