Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tiết 1 mới nhất theo mẫu Giáo án môn GDCD chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn GDCD lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 10
Tiết 21: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1- Về kiến thức
- Nêu được bản chất của nền dân chủ CNXH.
- Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
-Nêu được 2 hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
2- Về kỹ năng
- Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3- Về thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN.
1.Chuẩn bị của GV
*Tài liệu:
- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
- Tài liệu tham khảo khác:
+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.
+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ dạy học về so sánh 2 hình thứcdân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
2.Chuẩn bị của HS:
-Sách giáo khoa GDCD lớp 11
-Sách bài tập GDCD 11
- Sơ đồ, biểu đồ
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP(5 phút)
1.ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.Trong 2 chức năng đó, chức năng nào là quyết định? tại sao?
- Nêu trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
3.Tiến trình bài học:Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua báo đài chúng ta thường nghe hai từ "dân chủ".Vậy dân chủ là gì? Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất như thế nào,dân chủ có những hình thức nào...để biết được những điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 10:"Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa".
* Hoạt động 1:Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (15 phút)
-GV sử dụng phương pháp đàm thoại và nêu vấn đề
-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân .
Hoạt động của GV - HS |
Nôi dung |
*Bước 1:GV dẫn lời:Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một xã hội thật sự dân chủ, là Nhà nước thật sự của dân,do dân và vì dân. *Bước 2:Nghiên cứu tài liệu SGK và đàm thoại. *Bước 3:GV nêu câu hỏi đàm thoại. -GV: Dân chủ là gì? -GVKL:Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. Nền dân chủ đầu tiên, dân chủ chỉ thực hiện trong giới chủ nô( những người có tài sản và địa vị xã hội cao), nô lệ bị xem như một loại công cụ biết nói, không được hưởng quyền dân chủ; người giữ quyền lực trong xã hội chiếm hữu nô lệ là giai cấp chủ nô. Vì vậy, nô lệ vùng lên khát vọng muốn hướng tới một xã hội tốt đẹp trong đó con người có quyền lực thực sự của mình Trong CĐPK, quyền lực tập trung tuyệt đối vào vua nên đã thủ tiêu dân chủ. GCTS đã nêu cao ngọn cờ dân chủ " tự do, bình đẳng, bác ái" nhằm thủ tiêu chế độ chuyên chế phong kiến, nền dân chủ tư sản ra đời. Thực chất của nền dân chủ tư sản là giải phóng cá nhân, thực hiện quyền tư hữu tài sản và tự do công dân. Dưới chế độ tư sản, quyền lực trong xã hội tư sản vẫn nằm trong tay GCTS còn NDLD mà số đông là công nhân và nông dân vẫn không có quyền lực, chỉ có một số quyền trên danh nghĩa chứ thực tế thì vẫn bị áp bức, bóc lột. Con người không chỉ dừng lại nền dân chủ tư sản mà đã từ lâu họ mơ uớc vươn tới một xã hôị xoá bỏ áp bức, bất công. Nền dân chủ XHCN hình thành với thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản, xoá bỏ chế độ tư hữu, bóc lột và nô dịch con người dựa trên QHSX TBCN, xác lập chế độ sở hữu XHCN về TLSX, xây dựng chính quyền nhà nước kiểu mới của GCCN và NDLĐ do ĐCS lãnh đạo- Đó là cơ sở chính trị - kinh tế của sự ra đời nền dân chủ XHCN.Dân chủ XHCN ra đời từ CMT10 Nga năm 1917 đến nay. Đó là nền dân chủ đang hình thành và phát triển. Sự hình thành nền dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất so với các nền dân chủ trước đó.Vậy bản chất của nền dân chủ XHCN là gì? * Theo em,nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? * Tại sao nền dân chủ XHCN mang bản chất GCCN chứ không phải là giai cấp khác? -HS:Trả lời -GVKL:GCCN có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có trình độ tiên tiến, đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội, sống tập trung, đoàn kết, có tinh thần kỷ luật cao...Nói tóm lại giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng của mình là Đảng cộng sản tiến hành cuộc đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu,vô chính phủ vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. -GV:Mỗi nền dân chủ có cơ sở kinh tế khác nhau.Vậy cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ nào? -GV:Như vậy ai sẽ trở thành người làm chủ nền sản xuất, chi phối mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội? Đó chính là GCCN và NDLĐ.Đó chính là GCCN và NDLĐ.Khi đó người lao động thực sự làm chủ về kinh tế, khi nắm được quyền về kinh tế thì họ mới có dân chủ thật sự và trở thành lực lượng quyết định quá trình phát triển của xã hội. -GV:Nền dân chủ XHCN lấy nền tảng là hệ tư tưởng nào?Vì sao? -GV:Bởi vì hệ tư tưởng Mác-Lê nin đồng thời là hệ tư tưởng của GCCN.Đó là hệ tư tưởng tiên tiến nhất, đúng đắn nhất đã được thực tế chứng minh và kiểm nghiệm qua các cuộc cách mạng và chỉ trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin thì GCCN và NDLĐ mới làm chủ đời sống tinh thần của toàn xã hội. -GV:Vậy theo các em nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai? -GV:Nền dân chủ XHCN là một hình thức cao nhất của nền dân chủ, một nền deaan chủ thực sự cho đại đa số nhân dân, cho quần chúng lao động rộng rãi đó là điểm khác biệt rõ rệt nhất đối với các nền dân chủ khác.Như vậy nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động. -GV:Để cho nền dân chủ XHCN hoạt động theo đúng bản chất của nó, tránh những mưu đồ cũng như những hành vi nhằm chống lại chế độ đó thì theo các em nền dân chủ XHCN phải gắn liền với gì? -GV đưa ra ví dụ:Như học sinh có những quyền gì?Quyền được đến trường, quyền được nuôi dưỡng dạy bảo, quyền được tự do lựa chọn nghành nghề...thế nhưng điều đó khong có nghĩa là chúng ta được phép đi học muộn, được phép gây ồn mất trật tự trong giờ học?Được phép phá hoại cơ sở vật chất của Nhà trường?Được phép kéo băng phái đánh nhau?Như vậy việc nền dân chủ XHCN gắn liền với pháp luật, kỷ luật, kỷ cương cũng là một điều dễ hiểu.Bởi vì pháp luật, kỷ luật, kỷ cương đặt ra cũng đều là để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mỗi người, cho những người xung quanh và cho toàn xã hội.Là cơ sở để ngăn cản những hành vi sai trái của con người đồng thời để trừng trị những kẻ vi phạm, gây tác hại đến quyền lợi của nhân dân và đi ngược lại lợi ích chung của xã hội. |
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Dân chủ: Là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xh của đất nước. *Về bản chất:Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. *Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện cụ thể trên những phương diện sau: + Một là: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. + Hai là: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. + Ba là: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lê- nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội. + Bốn là: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động. + Năm là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. |
-GVDL:Để cho nền dân chủ XHCN thật sự phát huy bản chất tốt đẹp của nó đem lại sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân thì nền dân chủ XHCN phải trải qua một quá trình hình thành, phát triển và từng bước mới hoàn thiện.Qúa trình đó được diễn ra trên các lĩnh vực:Kinh tế,Chính trị,Văn hóa,Xã hội.
* Hoạt động 2:Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (20 phút)
-GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình
-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân .
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
*Bước 1:Nghiên cứu tài liệu SGK và đàm thoại. *Bước 2:GV nêu câu hỏi đàm thoại. * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế? Hãy nêu ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế mà em biết? -Ví dụ: Điều 16 - HP 1992 ( trích):" ...tổ chức, cá nhân thuộc các TPKT được sản xuất, kinh doanh trong các nghành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật...". -GV:Biểu hiện của quyền dân chủ trên lĩnh vực kinh tế thể hiện ở cả hai khía cạnh là quyền và nghĩa vụ của công dân: *Quyền: -Làm chủ TLSX,làm chủ quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. -Bình đẳng và tự do trong kinh doanh nhưng đặt trong khuôn khổ của pháp luật Song song với các quyền được hưởng thì công dân phải thực hiện những nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.Vậy đối với những người làm kinh doanh thì càn phải thực hiện nghĩa vụ gì? -HSTL: Nghĩa vụ đó chính là đóng thuế, ngoài ra còn có các nghĩa vụ khác như lao động công ích, mua trái phiếu...Nguồn thuế đó được Nhà nước dùng để làm đường xá, càu cống, xây dựng trường học, trả lương cho giáo viên, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh nghèo đến trường...tất cả đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng đó là để đào tạo nên những con người giúp ích cho xã hội, phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội. -Vậy những biểu hiện của quyền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là gì? -GV:Nêu nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? -GV:Quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị bao gồm những quyền nào? -Ví dụ: Hiến pháp năm 1992 quy định: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và quốc hội, HĐND. Công dân được hưởng quyền bầu cử 1 cách bình đẳng, không phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi họ thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. -Ví dụ:SGK - GDCD trang 73
+Thứ nhất: Quyền ứng cử và bầu cử được thể hiện rất rõ ngay cả trong việc bầu chọn bí thư chi đoàn– phải được sự bỏ phiếu tín nhiệm của các đoàn viên và được ghi rõ trong nghị quyết đại hội chi đoàn thì chức danh bí thư đó mới có giá trị. +Thứ hai: chúng ta có quyền tham gia vào việc quản lý, thảo luận những vấn đề chung của lớp học. Ví dụ như khi lớp dự định tổ chức một chuyến đi tham quan hay dã ngoại thì mỗi thành viên trong lớp đều có quyền đóng góp ý kiến nên đi đâu, vào thời gian nào thì phù hợp, kinh phí đóng góp hoặc trích quỹ lớp bao nhiêu, di chuyển bằng phương tiện gì… +Thứ ba: quyền kiến nghị, quyền biểu quyết khi có trưng cầu dân ý. Điều đó cũng được thể hiện rõ trong lớp ví dụ như tuần vừa rồi tổ trưởng tổng kết vi phạm trong tổ có sai sót ảnh hưởng đến quyền lợi các thành viên trong tổ thì thành viên hoàn toàn có quyền kiến nghị với lớp trưởng, với cô chủ nhiệm để được giải quyết. +Thứ tư: Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Điều này được thể hiện rất rõ ràng khi có bất cứ thông tin gì về của trường thông báo thì lớp trưởng hay ban cán sự lớp đều phải nhanh chóng thông tin cho các thành viên trong lớp. Trong lớp học sinh có quyền tự do nói lên những ý kiến riêng của mình nhưng điều đó không có nghĩa là được tự do phát biểu linh tinh, nói chuyện riêng, gây ồn ào trong lớp… - GV:Tương tự trong lĩnh vực kinh tế thì trong lĩnh vực chính trị đồng thời với những quyền nhân dân được hưởng thì Nhà nước cũng đặt ra những yêu cầu về nghĩa vụ đối với người dân. Đó là những nghĩa vụ gi? - HS: Trả lời - GV: Kết luận * GV Chốt lại các kiến thức cơ bản - GV: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là: - GV: Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện quyền làm chủ của công dân trên lĩnh vực văn hóa. Vậy đó là những quyền nào? -HS: Trả lời -GV: Nhắc lại các quyền và lấy ví dụ. +Thứ nhất: Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa. Ví dụ như công dân có quyền tham gia các lễ hội văn hóa như đón tết cổ truyền bắn pháo hoa, lễ quốc khánh, xem các giải bóng đá lớn......
+Thứ hai: Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa của chính mình. Điều này được thể hiện rõ qua việc đăng ký bản quyền và thu lợi nhuận từ việc phát hành các tác phẩm nghệ thuật của mình có thể là một bài hát, một cuốn sách, hay một bức tranh… và được pháp luật của nhà nước bảo vệ. Qua đó ta thấy được lợi ích của nền dân chủ XHVN khi gắn liền với Pháp luật, kỷ luật, kỷ cương như đã phân tích ở phần 1.
+Thứ ba: Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Mỗi chúng ta bất cứ ai không phân biệt tuổi tác, nam nữ, dân tộc, tôn giáo, … đều có quyền sáng tác và phê bình tuy nhiên nếu được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng thì phải được kiểm tra và có nguồn, có cơ sở đúng đắn, đáng tin cậy.
- GV: Ngoài ra dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn được thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, mọi áp bức. Lấy ví dụ minh họa? - HS: Trả lời - GV: Giải phóng khỏi những thiện kiến lạc hậu ví dụ như bỏ hủ tục lạc hậu tảo hôn, gạt bỏ những tập tục mê tín dị đoan… Còn đối với giải phóng khỏi áp bức như: gạt bỏ phân biệt nam nữ, màu da, dân tộc,…
|
2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ( đọc thêm) *Nội dung: Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trên lĩnh vực kinh tế. * Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế: + Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. + Các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật. + Làm chủ trực tiếp quá trình sx, kinh doanh, phân phối sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Công dân có quyền tự do kinh doanh theo PL, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp
b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị *Nội dung:Mọi quyền lực thuộc về nhân dân,trước hết là nhân dân lao động. * Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị: + Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội. +Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. + Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân. + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo... của công dân. Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Vd: đ nghĩa vụ quân sự, đi bầu cử… c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá Nội dung : - Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá . Biểu hiện Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây - Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá. - Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình. - Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người. * Đồng thời với việc hưởng quyền, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc |
4.Tổng kết và hướng dẫn học tập(5 phút)
4.1.Tổng kết
Câu 1: Lịch sử nhân loại đã chứng minh có những chế độ dân chủ nào?
Đáp án c
Câu 2: Nền dân chủ XHCN mang bản chất của… ?
Đáp án b
Câu 3:Lấy những ví dụ ở địa phương em đê chứng minh rằng “dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động”
4.2. Hướng dẫn học tập
-Làm bài tập1,4 sgk trang 11
-Đọc, nghiên cứu tiết 2 của bài.
*Bổ sung rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………….............
……………………………………………………………………………………………….............