13 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 có đáp án 2023: Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới

Tải xuống 7 3.6 K 17

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24: Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 có đáp án: Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

BÀI 24: SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC MỚI

Câu 1: Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là 

A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Đáp án:

Ngay từ đầu, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Còn Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản- một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?

A. Là định hướng cơ bản.

B. Chỉ là một trong nhiều nhân tố.

C. Đây là giai đoạn quyết định.

D. Là cơ sở quan trọng.

Đáp án:

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là 

A. Đấu tranh chính trị

B. Đấu tranh kinh tế

C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

D. Bạo động vũ trang

Đáp án:

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất công nhân Việt Nam đã kết hợp đấu tranh đồi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì? 

A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

C. Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Đáp án:

Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. Tuy nhiên phong trào còn mang tính tự phát

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Đáp án:

Ngày 5-6-1911, tại bến cảng nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam, ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu La-tu-sơ-Tơ-rê-vin

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của ai 

A. Phan Bội Châu

B. Phan Châu Trinh

C. Huỳnh Thúc Kháng

D. Lương Văn Can

Đáp án:

Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng không tán thành cách làm của họ. Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để chống Pháp chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” vì bản chất của cả Pháp và Nhật đều là đế quốc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

A. Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

B. Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam

C. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành

D. Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại

Đáp án:

Nguyễn Tất Thành từ sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

- Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.

- Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.

- Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.

=> Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước và ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước? 

A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

C. Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Đáp án:

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:

- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.

- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?

A. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó

B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình

D. Tìm hiểu xem điều gì ẩn sau “tự do- bình đẳng- bác ái”

Đáp án:

Sở dĩ Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của mình là do

- Người sớm dược tiếp xúc với văn minh Pháp với khẩu hiểu “tự do- bình đẳng- bác ái” nên người muốn tìm hiểu xem điều gì ẩn náy đằng sau những từ ấy

- Pháp là một nước hùng mạnh nên Người muốn đến Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình.

- Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là 

A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược

B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man

C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập 

D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập

Đáp án:

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Dù màu da có khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối hữu ái là thật mà thôi- hữu ái vô sản

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga

B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ.

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp

D. Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Đáp án:

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tât Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào? 

A. Pháp

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản

D. Liên Xô

Đáp án:

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối? 

A. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý

B. Khảo sát trên một phạm vi rộng

C. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý

D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến

Đáp án:

Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911-1920 diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Người đã đi khắp các châu lục, dừng lại nghiên cứu khá lâu ở ba nước đế quốc lớn là Mĩ, Anh, Pháp. Đặc biệt ngay từ đầu quá trình đó đã được gắn với hoạt động lao động. Đây là cơ sở quan trọng để Nguyễn Ái Quốc rút ra cho mình được những kết luận đúng đắn về các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống