Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 14: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 17 trang gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 14 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 11.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 17 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 35 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 14 có đáp án: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp – Sinh Học lớp 11:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 11
BÀI 14: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP
Câu 1: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng
A. 25oC - 30oC
B. 30oC - 35oC
C. 20oC - 25oC
D. 35oC - 40oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối ưu (30oC → 35oC): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Nhiệt độ để xảy ra hô hấp thuận lợi nhất trong khoảng:
A. 20°C - 30°C
B. 35°C - 40°C
C. 15°C – 25°C
D. 30°C - 35°
Lời giải:
Nhiệt độ tối ưu (30oC → 35oC): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể:
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn
D. Cả ba đều sai.
Lời giải:
Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể. Hàm lượng nước
trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô
hấp là không đúng ?
A. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
C. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
D. Cung cấp proton H+ và năng lượng cho quá trình hô hấp.
Lời giải:
Nhận định sai là D
Nước không cung cấp năng lượng cho quá trình hô hấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Phát
biểu nào sau đây sai?
1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố
liên quan chặt chẽ vđi quá trình hô hấp.
3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp
càng mạnh.
4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp.
A. 1,2
B. 4
C. 3,4
D. 3
Lời giải:
Phát biểu sai là (3) vì cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước, nước càng
nhiều thì hô hấp càng mạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Cây chuyển sang phân giải kị khí khi nồng độ oxi không khí giảm
xuống:
A. 20%.
B. 5%
C. 15%.
D. Không xác định được
Lời giải:
Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống 5% thi cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Vai trò của việc nghiên cứu hệ số hô hấp là:
A. Giúp ta biết được tỉ lệ giữa các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ đang có trong
tế bào cơ thể.
B. Giúp ta biết được hiệu suất của quá trình hô hấp.
C. Điều chỉnh lượng oxy cần thiết cho quá trình phân giải từng loại nguyên liệu
hữu cơ.
D. Giúp ta biết được nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình
trạng hô hấp và tình trạng của cây.
Lời giải:
Dựa vào hệ số hô hấp, ta có thể dự đoán nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì,
từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ý nghĩa nào dưới đây của hệ số hô hấp là không đúng ?
A. Điều chỉnh các loại chất khoáng để tăng cường khả năng sinh trưởng của cây trên cơ sở hệ số hô hấp.
B. Quyết định các biện pháp chăm sóc cây trồng trên cơ sở hệ số hô hấp
C. Cho biết nhóm chất của nguyên liệu đang hô hấp để qua đó đánh giá tình trạng hô hấp ở cây
D. Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản trên cơ sở hệ số hô hấp
Lời giải:
Phát biểu sai là:
A. Hệ số hô hấp có ý nghĩa :Cho biết nguyên liệu hô hấp , cho biết tình trạng của cây , trên cơ sở đó quyết định các phương pháp chăm sóc, bảo quản nông sản hợp lý.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản
nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Lời giải:
Xét các nhận định:
(1) đúng
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai, hô hấp làm giảm khối lượng, chất lượng nông sản
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản
nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp không làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, nhưng không thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm. Các nhận định sai là:
A. 1, 4.
B. 1, 3.
C. 2, 4.
D. 2, 3.
Lời giải: Xét các nhận định:
(1) đúng
(2) sai
(3) sai
(4) đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản
gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ
B. Làm tăng khí O2; giảm CO2
C. Làm giảm độ ẩm
D. Tiêu hao chất hữu cơ
Lời giải:
Hô hấp của nông sản làm tăng nhiệt độ, độ ẩm, tiêu hao chất hữu cơ
Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải
làm cho hô hấp:
A. Vẫn hoạt động bình thường
B. Giảm đến mức tối thiểu
C. Tăng đến mức tối đa.
D. Không còn hoạt động được.
Lời giải: Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô
hấp giảm đến mức tối thiểu → giảm hao hụt chất lượng sản phẩm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng
A. (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
B. (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
C. (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
D. (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
Lời giải:
Nhiệt độ tối thiểu (0oC → 10oC): Là nhiệt độ mà cây bắt đầu của biểu hiện hô hấp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Tùy loài cây và vùng sinh thái, nhiệt độ thấp nhất để cây bắt đầu hô
hấp trong khoảng:
A. 35oC - 40oC
B. 15oC – 25oC
C. 0oC - 10oC
D. 10oC - 20oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp là 0oC – 10oC. Nhiệt độ tối thấp còn tùy thuộc
vào loài cây ở các vụng sinh thái khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng
A. 35oC - 40oC
B. 40oC - 45oC
C. 30oC - 35oC
D. 45oC - 50oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối đa (40oC → 45oC), ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá
hủy, cây chết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Nhiệt độ tối đa cây còn hô hấp được biến thiên trong khoảng:
A. 45oC - 55oC
B. 55oC - 65oC
C. 40oC - 45oC
D. 35oC - 40oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối đa (40oC → 45oC), ở nhiệt độ quá cao thì protêin bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang hô hấp kị khí nếu:
A. Nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 5%.
B. Nồng độ CO2 trong không khí cao quá 0,05%
C. Nhiệt độ môi trường đạt mức 45 – 50%
D. Độ ẩm trong không khí bão hòa.
Lời giải:
Trong điều kiện nồng độ khí O2 giảm xuống dưới 5%, cây sẽ chuyển sang hô hấp
kị khí có hại cho cây. Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Hô hấp của cây bị ức chế khi nồng độ CO2 cao hơn:
A. 0,5%.
B. 10%
C. 1%.
D. 40%.
Lời giải:
Trong môi trường, nồng độ CO2 cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Hô hấp sẽ bị ảnh hưởng khi nồng độ O2 trong không khí:
A. Giảm xuống dưới 0,03
B. Giảm xuống dưới 21%
C. Giảm xuống dưới 5%
D. Giảm xuống dưới 10%
Lời giải:
Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng
và khi giảm xuống 5% thi cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây
trồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử
CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là
A. Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
B. Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
C. Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây
D. Xác định được cường độ quang hợp của cây.
Lời giải:
Nhờ hệ số hô hấp ngoài việc biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất nào còn
qua đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp của cây. Giúp đưa ra các quyết định, biện
pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là:
A. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ cao vừa phải
B. Nơi cất giữ phải cao ráo
C. Phải để chỗ kín để không ai thấy
D. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.
Lời giải:
Mọi biện pháp bảo quản nông sản đều dựa trên nguyên tắc là giảm tối đa cường độ
hô hấp của nông sản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Cần làm gì trong quá trình bảo quản nông sản để sản phẩm luôn tươi
và chất lượng bảo đảm?
A. Tăng quá trình quang hợp các loại nông sản
B. Tăng quá trình hô hấp các loại nông sản
C. Giảm tối thiểu quá trình hô hấp các loại nông sản
D. Giảm tối thiểu quá trình quang hợp nông sản
Lời giải:
Mọi biện pháp bảo quản nông sản đều dựa trên nguyên tắc là giảm cường độ hô
hấp của nông sản xuống mức thấp nhất. Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp?
A. Ức chế hô hấp của nông phẩm về không
B. Bảo quản khô.
C. Bảo quản lạnh
D. Bảo quản trong môi trường khí biến đổi.
Lời giải:
Biện pháp không phù hợp là A, không thể ức chế hô hấp về không mà chỉ có thể
hạn chế tối đa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để
giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu ?
A.Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16%
B. Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp
C. Sử dụng nồng độ CO2
D. Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước.
Lời giải:
Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng phương pháp xử lý ở nhiệt độ
cao để loại bỏ hơi nước vì có thể làm cho các tế bào bị chết, enzyme bị biến tính.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông
sản, thực phẩm?
(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
(2) Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp. (3) Bảo quản khô.
(4) Bảo quản lạnh.
(5) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
Số phương án đúng là:
A.2
B. 3
C. 4
D. 1
Lời giải:
Nguyên tắc bảo quản nông sản: ức chế hô hấp của nông sản tối đa mà không làm
giảm chất lượng, số lượng nông sản.
Hiện nay người ta thường sử dụng các biện pháp để bảo quản nông sản, thực phẩm
là: 1,3,4
(2) sai, không được ngâm trong hoá chất.
(5) sai, nồng độ oxi cao làm nông sản hô hấp mạnh → giảm chất lượng, số lượng
nông sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và
giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường:
A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic
B. Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng
C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó
D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40
C
Lời giải: Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó.
Đây là phương pháp truyền thống để bảo quản nông sản (các loại hạt) lâu dài.
A, B thường dùng cho bảo quản rau quả tươi.
D thường dùng để bảo quản giống.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị
mọc mầm bằng cách :
A. Phơi khô rồi cất vào thùng kín
B. Phơi khô rồi cất vào bao tải
C. Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh
D. Phơi khô rồi treo ở giàn bếp
Lời giải:
Để bảo quản hành tỏi, bà con thường phơi khô rồi treo ở giàn bếp vì nơi đó thường
xuyên đun nấu sẽ có độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 cao
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Các loại quả: cam, xoài, nho, lê... bảo quản bằng biện pháp nào hiệu
quả kinh tế cao?
A. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO2 cao
B. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO2 cao
C. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh
D. Cả ba biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO2 cao
Lời giải:
Các loại quả: cam, xoài, nho, lê... bảo quản bằng biện pháp bảo quản lạnh và điều
kiện nồng độ CO2 cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ?
A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.
B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.
C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.
D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.
Lời giải:
Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Để bảo quản hạt giống người ta thường dùng biện pháp nào, tại sao?
A. Sấy khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
B. Phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
C. Bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, cường độ hô hấp thấp
D. Bảo quản ở kho có nồng độ oxi cao, cường độ hô hấp thấp
Lời giải:
Để bảo quản hạt giống người ta thường phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp,
cường độ hô hấp thấp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc
giống?
(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.
(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.
(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng.
(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
A. (1), (2)
B. (1), (3), (4)
C. (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Lời giải:
Các phương pháp bảo quản thóc giống là: 2,3
1,4 không đúng, như vậy làm ức chế hô hấp của hạt giống.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32: Vì sao khi bảo quản hạt giống người ta thường sử dụng phương pháp
bảo quản khô?
A. Hạt khô trong quá trình bảo quản các vi khuẩn sẽ khó xâm nhập
B. Hạt khô ngừng hô hấp
C. Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được
khả năng nảy mầm.
D. Hạt khô có cường độ hô hấp cao
Lời giải:
Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả
năng nảy mầm nên người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:
A. Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định
B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng
độ oxi
C. Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học cần sự xúc tác của các enzim do vậy
phải phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước mà nước là nguyên liệu của quá trình hô
hấp
Lời giải:
Quá trình hô hấp cần sự xúc tác của các enzyme do vậy hô hấp phụ thuộc chặt chẽ
vào nhiệt độ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34: Nội dung nào dưới đây về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình
hô hấp ở thực vật là không đúng?
A. Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ do liên quan đến hoạt động xúc tác của
enzyme
B. Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ được biểu diễn bằng đường cong
một đỉnh
C. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 10 – 15oC
D. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp biến thiên trong khoảng 30 – 35oC
Lời giải:
Phát biểu sai là C.
Nhiệt độ mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 – 10oC.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không
ảnh hưởng đến hô hấp?
A. Nhiệt độ.
B. Nồng độ khí CO2.
C. Nồng độ khí Nitơ (N2).
D. Hàm lượng nước.
Lời giải:
Nồng độ khí nitơ không ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp
Đáp án cần chọn là: C