Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tải xuống 4 2.3 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tác phẩm Bài thơ: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) Ngữ văn lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

Bài thơ: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Bài giảng: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Nội dung bài thơ Cảnh ngày hè

Bài thơ Cảnh ngày hè - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 10

I. Đôi nét về tác phẩm Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

1. Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ)

    Bài thơ là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục Bảo kính cảnh giới (thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập)

2. Bố cục

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè

- Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.

3. Giá trị nội dung

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè

- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

4. Giá trị nghệ thuật

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm

- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.

- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

II. Dàn ý phân tích Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

1. Mở bài

- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn, ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau một sự nghiệp văn học vĩ đại

- Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ. Và qua đó, chúng ta sẽ có những cảm nhận về tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của tâm hồn Ức Trai

2. Thân bài

a. Bức tranh cảnh ngày hè

- Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ

    + Hình ảnh thơ: hoa hòe, thạch lựu, hồng liên

    + Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên - những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.

    + Sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả với những động từ mạnh thể hiện một sức sống mãnh liệt như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy.

        → Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, quen thuộc, độc đáo và có sự phá cách, khác hẳn với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, tượng trưng vốn thường được sử dụng trong Đường thi

- Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người

    + Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá

    + Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương

    + Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.

- Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:

    + Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.

    + Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.

        ⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài.

b. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

- Tình yêu thiên nhiên say đắm: Nguyễn Trãi đã cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên rất tinh tế bằng nhiều giác quan:

    + Thị giác: cảm nhận được màu sắc của hòe, của thạch lựu

    + Khứu giác: cảm nhận được mùi hương của hoa sen

    + Thính giác: nghe được tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá

- Mong ước của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:

    + Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng nhà thơ luôn nghĩ về dân, về nước. Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.

    + Câu thơ 6 tiếng, ngắn gọn kết thúc bài thơ như làm dồn nén lại cảm xúc.

    + Nghệ thuật: sử dụng điển cố điển tích

        ⇒ Đằng sau vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè đó chính là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.

3. Kết bài

    Thông qua bức tranh cảnh ngày hè được tác giả miêu tả độc đáo, tỉ mỉ đddaxcho chúng ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông. Đồng thời, bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo và cách kết thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho toàn bài.

Xem thêm
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 1)
Trang 1
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 2)
Trang 2
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 3)
Trang 3
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống