Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất

Tải xuống 14 3.2 K 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài 24

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Hiểu được đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ này.

- Biết được các cuộc gọi khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh.

- Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

  1. Tư tưởng

- Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

  1. Kỹ năng

- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện.

- Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.

  1. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC

Tổ chức cho HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử phản ánh nền kinh tế – xã hội và các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. Kiểm tra bài cũ

- Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

- Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế  kỉ XX.

  1. Dẫn dắt vào bài mới

- GV gợi cho HS nhớ lại những nét cơ bản về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918): là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đã lôi kéo 33 nước trên thế giới (chủ yếu là những nước ở châu Âu) vào vòng khói lửa của chiến tranh, chiến trường chính diễn ra ở châu Âu. Chiến tranh mặc dù diễn ra chủ yếu là ở châu Âu song nó có tác động đến nhiều nước trên thế giới trong đó có các nước thuộc địa chủ nghĩa đế quốc.

- Việt Nam là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp vì vậy không tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng bởi chiến tranh. Để hiểu được Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động trực tiếp đến kinh tế – xã hôi Việt Nam như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  1. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần nắm

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được:

+ ý đồ của Pháp đối với thuộc địa về kinh tế.

+ Để thực hiện ý đồ đó, Pháp đã thực hiện những chính sách, biện pháp gì?

- GV yêu cầu HS mỗi bàn hợp thành một nhóm đ cùng nghiên cứu SGK, thảo luận đưa ra câu trả lời.

- GV gọi HS trả lời, những HS khác bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận.

+ Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tham chiến. Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực (Báo Dư luận số tháng 8/1914). Chứng tỏ ý đồ của Pháp về kinh tế đối với Đông Dương nói chung là Việt Nam nói riêng là: vơ vét của cải để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

+ Để thực hiện mưu đồ đó, Pháp đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp ráo riết về kinh tế.

- Tăng các thứ thuế.

- Bắt nhân dân ta mua công trái: trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được 184.305.114 phơrăng tiền công trái và 13.816.117 phơrăng tiền quyên góp.

- Vơ vét hàng trăn tấn lương thực và nông sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho việc chế tạo vũ khí để đưa sang Pháp.

- Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh (đay, thầu dầu…).

* Hoạt động 2: Nhóm

- GV: Tình trạng chiến tranh và những chính sách kinh tế của Pháp đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tạo ra những biến động về kinh tế của Việt Nam. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (mỗi bàn hợp thành một nhóm) để trả lời câu hỏi: Tình trạng chiến tranh và những chính sách kinh tế của Pháp trong chiến tranh đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam?

- GV gợi ý: Tác động tích cực và hạn chế gì đối với nông nghiệp, công thương nghiệp?

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi, bổ sung cho nhau để hoàn thiện câu trả lời.

- GV nhận xét kết luận:

+ Trong nông nghiệp: Từ chỗ độc canh cây lúa đã một phần chuyển sang trồng cây phục vụ cho chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc… ở các tỉnh trung du miền Bắc có tới 251 ha đất trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1915, các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Hoà Bìn… bị hạn chế đến mức gần như mất trắng. Giữa 1915, đê vỡ ở hầu hết các sông lớn thuộc Bắc Kì làm ngập tới 22.000 ha đất. Vì vậy nông dân bị bần cùng hoá.

+ Trong công thương nghiệp: Những mở đang khai thác được đầu tư thêm vốn, một số công ty tham mới xuất hiện như: công ty than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1917). Các kim loại cần thiết được đẩy mạnh khai thác.

+ Nhập khẩu từ Pháp giảm đáng kể (vì nước Pháp có chiến tranh, sản xuất hàng hoá đình đốn). Vì vậy, tư sản người Việt tranh thủ mở rộng kinh doanh và quy mô sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều xí nghiệp mới –> Chứng tỏ những chính sách của Pháp ít nhiều đã kích thích sự phát triển công nghiệp giao thông vận tải của Việt Nam.

GV cho một HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK để thấy sự phát triển của công nghiệp Việt Nam trong chiến tranh 1914 – 1918.

- GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về Bạch Thái Bưởi: là một trong số những nhà tư sản Việt Nam đầu tiên nổi lên cạnh tranh với giới kinh doanh nước ngoài trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông đứng đầu công ty Bạch Thái Bưởi ở Hải Phòng. Lợi dụng chính sách nới lỏng tay độc quyền của Pháp, ông đã tranh thủ kinh doanh: Ông có đội tàu chạy khắp các đường sông quan trọng ở Bắc Kì, Trung Kì, chạy tuyến ven biển Hải Phòng. Năm 1914, công ty Bạch Thái Bưởi đóng được tàu trọng tải 100 tấn, năm 1916 đóng được tàu 200 tấn, năm 1917 đóng được tàu bằng thép dài 46m, rộng 7,2m, cao 3,6m, động cơ 400 mã lực. Năm 1919 ông có đội tàu 25 chiếc, 20 xà lan và một cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu với 1500 công nhân tại Hải Phòng. Bạch Thái Bưởi là đại diện tiêu biểu của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc cạnh tranh với tư sản nước ngoài.

- GV dẫn dắt: Chính sách của Pháp và những biến động kinh tế đã tác động mạnh đến xã hội Việt Nam như thế nào?

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.

- GV đặt câu hỏi: Chính sách của thực dân và những biến đổi kinh tế đã ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam như thế nào? (ảnh hưởng tới đời sống của giai cấp như thế nào?).

-  HS theo dõi SGK để trả lời:

- GV bổ sung, kết luận

+ Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống nông dân ngày càng bị bần cùng. Trong chiến tranh, gần 10 vạn thanh niên bị đưa sang chiến trường châu Âu làm lính chiến hay lính thợ. Từ 1915 – 1919, số lính thợ đưa sang Pháp là 48.891 người. “Viên công sứ ở Đông Dương ra lệnh cho bọn dưới quyền ông ta trong một thời gian nhất định phải nộp đủ số người quy định. Bằng cách nào điều đó không quan trọng, các quan cứ liệu mà xoay xở. Thoạt đầu chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ… sau đó chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ, thỉ chúng tìm ngay ra cớ để sinh chuyện với họ và gia đình họ, tốp thì bị xích tay về tỉnh lị, tốp thì trong khi chờ đợi xuống tàu bị nhốt trọng các trường học ở Sài Gòn, có lính canh gác, “Lưỡi lê tuốt trần, súng lên đạn sẵn”.

+ Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng, năm 1913 có 12.000 người đến năm 1916 lên tới 17.000 người. Công nhân cau su tăng gấp 5 lần. Công nhân trong các xí nghiệp của tư sản Việt Nam cũng tăng lên.

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Số lượng công nhân tăng rõ rệt trong chiến tranh là do đâu?

- HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

Do chính sách của tư bản Pháp trong chiến tranh như: bỏ thêm vốn đầu tư, mở rộng công nghiệp khai thác, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (nới lỏng tay độc quyền) để ổn định kinh tế thuộc địa và cung cấp sản phẩn cho nhu cầu của nước Pháp.

- GV có thể bổ sung: Trong chiến tranh, Pháp cần nhiều công nhân làm việc trong các nghành công nghiệp quốc phòng để chế tạo vũ khí, sản xuất quân trang quân dụng –> Chính quyền Đông Dương đã tuyển mộ nhiều lính thợ Việt Nam sang Pháp. Chính quyền Đông Dương còn có chính sách mở rộng kinh doanh cho tư sản bản xứ, giới kinh doanh Việt Nam có điều kiện mở rộng cơ sở sản xuất của mình. Một số nhà tư sản có số vốn lớn, thu hút hàng ngàn công nhân. Trước đây công nhân Việt Nam chỉ tập trung ở các khu khai thác, nay tập trung cả ở một số nghành phục vụ chiến tranh: đóng tàu, sửa chữa quân nhu, sản xuất cao su, hoá chất…

- GV thông báo: Trong chiến tranh do có một số cơ hội kinh doanh nên tư sản Việt Nam tranh thủ thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp (Bạch Thái Bưởi) tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Tuy nhiên đến cuối chiến tranh, hai giai tầng tư sản và tiểu tư sản vẫn chưa thực sự hình thành. Mặc dù vậy đã giành được vai trò nhất định trong kinh tế, tư sản Việt Nam muốn có địa vị chính trị nhất định. Họ lập các cơ quan ngôn luận riêng như các báo diễn đàn bản xứ, An Hà, Đại Việt… nhằm bênh vực quyền lợi kinh tế cho giai cấp mình.

- GV: Trong chiến tranh, phong trào đấu tranh của các giai cấp tầng lớp diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu mục II.

* Hoạt động 1: Cả lớp

GV yêu cầu HS đọc SGK các mục 1, 2, 3, 4, 5 và lập bảng thống kê theo mẫu.

I. Tình hình kinh tế – xã hội

1. Những biến động về kinh tế

 

 

 

 

 

 

* Âm mưu của Pháp với Việt Nam

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918: Pháp bị thiệt hại nặng nề nên chủ trương vơ vét tối đa nhân lực, vật lực của thuộc địa để gánh đỡ cho những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

 

 

 

* Chính sách kinh tế của Pháp

 

 

 

 

+ Tăng các thứ thuế.

+ Bắt nhân dân ta mua công trái

 

 

 

+ Vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.

 

+ Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh.

* Những biến động kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông nghiệp: trồng lúa nước bị tổn hại, gặp nhiều khó khăn, thuỷ lợi không được quan tâm –> Nông dân bị bần cùng hoá.

 

 

 

 

 

 

- Trong công thương nghiệp:

+ Những mở đang khai thác được đầu tư thêm vốn, một số công ty tham mới xuất hiện.

+ Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

–> Công nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tình hình phân hoá xã hội

- Chính sách của thực dân và sự biến đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phân hoá xã hội.

 

 

 

+ Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống nông dân ngày càng bị bần cùng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong chiến tranh, tư sản Việt Nam và tiểu tư sản có tăng về số lượng, song chưa trở thành giai cấp. Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh bênh vực quyền lợi cho người trong nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh

 

TT

Phong trào

Địa bàn

Hình thức đấu tranh

Thành phần chủ yếu

Kết quả

- HS theo dõi SGK, lập bảng vào vở ghi.

- GV bao quát lớp hướng dẫn HS lập bảng, giải đáp các thắc mắc của học sinh, yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

- GV sau khi Hs lập bảng xong đưa ra bảng thống kê do GV chuẩn bị sẵn để giúp HS kiểm tra lại kiến thức mình vừa tìm được.

TT

Phong trào

Địa bàn

Hình thức đấu tranh

Thành phần chủ yếu

Kết quả

1

- Việt Nam Quang phục hội

- Dọc đường biên giới Việt trung.

- Một số nơi ở miền Trung

- Vũ trang

- Công nhân viên chức, hoả xa

- Thất bại

2

- Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân.

- Trung Kỳ

- Khởi nghĩa

- Nhân dân và binh lính, có sự lãnh đạo của vua Duy Tân.

- Thất bại

3

- Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên

- Thái Nguyên

- Khởi nghĩa lật đổ được chính quyền địa phương, làm chủ tỉnh lị trong thời gian ngắn.

- Tù chính trị và binh lính người Việt.

- Thất bại. Đánh một đòn mạnh vào chính sách “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp.

4

- Phong trào hội kín ở Nam Kì

- Nam Kì

- Vũ trang

- Nông dân

- Thất bại, Biểu lộ tinh thần quật khởi của nông dân miền Nam.

5

- Khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số

- Tây Bắc.

- Đông Bắc

- Tây Nguyên

- Vũ trang.

- Dân tộc thiểu số.

- Thất bại. Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

* Hoạt động 2: Cá nhân

- GV gợi ý giúp HS nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong Chiến tranh thế giới thứ nhất:

Nhận xét về:

+ Địa bàn hoạt động của cuộc đấu tranh.

+ Thành phần của phong trào nói lên điều gì?

ý nghĩa của việc binh lính tham gia đấu tranh.

+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là gì?

+ Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì?

- HS dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu và dựa vào sự gợi ý của GV để nhận xét: Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng khắp từ Bắc đến Nam, từ miền núi đến đồng bằng, lôi kéo nhiều thành phần nhân dân tham gia: nông dân, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa viạt nam

Độc lập tự do hạnh phúcông nhân, binh lính, dân tộc thiểu số,… Hoạt động của binh lính người Việt trong quân đội Pháp càng minh chứng cho truyền thống yêu nước của nhân dân ta, chứng minh ý thức giác ngộ của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, hìh thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Kết quả thất bại đã nói lên sự bế tắc về đường lối của phong trào yêu nước ở Việt Nam trong giai đoạn này.

* Hoạt động 3: Nhóm

- GV dẫn dắt: chúng ta vừa đưa ra nhận xét chung về cuộc khởi nghĩa, tuy nhiên mỗi cuộc khởi nghĩa, nổi dậy lại có những nét riêng. Em hãy tìm ra những nét riêng của một số cuộc nổi dậy.

- HS dựa vào SGK, tìm tòi, suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận theo từng bàn (nhóm nhỏ).

- GV đàm thoại với học sinh, cùng rút ra những nét riêng của các cuộc nổi dậy.

+ Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân có sự tham gia của vua Duy Tân: con của Thành Thái, lên ngôi từ lúc 8 tuổi, ông có thái độ chống Pháp tích cực hơn cha; từ khi còn nhỏ đã có những việc làm và lời nói cương nghị, chống Pháp quyết liệt. Cuối năm 1916 ông đã liên lạc với Thái Phiên và Trần Cao Vân (hai nhà chí sĩ của Việt Nam Quang phục hội – Phan Bội Châu chủ xướng) bàn mưu khởi nghĩa song do bị lộ nên cả ba người đã bị thực dân Pháp bắt. Thực dân Pháp tìm đủ cách dụ dỗ ông quay lại ngai vàng song ông kiên quyết từ chối, không chịu khuất phục trước quân Pháp và tay sai. Duy Tân đã bị lưu đày sang đảo Rêuyniông cùng vua cha là Thành Thái. Trần Cao Vân, Thái Phiên cùng những người lãnh đạo khác bị chém đầu. Trong lịch sử triều Nguyễn đã có ba vua yêu nuớc bị thực dân Pháp lưu đầy.

+ Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có nhiều nét độc đao. Đây là cuộc vũ trang bạo động duy nhất trong những năm chiến tranh đã lật đổ được chính quyền ở một địa phương. Ngọn cờ “Nam binh phục quốc” bay cao trên bầu trời tỉnh lị Thái Nguyên, lãnh đạo nghĩa quân phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, vạch tội ác của Pháp, kêu gọi đồng bào vùng lên khôi phục nền độc lập của đất nước. Đây là cuộc vùng dậy mãnh liệt của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, dùng súng giặc giết giặc, tạo nên truyền thống tốt đẹp của những binh sĩ cứu quốc Việt Nam sau này.

+ Phong trào hội kín ở Nam Kì diễn ra khắp Nam Kì, thành lập nhiều nhóm, hội kín khác nhau, đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng đều thống nhất hành động. Mục tiêu chung là lật đổ chính quyền tay sai, giành độc lập dân tộc. Phong trào mang màu sắc huyền bí, mê tín, đề cao vai trò của bùa chú và tôn giáo trong tổ chức và hoạt động, vì đây là phong trào tự phát của nông dân, chưa có được sự lãnh đạo của những giai cấp tiên tiến trong xã hội, họ chưa đặt được niềm tin vào một tổ chức nào vì vậy gửi gắm niềm tin của mình nơi tôn giáo thần thánh.

+ Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra trên những địa bàn rộng lớn; lợi dụng địa hình rừng núi gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

- GV dẫn dắt: Bên cạnh phong trào đấu tranh vũ trang cứu nước mang tính chất truyền thống đã xuất hiện những khuynh hướng cứu nước mới  ở đầu thế kỉ XX. Để hiểu được khuynh hướng cứu nước mới xuất hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu mục II.

* Hoạt động 1: Cả lớp

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, các hoạt động đấu tranh của giai cấp công nhân.

- HS theo dõi SGK, trả lời.

+ Ngày 22/2/1916 nữ công nhân nhà máy Cái Bầu nghỉ việc

+ Năm 1916 công nhân ở mỏ Hà Tu đánh trả lính khố xanh.

+ Tháng 6, 7/1917 có 22 công nhân mỏ bôxít Cao Bằng bỏ trốn, 47 công nhân Thái Bình mới đến cũng bỏ trốn.

+ Ngày 31/8/1917 nhiều công nhân ở mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên.

+ Năm 1917 công nhân mỏ Hà Tu biểu tình.

+ Năm 1918 công nhân mỏ Hà Tu đốt nhà một viên cai thầu vì tội ngược đãi công nhân.

* Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: qua các hoạt động đấu tranh đó của giai cấp công nhân trong chiến tranh, em có nhận xét gì?

GV gợi ý: Em có thể nhận xét về: hình thức đấu tranh, mức độ đấu tranh, mục tiêu, tính chất phong trào…

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV bô sung, kết luận:

+ Bước vào thời kỳ chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.

+ Hình thức đấu tranh: đấu tranh kinh tế bằng những hình thức hoà bình, kết hợp với bạo động vũ trang.

+ Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.

–> Phong trào đấu tranh mang tính tự phát, chỉ đòi quyền lợi kinh tế, chưa ý thức được vai trò chính trị của mình, tổ chức chưa chặt chẽ, còn đấu tranh lẻ tẻ… Phong trào công nhân trong 4 năm chiến tranh có lúc hoà nhập với phong trào yêu nước, có lúc tạo nên một phong trào riêng, nhưng phong trào còn mang tính tự phát.

* Hoạt động 1: Cả lớp

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, kết hợp với những hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí Minh để giới thiệu về tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Người.

- HS: theo dõi SGK và dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời.

