SBT Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | Giải SBT Lịch sử lớp 11

2.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 124, 127, 128, 129, 130 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Bài 1 trang 124 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ở Đông Dương

A. Khuyến khích nhân dân ta tăng cường sản xuất nông nghiệp

B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp

C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách

D. Bắt nhân dân ta đóng nhiều thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản , kim loại sang Pháp

Trả lời:

Nhân dân Việt Nam phải đóng góp nhiều thứ thuế, mua công trái… Trong 4 năm  chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và 14 triệu phrăng tiền quyên góp; ngoài ra, hàng trăm tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Chọn D

Câu 2: Vai trò của công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc

B. Có vai trò chính trong việc bù đắp những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc

C. Đáp ứng nhu cầu cho mọi hoạt động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

D. Chấm dứt sự phụ thuộc của công nghiệp thuộc địa vào công nghiệp chính quốc

Trả lời:

Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Những mỏ đang khai thác nay được bỏ vốn thêm; một số công ti than mới xuất hiện như các công ti than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916)…

Chọn A

Câu 3: Kinh tế nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?

A. Từ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa

D. Chuyển sang nền nông nghiệp độc canh

Trả lời:

Nông nghiệp từ chỗ độc canh cấy lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc,... Ở các tỉnh trung du Bắc Kì có tới 251 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng đậu tây.

Chọn A

Câu 4: Để giải quyết khó khăn trong trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp có giải pháp gì?

A. Tăng cường đầu tư kinh doanh ở Đông Dương

B. Nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do

C. Khuyến khích đầu tư vốn vào các ngành sản xuất công nghiệp

D. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống phát triển

Trả lời:

Chiến tranh làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, từ 107 triệu phrăng năm 1913 xuống còn 33 triệu phrăng năm 1918. Để giải quyết khó khăn trên, tư bản Pháp phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, khiến cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển.

Chọn B

Câu 5: Những yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất

A. Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam

B. Những biến động về kinh tế ở Việt Nam

C. Chính sách của Pháp ở Việt Nam và những biến động về kinh tế ở nước ta

D. Do Pháp tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Trả lời:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam.

Chọn B

Câu 6: Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Tư sản dân tộc

B. Tiểu tư sản

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Trả lời:

Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kì này vẫn là công nhân và nông dân.

Chọn D

Câu 7: Hình thức đấu tranh của Việt Nam Quang phục hội trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Bạo động vũ trang

B. Đấu tranh chính trị

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

D. Đấu tranh nghị trường

Trả lời:

Sau những hoạt động không thành công trong năm 1913, Việt Nam Quang phục hội gần như nằm im. Khi chiến tranh bùng nổ, do tình hình thay đổi, Hội đã tổ chức nhiều cuộc bạo động.

Chọn A

Câu 8: Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Đấu tranh kinh tế, đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc

B. Bạo đông vũ trang

C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động vũ trang

D. Đấu tranh chính trị

Trả lời:

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân đã kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.

Chọn C

Câu 9: Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa 

A. Đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân nước ta 

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

C. Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc ta

D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Trả lời:

Như vậy, tiếp nối phong trào công nhân hồi đầu thế kỉ, phong trào công nhân trong 4 năm chiến tranh đã mang những nét riêng, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, phong trào còn mang tính tự phát.

Chọn B

Câu 10: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh lịch sử nào

A. Thực dân Pháp xây dựng hệ thống chính quyền hoàn chỉnh trên toàn bộ đất nước ta

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

C. Tư tưởng cứu nước dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

D. Con đường cứ nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang trên trong tình trạng bế tắc, không có lối thoát

Trả lời:

Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi, từ rất sớm, Nguyễn Tất Thành đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ nên quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Chọn D

Câu 11: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp tìm đường cứu nước

A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta

B. Pháp là quê hương của khẩu hiệu nổi tiếng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái"

C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi về giúp đồng bào mình

D. Nhân dân Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng

Trả lời:

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.

Chọn C

Câu 12: Nhận thức đầu tiên và khác so với các nhà yêu nước đi trước của Nguyễn Tất Thành trong hành trình tìm đường cứu nước là

A. Cần phải đoàn kết các lực lượng của dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược

B. Ở đâu bọn đế quốc , thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man

C. Cần phải đoàn kết các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập

D. Phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập

Trả lời:

Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man. 

Chọn B

Câu 13: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng mười Nga

B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt Kiều ở Pháp

D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

Trả lời:

Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ.

Chọn B

Bài 2 trang 127 SBT Lịch sử 11:

1.  Hãy trình bày chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Về công nghiệp:

- Về thương nghiệp:

- Về Nông nghiệp:

2. Mục đích của chúng khi thi hành những chính sách đó là gì?

Trả lời:

 1. Chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Về công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ty của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

- Về thương nghiệp: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.

- Về nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Đời sống nông dân khó khăn.

2. Mục đích của chúng khi thi hành những chính sách đó là: ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

Bài 3 trang 128 SBT Lịch sử 11: Hãy nêu một số hiểu biết của em về cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) theo các tiêu chí dưới đây:

- Lực lượng tham gia:

- Kế hoạch tiến hành:

- Kết quả: 

Trả lời:

- Lực lượng tham gia: Nhân dân và binh lính ở Trung Kì, có sự lãnh đạo của vua Duy Tân.

- Kế hoạch tiến hành: Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa.

- Kết quả: Thất bại

Bài 4 trang 128 SBT Lịch sử 11: So với các cuộc khởi nghĩa khác của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp trước năm 1917, khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có điểm gì nổi bật?

Trả lời:

- Cuộc khởi nghĩa đã làm chủ được tỉnh lị trong một tuần lễ. Đánh một đòn mạnh vào chính sách “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đã thất bại sau 6 tháng chiến đấu anh dũng. Nhưng có thể nói đây là cuộc bạo động duy nhất trong năm và thành công trong lật đổ chính quyền thực dân trong một thị xã.

- Cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên đo Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo kéo dài hơn 6 tháng đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, chấn dộng dư luận thế giới, đã viết nên trang sử vàng oanh liệt chống thực dân của quân và dân Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung.

- Về “Trại lính khố xanh”: là nơi Đội Cấn và một số viên đội có lòng yêu nước tập hợp đội ngũ, bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa. Đêm 30 rạng sáng ngày 31, Đội Cấn hạ lệnh giương cao cờ Ngũ tinh nền vàng có năm ngôi sao và dòng chữ Nam binh phục Quốc phát lệnh khởi nghĩa, thành lập Bộ Chỉ huy khởi nghĩa. Trại lính khố xanh xưa nay nằm gọn trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thuộc phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên.

Bài 5 trang 129 SBT Lịch sử 11:

1. Hãy hoàn thiện bảng dưới đây về phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân ta trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

2. Em có nhận xét gì về quy mô của phong trào đấu tranh thời kì này?

3. Thành phần tham gia các phong trào đấu tranh nói lên điều gì? Ý nghĩa của việc binh lính tham gia khởi nghĩa.

4. Vì sao các cuộc đấu tranh trên cuối cùng đều bị thất bại?

Trả lời:

1. Phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân ta trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

2. Nhận xét gì về quy mô của phong trào đấu tranh thời kì này?

Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.

3. Thành phần tham gia các phong trào đấu tranh nói lên điều gì? Ý nghĩa của việc binh lính tham gia khởi nghĩa.

- Thành phần tham gia các phong trào đấu tranh đông đảo, thu hút nhiều tầng lớp tham gia đấu tranh. Điều đó thể hiện ý thức dân tộc của các giai cấp, tầng lớp trong vấn đề dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đã thất bại sau 6 tháng chiến đấu anh dũng. Nhưng có thể nói đây là cuộc bạo động duy nhất trong năm và thành công trong lật đổ chính quyền thực dân trong một thị xã.

+ Đây là cuộc khởi nghĩa đã đáp ứng được nguyện vọng độc lập và tự do của quần chúng lao động và nhất là những người đang là nạn nhân của bọn quan cai trị thực dân tàn bạo.

+ Khởi nghĩa đã có sự liên minh giữa tù chính trị, kẻ thù của chế độ thực dân và binh lính người Việt, công cụ trấn áp của chính quyền thực dân.

+ Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng cho chúng ta thấy những cuộc khởi nghĩa bạo động xuất phát từ tình cảm yêu nước truyền thống của dân tộc.

4. Các cuộc đấu tranh trên cuối cùng đều bị thất bại vì: 

Chưa có đường lối đấu tranh rõ ràng.

Bài 6 trang 130 SBT Lịch sử 11: Hãy điền chữ Đ vào ô  trước câu đúng hoặc chữ S vào ô  trước câu sai về Nguyễn Tất Thành.

☐ Sớm có lòng yêu nước, thương dân, muốn cứu dân, cứu nước

☐ Rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đi theo con đường cứu nước của hai ông.

☐ Hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trong phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

☐ Là người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

☐ Kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và văn hoá có uy tín của Pháp.

☐ Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. 

Trả lời:

* Câu trả lời đúng là: 

☒ Sớm có lòng yêu nước, thương dân, muốn cứu dân, cứu nước

☒ Là người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

☒ Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. 

* Câu trả lời sai là: 

☒ Rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đi theo con đường cứu nước của hai ông.

☒ Kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và văn hóa có uy tín của Pháp.

☒ Hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trong phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

Bài 7 trang 130 SBT Lịch sử 11:

1. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

2. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 nhằm mục đích gì?

3. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc?

Trả lời:

 1. Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước vì:

– Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết

+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.

– Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới

+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu…, con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.

+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…, nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

– Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

+ Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.

+ Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.

2. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 nhằm mục đích: tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam lúc bấy giờ.

3. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá