Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 57: Tuyến tụy, tuyến trên thận mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
1. Kiến thức:
- Phân biệt chức năng nọi tiết và ngoại tiết của tuyến tụy.
- Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự đièu hòa lượng đường trong máu
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận.
2. Kĩ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3.Thái độ: Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: H.57.1 - 2
2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy - học.
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
* Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuyến yên?
* Đặt vấn đề: Tuyến tụy và tuyến trên thận đều có đặc điểm chung là tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào và có và chức năng nào khác?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
GHI BẢNG |
Hoạt động 1: - Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em đã biết? Đó là chức năng nội tiết hay ngoại tiết? Vì sao? - GV chiếu H.57.1, yêu cầu HS đọc thông tin SGK phân biệt chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết của tuyến tụy? - Lớp trao đổi hoàn thiện kiến thức:
Hoạt động 2: - GV chiếu H.57.2, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi: + Trình bày cấu tạo và chức năng của tuyến tụy? - GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, cho toàn lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức.
- Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
I. Tuyến tụy - Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết. - Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện: + Tế bào a: tiết hoocmon glucagôn biến đổi glicogen thành glucose. + Tế bào b: tiết insulin biến đổi glucose thành glicogen. - Nhờ tác động đối lập nhau của hai loai hoocmon trên mà tỷ lệ đường huyết luôn ổn định đảm bảo cho các hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường. II. Tuyến trên thận - Vị trí: gồm mọt đôi tuyến nằm trên đỉnh hai quả thận. - Cấu tạo, chức năng: + Màng liên kết. + Vỏ tuyến: gồm 3 lớp: · Lớp cầu: tiết hoocmon điều hòa trao đổi muối Na+ và K+. · Lớp sợi: tiết hoomon điều hòa đường huyết (biến đổi prôtêin và lipít thành glucose). · Lớp lưới: tiết hoocmon điều hòa sinh dục nam. + Tủy tuyến: tiết hai loại hoocmon có tác dụng gần giống nhau: adrênalin và noadrênalin: gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, giãn phế quản,… góp phần cùng glucagôn điều hòa lượng đường huyết. * Kết luận chung: SGK |
4/ Luyện tập, củng cố: 4’
- GV củng cố nội dung bài.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK, làm bài tập trong SBT.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài 58: Tuyến sinh dục.