- GV bổ sung: Nguyễn ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh anh dũng của nhân dân ta đều bị thất bại, từ rất sớm Người có chí đuổi thực dân Pháp, cứu đồng bào.

Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng lại thấy phong trào đấu tranh do họ lãnh đạo đều thất bại, bế tắc. Vì vậy, Nguyễn ái Quốc không tán thành con đường cứu nước của họ. Theo Người, Phan Bội Châu định đưa vào Nhật để đánh Pháp thì chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, vì Nhật là một đế quốc đang tranh giành thuộc địa. Còn Phan Chu Trinh muốn dựa vào Pháp để chấn hưng đất nước thì chẳng khác nào: “Xin giặc rủ lòng thương”, còn phong trào đấu tranh của các sĩ phu như Phan Đình Phùng, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám còn mang nặng cốt cách phong kiến truyền thống. Vì vậy, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới với tư tưởng đúng đắn đó là: muốn đánh thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ về kẻ thù của mình. Người còn muốn xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.

* Hoạt động 2:

- HS theo dõi SGK những hoạt động buổi đầu của Nguyễn ái Quốc.

- GV bổ sung:

+ Khác với Phan Bội Châu (coi Nhật là bạn), Phan Chu Trinh (coi Pháp là bạn), Nguyễn ái Quốc đã phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù. Người nhận thức được chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của nhân dân lao động, dù ở dưới chân tượng Nữ thần tự do (Mĩ) hay ở quê hương của tuyên ngôn nổi tiếng: tự do bình đẳng, bác ái (Pháp).

+ Hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ năm 1911 – 1918 vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc –> Những hoạt động đó của người mới chỉ là bước đầu nhưng là dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét:

+ Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.

+ Kết quả: thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới.

1. Phong trào công nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bước vào thời kỳ chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.

- Hình thức: chính trị kết hợp với vũ trang.

- Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.

–> Phong trào đấu tranh mang tính tự phát.

 

 

 

 

 

2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn ái Quốc (1911 – 1918)

 

 

 

 

- Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước:

+ Nguyễn ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước.

+ Quê: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – một vùng quê có truyền thống đấu tranh.

–> Người sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.

+ Trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh của nhân dân đều bị thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

+ Ngày 05/6/1911 Nguyễn ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:

+ Năm 1911 – 1917 Người bôn ba qua nhiều nước làm nhiều nghề để sống, tiếp xúc với nhiều người –> Hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man (Người nhận rõ bạn – thù).

- Năm 1917 Nguyễn ái Quốc trở lại Pháp, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga – tư tưởng của Người dần dần biến đổi.

             
  1. Sơ kết bài học.

- Củng cố: Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, do tác động của chiến tranh và do những chính sách khai thác, bóc lột ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển. Song những biến chuyển đó chưa đủ để tạo ra bước ngoặt trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Vì vậy trong những năm chiến tranh, phong trào chông Pháp vẫn phát triển song bế tắc về đường lối, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động bước đầu của Người là những dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước mới cho Việt Nam.

- Dặn dò: Ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.

- Bài tập:

  1. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì.
  2. Pháp mải mê với chiến tranh.
  3. chính sách nới lỏng tay độc quyền cho tư bản người Việt kinh doanh tương đối tự do.
  4. bất lực trong chính sách khai thác không đem lại lợi nhuận.
  5. sự vùng lên đòi tự do kinh doanh của các nhà tư sản Việt Nam.
  6. Lực lượng tham gia và hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất là.
  7. giáo dục tuyên truyền
  8. cải cách văn hoá xã hội.
  9. kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị
  10. vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
  11. Vua Duy Tân tham gia vào hoạt động của tổ chức yêu nước.
  12. Việt Nam Quang phục hội
  13. khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân.
  14. khởi nghĩa ở Thái Nguyên
  15. phong hội Hội kín ở Nam Kì.
  16. Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng.

Cột A

 

Cột B

1. Việt Nam Quang phục hội

 

a. liên kết giữa người tù chính trị với binh lính yêu nước làm việc trong nhà tù.

2. Cuộc vận động của Thái Phiên và Trần Cao Vân

 

b. là phong trào đấu tranh của nông dân Nam Bộ.

3. Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên

 

c. lực lượng gồm nhiều tầng lớp tham gia

4. Phong trào hội kín ở Nam Kì

 

d. lực lượng chủ yếu binh lính và người Việt ở Huế.

 

 

e. kết hợp giữa công nhân và nông dân.

 

  1. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất theo yêu cầu sau:

Phong trào

Mục đích

Hình thức, nội dung

hoạt động

 

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Lịch sử 11 Bài 24 việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống