Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất

Tải xuống 12 2.8 K 119

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 

TIẾT 52: KIỂM TRA CUỐI KỲ II

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Chủ đề Trung Quốc.

 - Chủ đề Đông Nam Á.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Bút, thước kẻ, giấy nháp.
  3. Học liệu: Đề kiểm tra, Atlat.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Chủ đề/Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CĐ Trung Quốc

Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, quá trình phát triển và tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc.

Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

Chứng minh và giải thích được những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt.

Đánh giá hiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Trung Quốc, liên hệ với Việt Nam.

40% tổng số điểm = 4,0 điểm

Số câu: 04 TN Số điểm: 1,0

Số câu: 02 TN + 01 TL

Số điểm: 2,0

Số câu: 02 TN

Số điểm: 0,5

Số câu: 02 TN

Số điểm: 0,5

CĐ Đông Nam Á

Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Á. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, quá trình phát triển và tình hình phát triển kinh tế Đông Nam Á. Sự ra đời, phát triển và những thách thức của ASEAN.

Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á. Mục tiêu và cơ chế phối hợp của ASEAN.

Phân tích tình hình phát triển các ngành kinh tế Đông Nam Á và giải thích được nguyên nhân.

Đề xuất các giửi pháp phát triển kinh tế - xã hội; Liên hệ với Việt Nam và vai trò của Việt Nam trong việc xây dựng ASEAN.

60% tổng số điểm = 6,0 điểm

Số câu: 08 TN Số điểm: 2,0

Số câu: 02 TN + 01 TL

Số điểm: 2,0

Số câu: 04 TN

Số điểm: 1,0

Số câu: 04 TN

Số điểm: 1,0

Tổng số điểm: 10 điểm

 

Số câu: 12 TN 3,0 điểm (30% tổng số điểm)

Số câu: 04 TN + 02 TL

4,0 điểm (40% tổng số điểm)

Số câu: 06 TN

1,5 điểm (15% tổng số điểm)

Số câu: 06 TN

1,5 điểm (15% tổng số điểm)

 

  1. ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ 01

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

  1. công cuộc đại nhảy vọt. B. các kế hoạch 5 năm.

C.công cuộc hiện đại hóa.                                              D. cuộc cách mạng văn hóa.

Câu 2: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là

  1. thấp dần từ bắc xuống nam. B.thấp dần từ tây sang đông.
  2. cao dần từ bắc xuống nam. D. cao dần từ tây sang đông.

Câu 3: Thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc là

  1. khí hậu khá ổn định. B.nguồn lao động dồi dào.
  2. cơ sở hạ tầng hiện đại. D. có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 4: Dân tộc nào chiếm số dân dông nhất ở Trung Quốc?

A.Hán.                                  B. Choang.                           C. Tạng.                               D. Hồi.

Câu 5: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do

  1. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác rất ít.

C.dân số đông nhất thế giới.                                           D. năng suất cây lương thực thấp.

Câu 6: Vùng trồng lúa gạo của Trung Quốc tập trung ở khu vực có khí hậu nào dưới đây?

  1. Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa.
  2. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa.
  3. Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới gió mùa.

D.Cận nhiệt gió mùa và nhiệt đới gió mùa.

Câu 7: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

  1. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.

B.có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên.

  1. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài.
  2. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa.

Câu 8: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A.thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.             

  1. chấm dứt được tình trạng đói nghèo.
  2. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo.
  3. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC

GIAI ĐOẠN 2004 - 2014

(Đơn vị: Triệu tấn)

Năm

2004

2012

2014

Lương thực

422,5

590,0

607,1

Bông vải

5,7

6,84

6,16

(Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lương thực, bông của Trung Quốc thời kì 2004 - 2014?

  1. Sản lượng lương thực giảm, sản lượng bông tăng.
  2. Sản lượng lương thực tăng chậm hơn sản lượng bông.

C.Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn sản lượng bông.

  1. sản lượng lương thực, bông có xu hướng tăng liên tục.

Câu 10: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2004 - 2014

(Đơn vị: Triệu tấn)

Năm

2004

2012

2014

Lương thực

422,5

590,0

607,1

Bông vải

5,7

6,84

6,16

(Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc)

Để thể hiện sản lượng lương thực, bông vải của Trung Quốc giai đoạn 2004 - 2014 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  1. Miền. B.Cột.
  2. Đường. D. Tròn.

Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á bị thu hẹp là do

A.khai thác không hợp lí và cháy rừng.                       

  1. cháy rừng và xây dựng nhà máy thủy điện.
  2. mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  3. kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế.

Câu 12: Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?

  1. Á - Âu và Phi. B.Á - Âu và Ô - xtrây - li - a.
  2. Á - Âu và Nam Mĩ. D. Á - Âu và Bắc Mĩ.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  1. Địa hình bị chia cắt mạnh. B.Có rất nhiều núi lửa và đảo.
  2. Nhiều nơi núi lan ra sát biển. D. Nhiều đồng bằng châu thổ.

Câu 14: Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là

  1. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
  2. hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.

C.tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.    

  1. tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.

Câu 15: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp lấy dầu ở Đông Nam Á là

A.mở rộng xuất khẩu thu ngoại tệ.                               

  1. phá thế độc canh trong nông nghiệp.
  2. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
  3. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 16: Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế là

A.phương tiện khai thác thô sơ, chậm đổi mới.          

  1. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
  2. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
  3. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của các nước Đông Nam Á?

  1. Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài.
  2. Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
  3. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

D.Tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên trong những năm gần đây?

  1. Khai hoang, mở rộng diện tích lúa.

B.Áp dụng các biện pháp thâm canh.

  1. Dân số tăng, nhu cầu thị trường lớn.
  2. Sử dụng giống mới năng suất cao.

Câu 19: Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

  1. Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

B.Nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo.

  1. Cận xích đạo và xích đạo.
  2. Cận nhiệt, nhiệt đới và cận xích đạo.

Câu 20: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều?

A.GDP của một số nước rất cao, trong khi nhiều nước còn thấp

  1. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau
  2. Đô thị hoá khác nhau giữa các quốc gia
  3. Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiều nước chưa hợp lí

Câu 21: Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện trực tiếp của

A.chất lượng cuộc sống thấp.                                         B. nền kinh tế phát triển chậm.

  1. trình độ đô thị hóa thấp. D. tỉ trọng dân nông thôn lớn.

Câu 22: Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu nào sauđây?

  1. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
  2. Chất lượng lao động ngày càng cao.
  3. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại.

D.Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Câu 23: Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

  1. thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong nước.
  2. nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

C.liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.    

  1. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 24: Cho bảng số liệu:

TỔNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơnvị:Triệu đô la Mỹ)

Năm

2010

2012

2013

2014

2015

In - dô - nê - xi - a

755 094

917 870

912 524

890 487

861 934

Thái Lan

340 924

397 291

419 889

404 320

395 168

Xin - ga - po

236 422

289 269

300 288

306 344

292 739

Việt Nam

116 299

156 706

173 301

186 205

193 412

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng GDP trong nước theo giá hiện hành của một số quốc gia,giai đoạn2010 - 2015?

  1. In - đô - nê - xi - a tăng liên tục. B.Việt Nam tăng liên tục.
  2. Thái Lan tăng ít nhất. D. Xin - ga - po tăng nhanh nhất.

Câu 25: Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu của Lào, Xin - ga - po và Cam - pu - chia, giai đoạn 2010 - 2016:

 

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

  1. Cán cân xuất nhập khẩu của Lào, Xin - ga - po và Cam - pu - chia.
  2. Quy mô xuất nhập khẩu của Lào, Xin - ga - po và Cam - pu - chia.

C.Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Lào, Xin - ga - po và Cam - pu - chia.

  1. Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Lào, Xin - ga - po và Cam - pu - chia.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

TỔNG DỰ TRỮ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015

(Đơnvị: Tỷ đô la Mỹ)

Năm

Trung Quốc

Nhật Bản

Thái Lan

Việt Nam

2010

286,6

106,1

167,5

12,5

2015

334,5

120,7

151,3

28,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia,năm 2010 và 2015?

  1. Trung Quốc tăng ít hơn Nhật Bản
  2. Việt Nam tăng nhiều hơn TrungQuốc.

C.Thái Lan tăng chậm hơn Việt Nam.                          

  1. Nhật Bản tăng ít hơn Việt Nam.

Câu 27: Cho bảng số liệu:

XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤCỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015

(Đơn vị: Tỷ USD)

Quốc gia

Ma - lai - xi - a

Thái Lan

Xin - ga - po

Việt Nam

Xuất khẩu

210,1

272,9

516,7

173,3

Nhập khẩu

187,4

228,2

438,0

181,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)

Để thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm 2015 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào là thích hợp nhất?

A.Cột.                                                                                 B. Đường.                           

  1. Tròn. D. Miền.

Câu 28: Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

A.mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.                          

  1. tăng cường khai thác khoáng sản.
  2. phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.
  3. nâng cao trình độ người lao động.

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc và giải thích nguyên nhân.

Câu 2 (1,5 điểm): Phân tích đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á lục địa.

 

ĐỀ SỐ 02

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu

A.cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa.                               

  1. nhiệt đới và xichs đạo gió mùa.
  2. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
  3. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa.

Câu 2: Các dân tộc ít người của Trung Quốc phân bố rải rác ở khu vực nào sau đây?

  1. Các thành phố lớn. B. Các đồng bằng châu thổ.

C.Vùng núi cao phía tây.                                                D. Dọc biên giới phía nam.

Câu 3: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào sau đây trong cải cách nông nghiệp?

  1. Giao đất cho người nông dân. B. Cải tạo tốt hệ thống thủy lợi.
  2. Đưa giống mới vào sản xuất. D.Tăng thêm thuế nông nghiệp.

Câu 4: Dân tộc nào chiếm số dân dông nhất ở Trung Quốc?

A.Hán.                                  B. Choang.                           C. Tạng.                               D. Hồi.

Câu 5: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

  1. công cuộc đại nhảy vọt. B. cuộc cách mạng văn hóa.

C.công cuộc hiện đại hóa.                                              D. cải cách trong nông nghiệp.

Câu 6: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào trong cải cách ngành nông nghiệp?

  1. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
  2. Cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi.
  3. Áp dụng kĩ thuật mới, phổ biến giống mới.

D.Hạn chế xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay?

  1. Quy mô GDP ngày càng tăng và đứng hàng đầu thế giới.
  2. Tốc độ tăng trưởng GDP xếp vào loại cao nhất thế giới.
  3. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng tăng nhanh.

D.Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn.

Câu 8: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?

  1. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Phát triển kinh tế thị trường.

C.Thành lập các đặc khu kinh tế.                                  D. Mở các trung tâm thương mại.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

Năm

1985

1995

2004

Xếp hạng trên thế giới

Than (triệu tấn)

961,5

1536,9

1634,9

1

Điện (tỉ Kwh)

390,6

956,0

2187,0

2

Thép (triệu tấn)

47

95

272,8

1

Xi măng (triệu tấn)

146

476

970,0

1

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục)

Nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2004?

  1. Sản lượng than tăng nhanh nhất.
  2. Sản lượng thép tăng chậm nhất.
  3. Sản lượng điện tăng chậm hơn sản lượng than.

D.Sản lượng xi măng tăng nhanh hơn sản lượng thép.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

(Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

2010

2015

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

53,1

57,6

Nhập Khẩu

60,7

46,5

48,6

46,9

42,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017)

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A.Miền.                                                                              B. Cột.                                 

  1. Đường. D. Tròn.
  1.  

 

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Địa lí 11 Kiểm tra cuối học kì 2 mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống