Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12, tài liệu bao gồm 8 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi THPT QG môn Sinh học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12

PHẦN I: DI TRUYỀN HỌC

Chương III

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Câu 1: Quần thể có thể dị hợp ngày một giảm là:

a. Quần thể tự thụ.                  b. Quần thể giao phối.            c. Loài sinh sản hữu tính.              d. Loàitrinh sản.

Câu 2: Quần thể tự thụ có vốn gen:

a. Rất đa dạng.                        b. Kém đa dạng.                      c. Kém thích nghi.                  d. Thíchnghi cao.

Câu 3: Cơ thể sinh vật có kiểu gen AaBbDD, cho tự thụ phấn kéo dài tạo ra số dòng thuần là:

a. 2                                          b. 4                                          c. 6                                          d. 8

Câu 4: Đặc điểm không đúng với quần thể tự phối là:

a. Có thể dị hợp giảm dần.          b. Độ đa dạng thấp.           c. Tính thích nghi cao.  d.Tính thích nghi thấp.

Câu 5: Quần thể tự phối kéo dài sẽ dẫn đến:

a. Các cá thể trong quần thể sức sống ngày càng giảm.                     b. Quái thai, dị hình.

c. Năng suất ngày càng thấp.                                                              d. Thoái hoá giống.

Câu 6: Quần thể giao phối xảy ra ở loài:

a. Sinh sản hữu tính.               b. Sinh sản sinh dưỡng.            c. Sinh sản trinh sản.            d.Sinhsản vô tính.

Câu 7: Đặc điểm quan trọng của quần thể giao phối là:

a. Đa dạng về kiểu gen.                                                          b. Đa hình về kiểu gen và kiểu hình.                   

c. Đa dạng về kiểu hình.                                                         d. Phân hoá thành các dòng thuần.

Câu 8: Một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có 100% thể Aa, cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ thì tỉ lệ phần trăm (%) của thể dị hợp là:

a. 75%.                                    b. 50%.                                    c. 25%.                                    d. 12,5%.

Câu 9: Một quần thể ban đầu Aa, tự phối qua một thế hệ có thành phần kiểu gen:

a. 1AA : 2Aa : 1aa.                 b. 1AA : 1Aa : 2aa.                 c. 2AA : 1Aa : 1aa.               d. 1AA : 2Aa : 2aa.

Câu 10: Trong quần thể giao phối khó tìm thấy hai cá thể giống hệt nhau vì:

a. Quần thể tự phối.                                                                b. Quần thể giao phối tự do.      

c. Quần thể ngẫu phối và có vốn gen lớn.                              d. Quần thể thường xuyên đột biến.

Câu 11: Trong quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa, tần số tương đối của alen A và alen a là:

a. A = 0,8 và a = 0,2.              b. A = 0,2 và a = 0,8.              c. A = 0,6 và a = 0,4.          d. A = 0,4 và a = 0,6.

Câu 12: Quần thể giao phối có tần số tương đối alen A = 0,3 và tần số tương đối alen a = 0,7, có cấu trúc di truyền là:

a. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.                                                  b. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa.

c. 0,09AA : 0,49Aa : 0,42aa.                                                  d. 0,49AA : 0,09Aa : 0,42aa.

Câu 13: Một trong các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec là:

a. Không xảy ra quá trình đột biến và chọn lọc.                    b. Quần thể có sự du nhập gen lạ.

c. Có sự phát tán cá thể trong quần thể.                                 d. Không giao phối ngẫu nhiên.

Câu 14: Cho quần thể giao phối có tần số alen A = 0,9. Xác định tỉ lệ phần trăm (%) thể dị hợp trong quần thể:

a. 9%.                          b. 18%.                                    c. 20%.                                    d. 22%.

Câu 15: Điều làm cho kết quả của định luật Hacđi – Vanbec bị thay đổi là:

a. Các cá thể trong quần thể giao phối tự do.        b. Tần số tương đối của mỗi alen không đổi qua các thế hệ.

c. Sự thích nghi của các kiểu gen là như nhau.     d. Có sự du nhập các gen lạ.

Câu 16: Quần thể I có tần số alen A = 0,1, quần thể II có tần số alen A = 0,2, quần thể nào có thể dị hợp chiếm cao hơn?

a. Quần thể I chiếm 0,18.                                            b. Quần thể I chiếm 0,36.      

c.  Quần thể II chiếm0,16.                                          d. Quần thể II chiếm 0,32.

Câu 17: Quần thể bò có 64% bò lông đen. Biết bò lông đen do alen D quy định, bò lông vàng do alen d quy định, tần số tương đối của alen d là:

a. 0,6.                          b. 0,8.                                      c. 0,4.                                      d. 0,16.

Câu 18: Ý nghĩa quan trọng của định luật Hacđi – Vanbec đối với laòi giao phối là:

a. Giải thích tính thích nghi của loài.                         b. Giải thích tính ổn định của loài.

c. Giải thích tính đa dạng của loài.                             d. Giải thích sự hợp lí tương đối của loài.

Câu 19: Trong quần thể có kiểu gen AA = 24%, Aa = 40%, thì tần số của alen a là:

a. 0,6.                          b. 0,12.                                    c. 0,36.                                    d. 0,24.

Câu 20: Trong quần thể người biết nhóm máu A chiếm 16%, B chiếm 24%, O chiếm 36%, còn lại là nhóm máu AB. Biết nhóm máu A (IAIA, Iai), nhóm máu B(IBIB, IBi), nhóm máu AB (IAIB), nhóm máu O (ii), tần số tương đối của alen I trong quần thể là:

a. 0,6.                                      b. 0,8.                                      c. 0,12.                                    d. 0,16.

Câu 21: Công thức tổng quát của định luật Hacđi – Vanbec được viết:

a. p2 + q2.                                b. (p + q)2.                               c. (p + q) (p - q)                      d. p2 + pq + q2.

Câu 22: Quần thể đạt trạng thái cân bằng là:

a. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.                                                  b. 0,66AA : 0,32Aa : 0,02aa.

c. 0,62AA : 0,32Aa : 0,06aa.                                                  d. 0,64AA : 0,32 Aa : 0,04aa.

Câu 23: Tính chất, thành phần kiểu gen của quần thể giao phối:

a. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.                                               b. Giảm thể dị hợp, tăng thể đồng hợp.

c. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.                                   d. Đặc trưng và không ổn định.

Câu 24: Trong quần thể giao phối, một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do tạo ra được:

a. 4 tổ hợp kiểu gen.               b. 6 tổ hợp kiểu gen.               c. 8 tổ hợp kiểu gen.          d. 10 tổ hợp kiểu gen.

Câu 25: Xét quần thể thỏ, biết thỏ lông trắng trội so với thỏ lông xám, trong đó thỏ lông xám chiếm 36%, tỉ lệ phần trăm (%) thỏ lông trắng đồng hợp trong quần thể là bao nhiêu?

a. 16%.                        b. 24%.                                    c. 36%.                                    d. 32%.

Câu 26: Ở người, bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn d, người bị bệnh bạch tạng gặp với tần số 1/20000, người mang gen bệnh tiềm ẩn chiếm:

a. 1,3%.                       b. 1,4%.                                   c. 1,5%.                                   d. 1,6%.

Câu 27: Xét quần thể gà có 90 con lông đen, 420 con lông đốm và 490 con lông trắng, biết AA : lông đen, Aa : lông đốm, aa : lông trắng, tần số tương đối của alen A và alen a là:

a. A = 0,7; a = 0,3.                  b. A = 0,3; a = 0,7.                  c. A = 0,4; a = 0,6.                 d. A = 0,6; a = 0,4.

Câu 28: Xét quần thể giao phối, muốn kiểu gen AA gấp đôi kiểu gen Aa thì tần số tương đối của mỗi alen là:

a. A = 0,8; a = 0,2.                  b. A = 0,2; a = 0,8.                  c. A = 0,6; a = 0,4.                 d. A = 0,4; a = 0,6.

Câu 29: Xét quần thể thực vật ngẫu phối, biết cây cao trội (A), cây thấp lặn (a), trong quần thể có 400 cây thấp trên tổng số 1000 cây. Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là:

a. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.                                                  b. 0,32AA : 0,04Aa : 0,64aa.

c. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.                                                  d. 0,04AA : 0,64Aa : 0,32aa.

Câu 30: Quần thể nào đạt trạng thái cân bằng di truyền?

a. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.                                                  b. 0,30AA : 0Aa : 0,7aa.

b. 0AA : 0,60Aa : 0,40aa.                                                       d. 0,25AA : 0,10Aa : 0,65aa.

 

Chương IV

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Câu 1: Kĩ thuật di truyền là:

a. Thao tác trên gen.           b. Thao tác trên ADN.           c.  Thao tác trên NST.        d.  Thao tác trên plasmit.

Câu 2: Plasmit là ADN vòng, có trong:

a. Nhân tế bào các loài sinh vật.         b. Tế bào vi khuẩn E. coli.        c. Nhiễm sắc thể.              d. Ti thể, lạp thể.

Câu 3: Áp dụng kĩ thuật di truyền để tạo ra:

a. Cơ thể lai.               b. Biến dị tổ hợp.                    c. ADN tái tổ hợp.                  d. Gen đột biến.

Câu 4: Thành tựu đã đạt được của kĩ thuật di truyền là:

a. Sản xuất với số lượng lớn các sản phẩm sinh học.             b. Tạo ra số lượng lớn các biến dị tổ hợp.

c. Tạo ra nhiều dạng đột biến nhân tạo mới.                          d. Điều chỉnh và sửa chữa các loại gen.

Câu 5: Insulin chữa bệnh tiểu đường cho người được sản xuất từ:

a. Hoá chất trong tự nhiên.           b. Phòng thí nghiệm.            c. Cơ thể thực vật.          d. Kĩ thuật di truyền.

Câu 6: Plasmit và vi khuẩn E. coli trong kĩ thuật di truyền được dùng làm:

a. Thể truyền.              b. Yếu tố gây đột biến gen.          c. Vật liệu di truyền.      d. Yếu tố gây biến dị tổ hợp.

Câu 7: Enzim nối trong kĩ thuật di truyền có tên là:

a. Restrictaza.             b. ADN – pôlimeraza.                        c. Ligaza.                    d. ARN - pôlimeraza.    

Câu 8: Một trong các đặc điểm của các dòng vi khuẩn được dùng trong kĩ thuật di truyền là:

a. Tốc độ sinh sản nhanh.                                                       b. Dùng để cho gen.

c. Dùng để xâm nhập vào cơ thể vật chủ.                               d. Dùng làm vectơ truyền.

Câu 9: Sinh vật biến đổi gen là những sinh vật có hệ gen:

a. Biến đổi phù hợp lợi ích con người.                                   b. Cần thiết cho sinh vật.

c. Cần cho sự tiến hoá.                                                           d. cần cho thường biến.

Câu 10: Sinh vật biến đổi gen:

a. Rất an toàn cho người và hệ sinh thái.                               b. Thiếu an toàn cho người và hệ sinh thái.

c. Có lợi ích cho sinh vật.                                                       d. Không có lợi ích cho sinh vật.

Câu 11: Cơ sở vật chất để tạo giống mới là:

a. Các biến dị tổ  hợp.             b. Các dạng đột biến.          c. Các ADN tái tổ hợp.      d. Các biến dị di truyền.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là:

a. Con lai mang những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.                  b. Con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.

c. Con lai xuất hiện các kiểu hình mới.                                              d. Con lai có sức sống mạnh mẽ.

Câu 13: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì:

a. Kết hợp các đặc điểm di truyền của cả bố mẹ.                   b. Luôn luôn ở trạng thái dị hợp.

c. Biểu hiện các đặc tính tốt của bố.                                       d. Biểu hiện các đặc tính tốt của mẹ.

Câu 14: Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản là:

a. Cho tự thụ phấn kéo dai.                 b. Tạo dòng thuần.        c. Cho lai khác dòng.         d. Cho lai khác loài.

Câu 15: Ưu thế lai thường giảm dần ở các thế hệ sau vì:

a. Thể dị hợp không thay đổi.                                                 b. Sức sống của sinh vật có giảm sút.

c. Xuất hiện các thể đồng hợp lặn.                                         d. Thể dị hợp có xu thế tăng dần.

Câu 16: Vai trò của cônxixin trong gây đột biến nhân tạo là:

a. Gây đột biến gen.                                                                b. Gây đột biến dị bội.            

c. Gây đột biến cấu trúc NST.                                                d. Cản trở sự hình thành của thoi vô sắc.

Câu 17: Một trong những vai trò của tia tử ngoại là:

a. Xuyên không sâu.                                                               b. Xuyên sâu.             

c. Cản trở sự hình thành của thoi vô sắc.                               d. Gây thường biến cho các sinh vật.

Câu 18: Bản chất chung của các tia phóng xạ trong gây đột biến nhân tạo là:

a. Gây đột biến gen.                                                                                        b. Gây đột biến cấu trúc NST.

c. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua mô sống.                   d. Gây đột biến đa bội.

Câu 19: Câu nào sau đây nói về hệ số di truyền là đúng?

a. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng lớn.             

b. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.

c. Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng ít phụ thuộc vào kiểu gen.

d. Hệ số di truyền cao cho thấy tính trạng ít phụ thuộc vào kiểu gen.

Câu 20: Điều không đúng khi nói về hệ số di truyền là:

a. Hệ số di truyền phản ánh mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng của môi trường.

b. Hệ số di truyền cao phản ánh tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

c. Hệ số di truyền thấp phản ánh tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

d. Hệ số di truyền là tỉ số biến dị giữa kiểu gen so với biến dị kiểu hìh.

Câu 21: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:

a. Dựa trên kiểu gen để chọn lọc.                   b. Chọn lọc có hiệu quả khi tính trạng có hệ số di truyền thấp.

c. Phương pháp chọn lọc lâu dài.                   d. Dựa vào kiểu hình để chọn lọc, dễ làm, áp dụng rộng rãi.

Câu 22: Điểm nổi bật của chọn lọc cá thể là:

a. Chỉ đánh giá về kiểu hình.                          b. Vừa đánh giá kiểu hình đồng thời kiểm tra cả kiểu gen.

c. Đem lại hiệu quả chọn lọc cao khi tính trạng có hệ số di truyền thấp.

d. Dễ làm, không tốn kém, áp dụng rộng rãi.

Câu 23: Chọn lọc cá thể áp dụng cho:

a. Tính trạng có hệ số di truyền thấp.                         b. Tính trạng có hệ số di truyền cao.

c. Tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen.                        d. Ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 24: Một trong nhũng hạn chế của chọn lọc cá thể là:

a. Dễ thực hiện.             b. Áp dụng rộng rãi.            c. Khó áp dụng, mất thời gian.            d. Không tốn kém.

Câu 25: Không sử dụng phương pháp gây đột biến đối với:

a. Vi sinh vật.              b. Cây trồng.                           c. Động vật bậc thấp.                       d. Động vật bậc cao.

Câu 26: Hệ số di truyền là:

a. Tỉ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình.            b. Tỉ số giữa biến dị kiểu hình và biến dị kiểu gen.

c. Tỉ số giữa biến dị tổ hợp và biến dị kiểu gen.                 d. Tỉ số giữa biến dị đột biến và biến dị kiểu gen.

Câu 27: Tính trạng có hệ số di truyền cao phụ thuộc vào:

a. Môi trường.             b. Kiểu gen.                c. Thường biến.                      d. Kiểu hình.

Câu 28: Tính trạng có hệ số di truyền cao được gọi là:

a. Tính trạng chất lượng.        b. Tính trạng số lượng.         c. Tính trạng đa alen.    d. Tính trạng do đột biến.

Câu 29: Nghiên cứu hệ số di truyền cho thấy ảnh hưởng:

a. Các phương pháp chọn lọc.                                                b. Các phương pháp gây đột biến.

c. Của kiểu gen và mội trường lên tính trạng.                                    d. Quá trình chọn giống.

Câu 30: Tính trạng số lượng phụ thuộc chặt chẽ với:

a. Hệ số di truyền.                  b. Môi trường.                        c. Kiểu gen.                             d. Kiểu hình.

Câu 31: Cách xác định tính trạng chất lượng qua:

a. Số quả trên cây.                                          b. Số hạt trên bông.                

c. Số con trên lứa.                                           d. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong quả và hạt.

Câu 32: Chọn lọc hàng loạt còn gọi là:

a. Chọn lọc kiểu hình.                                     b. Chọn lọc kiểu gen.

c. Chọn lọc cá thể.                                          d. Chọn lọc tính trạng có hệ số di truyền cao.

Câu 33: Một trong những hạn chế của chọn lọc hàng loạt là:

a. Không tốn kém.      b. Áp dụng rộng rãi.               c. Chi phí thấp.         d. Trộn lẫn các hạt giống với nhau.

Câu 34: Để kiểm tra chất lượng của đực giống đầu dòng dựa vào:

a. Kiểu gen của bố.                 b. Kiểu gen của mẹ.                c. Thế hệ con.             d. Điều kiện chăm sóc.

Câu 35: Tính trạng có hệ số di truyền cao thì dùng phương pháp:

a. Chọn lọc hàng loạt.                                                 b. Chọn lọc cá thể.                 

c. Chọn lọc kiểu hình.                                                 d.

Câu 36: Phương pháp gây đột biến và chọn lọc có hiệu quả để:

a. Chọn giống vi sinh vật.                                           b. Chọn giống thực vật.         

c. Chọn giống động vật.                                             d. Chọn giống cây trồng và vật nuôi.

Câu 37: Khi tính trạng có hệ số di truyền thấp thì phương pháp chọn lọc không đem lại hiệu quả là:

a. Chọn lọc hàng loạt.                                                 b. Chọn lọc kiểu gen.

c. Chọn lọc cá thể.                                                      d. Chọn lọc và gây đột biến.

Câu 38: Kĩ thuật di truyền được áp dụng phổ biến là:

A. Truyền gen trực tiếp.         b. Vectơ truyền là virut.          c. Vectơ truyền là plasmit.    d. Lai tế bào xôma.

Câu 39: Điều không đúng khi dùng thể truyền là plasmit.

a. Vi khuẩn vật chủ sống bình thường.                                  b. Vi khuẩn vật chủ bị phá huỷ.

c. ADN trong plasmit vẫn giữ nguyên.                                  d. Plasmit dễ xâm nhập qua màng E. coli.

Câu 40: Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là:

a. Tạo ADN tái tổ hợp.                                                           b. Tổng hợp các sản phẩm sinh học.

c. Tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài khác xa nhau.     d. Sự sinh sản nhanh của tế bào nhận E. coli.

 

Xem thêm
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 3+4 - Sinh Học lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống