Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè

Tải xuống 6 3.7 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn học lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Cảnh ngày hè

Bài giảng: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

  1. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
  2. Về kiến thức:

Giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.

  1. II. Về kĩ năng:

- Có kĩ năng phân tích một bài thơ nôm của Nguyễn Trãi: chú ý những câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc.

III. Thái độ:

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhân dân.

  1. Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực đọc hiểu văn bản , năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức liên môn…

- Phẩm chất: Bồi đắp tình yêu văn học dân tộc;  gia đình, hương đất nước,trân trọng và gìn giữ giá trị tinh thần vô giá của dân tộc.

 

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án/ thiết kế bài học

- Câu hỏi chuẩn bị trước cho học sinh

- Kế hoạch phân công nhiệm vụ, chia nhóm học sinh

- Đoạn clip giới thiều về tác giả ( nếu có )

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài cũ: Học bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

- Chuẩn bị bài mới:

+ Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu sách giáo khoa bài Cảnh ngày hè

+ Soạn các câu hỏi trong từng phần và làm các bài trong phần luyện tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV dẫn dắt: Giai đoạn Vh thời Trần nổi tiếng với những tác giả TQT, PNL, TQK....

Giới thiệu giai đoạn VH tiếp theo với sự đóng góp không nhỏ của người anh hùng cứu nước thuở bình ngô, danh nhân văn hóa Đại Việt, tác giả của cuốn thiên cổ hùng văn bất hủ, người đặt nền móng cho thơ Nôm phát triển...

- Chiếu chân dung NT, các tác phẩm tiêu biểu... (nếu đk cho phép)

 

                     HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

I. GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về tác giả NT theo các ý sau (theo kĩ thuật trình bày 1 phút):

+ Quê quán:

+ Hoàn cảnh xuất thân:

+ Con người:

- Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

- GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nét chính về tập thơ Quốc âm thi tập ? (theo kĩ thuật đọc tích cực và trình bày 1 phút)

+ Vị trí:

+ Nội dung:

+ Nghệ thuật:

 

- Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

- GV phát vấn:

CH: Em hãy cho biết vị trí của bài thơ Cảnh ngày hè trong tập QATT và nêu bố cục cho bài thơ ?

 

 

- Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

II. GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

1.GV hướng dẫn HS tìm hiểu "Vẻ đẹp tâm hồn NT qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống"

- GV phát vấn: Câu thơ đầu đã gợi ra cho em thấy điều gì ?

- Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được gợi ra qua những câu thơ nào?

- Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

* GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận để tìm hiểu một vấn đề với câu hỏi sau:

+ Những từ ngữ nào được tác giả sử dụng gợi lên vẻ đẹp và sức sống thiên nhiên ?

+ Nghệ thuật đặc sắc đã góp phần làm cho BTTN sinh động ?

 

- Nhóm 1: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên ngày hè trong câu thơ thứ 2:

 

- Nhóm 2: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên ngày hè trong câu thơ thứ 3

 

- Nhóm 3: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên ngày hè trong câu thơ thứ 4

 

- Nhóm 4: Nhận xét về bức tranh cuộc sống con người

+Bức tranh cuộc sống gợi lên qua những hình ảnh nào ?

 

 

- HS thảo luận 5-7 phút

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác bổ sung

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

 

 

 

 

2.GV hướng dẫn HS tìm hiểu khát vọng của nhà thơ ở  2 câu thơ cuối

- GV yêu cầu hs đọc 2 câu thơ, sau đó thảo luận cặp đôi (theo kĩ thuật trình bày 1 phút) những câu hỏi sau:

+ Hai câu thơ cuối đã thể hiện khát vọng gì của NT ?

+ Những từ "dẽ có", "Ngu cầm", "đòi" được hiểu như thế nào ?

+ Câu thơ cuối chỉ có sáu chữ, có gì đặc biệt trong cách viết của Nguyễn  Trãi?

- HS thảo luận trong 5 - 7 phút

- Sau đó GV gọi HS trình bày ý kiến

- Các bạn khác bổ sung

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

III.GV hướng dẫn HS tổng kết

( theo kĩ thuật trình bày một phút)

CH: Em hãy cho biết giá trị  nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?

 

- Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả Nguyễn Trãi

-  Nguyễn Trãi (1380- 1442), là bậc đại anh hùng dân tộc

- Quê quán: Chí Linh, Hải Dương sau rời về Thường Tín, Hà Nội

- Xuất thân: gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước

- Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển văn hoá, văn học dân tộc, một con người suốt đời lo cho dân cho nước. “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”, nhưng phải chịu nỗi oan khuất nhất trong lịch sử dân tộc.

2. Tác phẩm “Quốc âm thi tập”

­- Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ. Tập thơ đưa Nguyễn Trãi lên vị trí là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ Việt:

- Nội dung: Phản ánh  vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi - người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người…

- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc, đôi khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn.

- Tác phẩm được chia làm bốn phần: Vô  đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú. Phần vô đề là những bài thơ không có tựa đề xếp thành một số mục: Ngôn chí, Mạn thuật (Kể ra một cách  tản mạn), Tự thán, Tự thuật, Bảo Kính cảnh giới (gương báu răn mình) gồm   61 bài và bài Cảnh ngày hè ­là bài số 43.

- Bố cục: 2 phần

+Sáu câu đầu: Cảnh ngày hè

+ Hai câu cuối: tâm trạng nhân vật trữ tình

II. Đọc hiểu văn bản

1. Vẻ đẹp tâm hồn NT qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống: ( 6 câu thơ đầu )

a. Câu 1:Hoàn cảnh, tư thế ung dung của nhà thơ

-  Câu đầu là giới thiệu tâm thế của nhà thơ: rảnh rỗi, thư thái và ngắm cảnh. Đó là một ngày hiếm hoi của Nguyễn Trãi. Ông luôn là người thân nhàn nhưng tâm không nhàn: “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy” với ông thật đáng quý.

 

b. Vẻ đẹp tâm hồn NT qua BTTN:(câu 2,3,4)

- BTTN được miêu tả bằng đường nét, màu sắc, hình khối cụ thể, sinh động và tràn đầy sức sống. Miêu tả 3 loại cây với 3 dáng vẻ khác nhau:

+ Cây hòe: màu sắc đặc trưng là màu xanh lục của lá, gợi sự tốt tươi; sức sống sung mãn qua động từ đùn đùn, tán rợp giương…

+ Cây lựu trước hiên nhà: màu đỏ đặc trưng của mùa hè; sức sống mãnh liệt qua động từ phun…

So sánh với câu thơ “Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (Nguyễn Du)

+ Có sự phá vỡ tính quy phạm của thơ Đường về cách ngắt nhịp -> tạo cảm xúc, làm nổi bật cá tính sáng tạo

+ Cây sen hồng trong ao đã ngát hương thơm thể hiện qua từ tiễn

+ Cách ngắt nhịp 3/4 không theo quy luật của thơ Đường gây sự chú ý, kéo thơ Đường gẫn gũi với cuộc sống

-> Bức tranh cảnh vật thật sinh động, tràn đầy sức sống. Qua đó ta thấy được sự giao cảm tinh tế của nhà thơ với cảnh vật.

c. Vẻ đẹp tâm hồn NT qua bức tranh cuộc sống: (câu 5,6)

- Nguyễn Trãi đã đón nhận cảnh ngày hè bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và sự liên tưởng hết sức tinh tế.

 - Âm thanh của tiếng chợ cá làng chài hoà cùng âm thanh của tiếng ve "dắng dỏi" tạo thêm hơi ấm  và sức sống cho bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống. Phải chăng âm thanh của tiếng chợ cá “lao xao” cũng chính là âm thanh rộn rã của tiếng lòng Nguyễn Trãi trước cảnh “dân giàu đủ”?

 

 

 

2. Khát vọng của nhà thơ

( 2 câu thơ cuối)

- Từ bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, sinh động  chúng ta thấy được một tình yêu thiên nhiên bao la của Nguyễn Trãi.

- Đó cũng là một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp có cội nguồn sâu xa từ tình yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi. Hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng ưu ái với dân, với nước của nhà thơ.

- Câu thơ cuối chỉ có sáu chữ, ngắn gọn là sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên mà ở chính con người. NT mong ước một cuộc sống ấm no cho dân, và đó là hạnh phúc của mọi người ở mọi nơi.

- Lí tưởng “dân giau đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi vẫn có ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn tới ngày hôm nay.

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên sinh dộng và đầy sức sống.

- Một thi nhân yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống; một bậc đại nhân khát khao một cuộc sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân khắp mọi nơi.

2.Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ có giá trị biểu cảm cao: đùn đùn, giương, phun

- Cách tân về mặt thể thơ: câu 1 và 8 chỉ có 6 chữ.

Xem thêm
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè (trang 1)
Trang 1
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè (trang 2)
Trang 2
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè (trang 3)
Trang 3
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè (trang 4)
Trang 4
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè (trang 5)
Trang 5
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 38: Cảnh ngày hè (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống