Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết, tài liệu bao gồm 23 trang, đầy đủ lý thuyết và bài tập có đáp án, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN: HÓA HỌC 8

A. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:

- Hạt nhân tạo bởi proton(p) và nơtron

- Trong mỗi nguyên tử : p(+) = e (-)

- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.

- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại… có hạt hợp thành là nguyên tử.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?

- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,…

- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất :

+ Đơn chất: A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C …)

+ Đơn chất: Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)

+ Hợp chất: AxBy ,AxByCz

 - Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A ) và cho biết:

+ Nguyên tố tạo ra chất.

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối. 

4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.

- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

- Biểu thức:   \({\mathop A\limits^a _x}\mathop {{B_y}}\limits^b \)

x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2 , ta có 1 × II = 2 × 1

 Vận dụng

+ Tính hóa trị chưa biết:  biết x ,y và a ( hoặc b) tính được b (hoặc a)

+ Lập công thức hóa học khi biết a và b: 

- Viết công thức dạng chung

-  Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ: \(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\)

Lấy x = b hoặc b’ và y = a hay a’ (Nếu a’,b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a,b)

6. Sự biến đổi của chất: 

 - Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.

- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

7.Phản ứng hóa học:

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.

- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành : Có tính chất khác như màu sắc,trạng thái. Hoắc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

8. Định luật bảo toàn khối lượng :   

A + B → C + D

- Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

- Biếu thức: mA +  mB  =  mC  +  mD

9. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

- Ba bước lấp phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng,

Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

8. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

(1).  Cách tính nguyên tử khối

NTK của A = Khối lượng của nguyên tử A tính bằng gam : khối lượng của 1 đvC tính ra gam

Ví dụ: NTK của oxi = \(\frac{{2,{{6568.10}^{ - 23}}g}}{{0,{{16605.10}^{ - 23}}g}} = 16\)

(2) Công thức tính số mol

n = Số hạt vi mô: N

N là hằng số Avogrado: 6,023.1023

\(n = \frac{V}{{22,4}}\)

\(n = \frac{m}{M}\) => m = n x M

\[n = \frac{{P{V_{(dkkc)}}}}{{RT}}\]

Trong đó:

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4:273)

T: nhiệt độ: oK (oC+ 273)

(3)  Công thức tính tỉ khối

- Công thức tính tỉ khối của khí A với khí B:

\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} =  > {M_A} = d \times {M_B}\)

- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:

\({d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}} =  > {M_A} = d \times 29\)

Trong đó D là khối lượng riêng: D(g/cm3) có m (g) và V (cm3) hay ml

(4) Công thức tính thể tích

- Thể tích chất khí ở đktc

V = n x 22,4

- Thể tích của chất rắn và chất lỏng

\(V = \frac{m}{D}\)

- Thể tích ở điều kiện không tiêu chuẩn

\[{V_{(dkkc)}} = \frac{{nRT}}{P}\]

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4:273)

T: nhiệt độ: oK (oC+ 273)

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất

Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước, đường saccarozo (C12H22O11 ),  nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo, không khí, khí nito, giấm ăn (CH3COOH),

Dạng bài tập 2: Hóa trị

Bài tập ví dụ. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

c) P (V) và O.

d) N (V) và O.

Hướng dẫn giải

a) Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ: \[\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2} =  > x = 1;y = 2\]

Bước 3: Công thức hóa học cần tìm là: CS2

b) Công thức hóa học của Fe(III) và O có dạng:

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.III = y.II

Chuyển thành tỉ lệ: \[\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3}\]

Chọn x = 2, y = 3

Công thức hóa học cần tìm là: Fe2O3

c) 

Công thức hóa học của P(V và O có dạng:

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.V = y.II

Chuyển thành tỉ lệ: \[\frac{x}{y} = \frac{{II}}{V} = \frac{2}{5}\]

Chon x = 2, y = 5

Công thức hóa học cần tìm là: P2O5

d) N (V) và O.

Công thức hóa học của N(V) và O có dạng:

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.V = y.II

Chuyển thành tỉ lệ: \[\frac{x}{y} = \frac{{II}}{V} = \frac{2}{5}\]

Chon x = 2, y = 5

Công thức hóa học cần tìm là: N2O5

Bài tập tự luyện

Câu 1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO;  NO2;  N2O3; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3; Mg(H2PO4)2 

Câu 2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi:

P ( III ) và O; N (III)và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3

Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng

Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit. Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg COsinh ra. 

Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.

Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước.

Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?

Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học

Bài 1. Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:

1) MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl

2) Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O

3) Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O

4) FeO + HCl → FeCl2 + H2O

5) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

6) Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3

7) P + O2 → P2O5

8) N2 + O2 → NO

9) NO + O2 → NO2

10) NO2 + O2 + H2O → HNO3

Đáp án

1) MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

2) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

3) Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

4) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

5) Fe2O3 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 2H2O

6) Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

7) 4P + 5O2 → 2P2O5

8) N2 + O2 → 2NO

9) 2NO + O2 → 2NO2

10) 4NO2 + O2 + 4H2O → 4HNO3

Bài 2. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:

a) Al2O3 + ? → ?AlCl3 +?H2O

b) H3PO4 +?KOH →K3PO4 +?

c) ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?

d) Mg + ?HCl → ? +?H2

e) ? H2 + O2 → ?

f) P2O5 +? → ?H3PO4

g) CaO + ?HCl → CaCl2 + H2O

h) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + ?

Đáp án

a) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O

b) H3PO4 +3KOH → K3PO4 +3H2O

c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

e) 2H2 + O2 →2H2O

f) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

g) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

h) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2

Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

Câu 1: Hãy tính:

a/ Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)

b/ Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2 

Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc)

a/ Có bao nhiêu mol oxi?

b/ Có bao nhiêu phân tử khí oxi?

c/ Có khối lượng bao nhiêu gam?

d/ Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phan tử gấp 4 lần số phân tử có trong 3.2 g khí oxi.

Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2.

a/ Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc.

b/ Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên.

Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học:

I. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng

+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

\[\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%  \]

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)

Ví dụ: Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần chính là canxi photphat có công thức hóa học là Ca3(PO4)2

Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.

MCa3(PO4)2 = 40.3 + 31.2 + 16.4.2 = 310 g/mol

Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tó trong 1 mol hợp chất

Trong 1 mol Ca3(PO4)2 có: 3 mol nguyên tử Ca, 2 mol nguyên tử P và 8 mol nguyên tử O

Bước 3: Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

\[\begin{array}{l}\% {m_{Ca}} = \frac{{3.{M_{Ca}}}}{{{M_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}.100 = \frac{{3.40}}{{310}}.100 = 38,71\% \\\% {m_P} = \frac{{2.{M_P}}}{{{M_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}.100 = \frac{{2.31}}{{310}}.100 = 20\% \\\% {m_O} = 100\%  - 38,71\%  - 20\%  = 41,29\% \end{array}\]

Bài tập tự luyện

Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong  hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3

Câu 2: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp chất sau:

a) Fe(NO3)2, Fe(NO3)2

b) N2O, NO, NO2

II. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

\[\begin{array}{l}\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  >  x  =  \frac{{{M_{hc}}.\% A}}{{{M_A}.100\%  }}\\ \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  >  y  =  \frac{{{M_{hc}}.\% B}}{{{M_B}.100\%  }}\\ \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  > z  =  \frac{{{M_{hc}}.\% C}}{{{M_C}.100\%  }}\end{array}\]

Ví dụ: Một hợp chất khí có thành phần % theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết tỉ khối của hợp chất khí với hidro bằng 8,5.

Hướng dẫn giải

Khối lượng mol của hợp chất khí bằng: M = d,MH2 = 8.5,2 = 17 (gam/mol)

\[{m_N} = \frac{{17.82,35}}{{100}} = 14gam; {m_H} = \frac{{17.17,56}}{{100}} = 3 gam \]

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

\[{n_N} = \frac{{{m_N}}}{{{M_N}}} = \frac{{14}}{{14}} = {1^{}}mol; {n_H} = \frac{{{m_H}}}{{{M_H}}} = \frac{3}{1} = {3^{^{}}}mol\]

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H.

Công thức hóa học của hợp chất trên là NH3

Bài tập vận dụng

Câu 1: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O.

(ĐS: P2O5)

Câu 2: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH.

(ĐS: Al2(SO4)3 )

Câu 3: Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng  là 82,35% N và 17,65% H.

(ĐS: NH3)

Câu 4: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207

a) Tính MX

b) Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O.

ĐS:a) 64 đvC, b) SO2)

Câu 5: Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.

ĐS: AgNO3

 Dạng bài tập 7:  Tính toán và viết thành công thức hóa học

Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(SO4)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học?

Ta có:  PTK của   Crx(SO4)3 =  392 => Crx = 392 – 288 =>x = 104 : 52 = 2  

Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(SO4)3         

Bài tập tự giải: Tính x và ghi lại công thức hóa học của các hợp chất sau:

1)  Hợp chất Fe2(SO4)x có phân tử khối là 400 đvC.  

2)  Hợp chất FexO3 có phân tử khối là 160 đvC.                                                                  

3)  Hợp chất Al2(SO4)x có phân tử khối là 342 đvC.                                                                  

4)  Hợp chất K2(SO4)x có phân tử khối là 174 đvC.                                                                  

5)  Hợp chất Cax(PO4)2 có phân tử khối là 310 đvC.                                                                  

6)  Hợp chất NaxSO4 có phân tử khối là 142 đvC.                                                                  

7)  Hợp chất Zn(NO3)x có phân tử khối là 189 đvC.                                                                  

8)  Hợp chất Cu(NO3)x có phân tử khối là 188 đvC.                                                                  

9)  Hợp chất KxPO4 có phân tử khối là 203 đvC.                                                                  

10)  Hợp chất Al(NO3)x có phân tử khối là 213đvC.                                                                  

Dạng bài tập 8: Tính theo phương trình hóa học

Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập PTHH.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?

Lời giải

a) PTHH:       2Zn    +   O2   2ZnO

b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

PTHH:              2Zn    +   O2        2ZnO

Tỉ lệ PT:           2mol        1mol      2mol

                         0,2mol     ? mol      ? mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol 

=> Khối lượng ZnO là:  mZnO  = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2= (0,2.1)/2 = 0,1mol

=> Khối lượng O2 là: mO2 = n.M = 0,1.32 = 3,2gam

Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl .Tính: 

a. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.                                                                        (ĐS:4,48 lít)

b. Khối lượng HCl phản ứng.                                                                                 (ĐS:14,6 g)

c. Khối lượng FeCl2 tạo thành.                                                                                 (ĐS:25,4 g)

Câu 2: Cho phản ứng: 4Al + 3O2 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng.

a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.                          (ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít)

b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.                                                                        (ĐS: 2.04 g)

Câu 3: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là   S + O2 SO2 . Hãy cho biết:

a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Vì sao?

b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh. (ĐS: 33.6 lít)

c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí?

Câu 4: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.          

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (đktc).

Câu 6: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ p/ư:

R + Cl2 ---> RCl

a) Xác định tên kim loại R

b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành

Dạng bài tập 9: Bài toán về lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

\(\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\) => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

\(\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

\(\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\)   => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

Ví dụ. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

\({n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol\); \({n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol\)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Theo phương trình: 1 mol  2 mol      1 mol

Theo đầu bài         : 0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ: \(\frac{{0,1}}{1} > \frac{{0,1}}{2}\) → Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

\({m_{ZnC{l_2}}} = 0,05 \times 136 = 6,8gam\)

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Câu 2: Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4g H2SO4.

a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?

b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?

c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?

Câu 3: Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19g HCl

a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam

b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?

Câu 4: Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hạt nhân được cấu tạo bởi:

A. Notron và electron

B. Proton và electron

C. Proton và nơtron

D. Electron

Câu 2. 7Cl có ý nghĩa gì?

A. 7 chất Clo

B. 7 nguyên tố Clo

C. 7 nguyên tử Clo

D. 7 phân tử Clo

Câu 3. Cho các chất sau đâu là đơn chất hợp chất, phân tử: O2, H2, P2O5, O3, CH4, CH3COOH, Ca, Cl2. Chỉ ra các chất là đơn chất

A. O2, H2, P2O5, O3, Ca, Cl2

B. O2, H2, O3, Ca, Cl2

C. O2, H2, P2O5, O3, CH4

D. O2, H2, P2O5, O3

Câu 4. Chất nào dưới đây là đơn chất?

A. Muối ăn

B. Khí oxi

C. Đường

D. Axit sunfuric

Câu 5. Một hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh. Có thể dùng dụng cụ nào sau đây để tách riêng bột sắt với bột lưu huỳnh

A. Đũa thủy tinh

B. Ống nghiệm

C. Nam châm

D. Phễu

Câu 6. Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ

A. Electron

B. Proton

C. Nơtron

D. Tất cả đều đúng

Câu 7. Hợp chất Alx(SO3)3 có phân tử khối là 342 đvC. Giá trị của x là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8. Cặp chất nào sau đây có cùng phân tử khối

A. N2 và CO2

B. SO2 và C4H10

C. NO và C2H6

D. CO và N2O

Câu 9. Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai

A. NaOH

B. CuOH

C. KOH

D. Fe(OH)3

Câu 10. Trong P2O5, P hóa trị mấy

A. I

B. II

C. IV

D. V

Câu 11. Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức của XY là

A. XY

B. X2Y

C. X3Y

D. Tất cả đáp án.

Câu 12. Cho hóa trị của S là IV, chọn CTHH đúng trong các CTHH sau:

A. SO2.

B. S2O3.

C. S2O2.

D. SO3.

Câu 13. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

A. Nước đun sôi để vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó thấy nước đông cứng

B. Hòa tan một ít vôi sống vào nước

C. Sáng sớm thấy sương mù

D. Mở chai nước giải khát thấy bọt khí thoát ra

Câu 14. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học?

A. Đốt cháy đường

B. Thở hơi thở vào dung dịch nước vôi trong thấy có xuất hiện vẩn đục

C. Đốt cháy cồn tạo thành khí cacbonic và hơi nước

D. Mực hòa tan vào nước

Câu 15. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí?

A. Thức ăn để lâu bị ôi thiu

B. Cho vôi sống CaO hòa tan vào nước

C. Đinh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ

D. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi

Câu 16. Phân tử khối của của H2SO4 và H3PO4 lần lượt là:

A. 94 đvC; 98 đvC

B. 96 đvC; 98 đvC

C. 98 đvC; 98 đvC

D. 98 đvC; 100 đvC

Câu 17. Trong công thức Ba3(PO4)2, hóa trị của nhóm (PO4) sẽ là:

A. I

B. II

C. III

D. IV

Câu 18. Dấu hiệu của phản ứng hóa học

A. Thay đổi màu sắc

B. Tạo chất bay hơi

C. Tạo chất kết tủa

D. Tất cả đáp án

Câu 19. Cho phản ứng: Sắt phản ứng với oxi tạo ra oxit sắt từ.

Phương trình hóa học của phản ứng trên là:

A. 2Fe + O2 → 2FeO 

B. Fe + O2 → FeO

C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Câu 20. Khí nitơ tác dụng với khi hidro tạo thành khí amoniac NH3. Phương trình hóa học của phản ứng trên là:

A. N + 3H → NH3

B. N2 + 6H → 2NH3

C. N2 + 3H2 → 2NH3 

D. N2 + H2 → NH3

Câu 21. Cho phương trình hóa học

MgO + 2HNO3 → ? + H2O

Công thức hóa học còn thiếu trong dấu ? để hoàn thành phương trình hóa học là:

A. Mg(NO3)2

B. MgNO3

C. Mg(OH)2

D. Mg

Câu 22.  Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2. Hệ số còn thiếu trong dấu ? để hoàn thành phương trình hóa học trên là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 23.  Phương trình đúng là

A. P + O2 → P2O3

B. Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2

C. Ba + 2HCl → H2 + BaCl2

D. Mg + O2 → MgO

Câu 24. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2. Hệ số cân bằng cho phản ứng trên là

A. 1, 1, 1, 1

B. 2; 1; 1; 1

C. 1; 1; 1; 2

D. 1; 1; 2; 1

Câu 25. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?

1/ Sự kết tinh muối ăn

2/ Khi nấu canh cua, gạch cua nổi lên trên

3/ Về mùa hè, thức ăn thường bị thiu

4/ Bình thường lòng trắng trứng ở trạng thái lỏng, khi đun nóng đông tụ lại

5/ Đun quá lửa sẽ khét

A. 1; 2; 5

B. 1; 2; 4

C. 1; 2; 3; 4

D. 2; 3; 4

Câu 26. Từ công thức hóa học Fe(NO3)2 cho biết ý nghĩa nào đúng?

(1) Hợp chất do 3 nguyên tố Fe, N, O tạo nên

(2) Hợp chất do 3 nguyên từ Fe, N, O tạo nên 

(3) Có 1 nguyên tử Fe, 2 nguyên tử N và 3 nguyên tử O

(4) Phân tử khối bằng: 56 + 14.2 + 16.6 = 180 đvC

A. (1), (3), (4)

B. (2), (4)

C. (1), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 27. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về định luật bảo toàn khối lượng?

A. Tổng các sản phẩm bằng tổng các chất tham gia.

B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

D. Trong phản ứng hóa học tổng sản phẩm bằng tổng chất tham gia.

Câu 28. Hòa tan 3,6 gam Mg vào 10,95 gam axit clohidric HCl thu được magie clorua MgCl2 và 0,6 g H2. Tính khối lượng của magie clorua?

A. 13,95 gam

B. 27,9 gam

C. 14,5 gam

D. 9,67 gam

Câu 29.  Cho phương trình: Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu. Tìm x, y

A. x = 2, y = 3

B. x = 3, y = 4

C. x = 1, y = 2

D. x = y = 1

Câu 30.  Số mol của H2 ở đktc biết V = 5,6 lít

A. 0,25 mol

B. 0,3 mol

C. 0,224 mol

D. 0,52 mol

Câu 31. Số mol của kali biết có 6.1023 nguyên tử kali

A. 1 mol

B. 1,5 mol

C. 0,5 mol

D. 0,25 mol

 

Câu 32. Cho Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Tính VH2biết mFe = 15,12 g

A. 6,048 l

B. 8,604 l

C. 5,122 l

D. 2,45 l

Câu 33. Có thể thu khí N2 bằng cách nào

A. Đặt đứng bình

B. Đặt úp bình

C. Đặt ngang bình

D. Cách nào cũng được

Câu 34. Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 35. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần

A. Nặng hơn không khí 2,2 lần

B. Nhẹ hơn không khí 3 lần

C. Nặng hơn không khí 2,4 lần

D. Nhẹ hơn không khí 2 lần

Câu 36. Nguyên tố cacbon (C) là tập hợp những nguyên tố có cùng

A. 6 hạt nhân

B. 12 hạt proton

C. 12 hạt electron

D. 6 hạt proton

Câu 37.  Tính %mK có trong phân tử K2CO3

A. 56, 502%

B. 56,52%

C. 56,3%

D. 56,56%

Câu 38. Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4

A. 67,2 g

B. 25,6 g

C. 80 g

D. 10 g

Câu 39. Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết dA/H2 = 40

A. CuO2

B. CuO

C. Cu2O

D. Cu2O2

Câu 40. Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O

Để điều chế 2,24 lít CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là

A. 1 mol

B. 0,1 mol

C. 0,001 mol

D. 2 mol

Câu 41. Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng

A. 2,45 g

B. 5,4 g

C. 4,86 g

D. 6,35 g

 Câu 42. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết

A. Nước cất

B. Nước mưa

C. Nước lọc

D. Đồ uống có gas

Câu 43. Dãy chất nào dưới đây đều là hỗn hợp 

A. Không khí, nước mưa, khí oxi

B. Khí hidro, thủy tinh, nước tinh khiết

C. Khí cacbonic, cafe sữa, nước ngọt

D. Nước đường, sữa, nước muối

Câu 44. Dãy chất nào dưới đây là phi kim

A. Canxi, lưu huỳnh, photpho, nito

B. Bạc, lưu huỳnh, thủy ngân, oxi

C. Oxi, nito, photpho, lưu huỳnh

D. Cacbon, sắt, lưu huỳnh, oxi

Câu 45. Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với oxi là: X2O3, công thức hóa học của nguyên tố Y với hiđrô là: YH2. Vậy hợp chất của X và Y có công thức hóa học là:

A. X2Y3.

B. X2Y.

C. XY3.

D. XY.

Câu 46. Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Tính số hạt electron trong nguyên tử X.

A. 14

B. 13

C. 10

D. 15

Câu 47. Phát biểu nào sau đây không đúng về phản ứng hóa học?

A. Phản ứng hóa học xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử 

B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất tham gia tăng dần theo thời gian phản ứng.

C. Một số phản ứng hóa học cần xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

D. Chất kết tủa hoặc chất khí bay lên là dấu hiệu thể hiện phản ứng hóa học xảy ra.

Câu 48. Cho dX/H2 = 0,12 nghĩa là gì

A. X nhẹ hơn H2 0,12 lần

B. X nặng hơn H2 0,12 lần

C. Số mol của X và hidro bằng nhau

D. Không kết luận được

Câu 49. Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương

A. Electron

B. Nơtron

C. Proton

D. Electron và Proton

 Câu 50. Cho các hợp chất sau SO3, N2O5 hoá trị của S và N trong các hợp chất trên lần lượt là:

A. VI và V.

B. I và V.

C. VI và II.

D. IV và III.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

 

1C

2C

3B

4B

5C

6A

7B

8C

9B

10D

11A

12A

13B

14D

15D

16C

17C

18D

19D

20C

21A

22B

23C

24B

25A

26C

27BC

28A

29A

30A

31A

32A

33B

34D

35A

36D

37B

38A

39B

40B

41D

42A

43D

44C

45A

46B

47B

48A

49A

50A

 

 

Xem thêm
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 4)
Trang 4
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 5)
Trang 5
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 6)
Trang 6
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 7)
Trang 7
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 8)
Trang 8
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 9)
Trang 9
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 8 học kì chi tiết (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 23 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống