Giáo án Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mới nhất

Tải xuống 5 3.7 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Tiết:1                                                               Phần một

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

Chương I

SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949)

Bài 1

SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949)

  • MỤC TIÊU:
    1. Về kiến thức: Giúp HS thấy được

- Những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới sau CTTG 2.

+ Sự hình thành trật thế mới sau chiến tranh thế giới thứ 2: Hội nghị Ianta (2/1945).

+ Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản ...).

2.   Về kĩ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng tư duy khái quát; biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của LSTG

3.   Về thái độ:

  • Giúp HS nhận thức rõ sau CTTG II tình hình thế giới diễn ra ngày càng căng thẳng, diễn biến phức tạp, đặc biệt giữa 2
  • Giúp HS liên hệ với CM VN thời kì này,đặc biệt là biết đặt CMVN trong mối liên hệ mật thiết với CM thế giới.
    1. Năng lực hướng tới:
  • Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

·        Năng lực chuyên biệt:

  • Năng lực tái hiện sự kiện.
  • Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ
  • CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.   Chuẩn bị của giáo viên:

- Láp tốp: tài liệu liên quan: Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á, sơ đồ tổ chức LHQ

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tranh ảnh các tổng thư kí LHQ…

III-   PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.   Hoạt động tạo tình huống:

  1. Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, để các em sẵn sàng tiếp thu kiến thức

 

mới. hợp.

 

  1. Phương pháp: thông qua kênh hình bằng GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù

 

-Qua sự kiện này hình thành cho HS thấy được cục diện QHQT phức tạp sau CTTG 2, sự

 

thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của LHQ ra sao, mối quan hệ giữa VN với LHQ, qua mqh này VN cần làm gì để vừa bảo vệ vững chắc đất nước vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế hiệu quả…

- Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật bản (6 hoặc 9/8/1945)

HS trả lời:

  • Sự tàn khốc của chiến tranh…
  • Cần chấm dứt CT đưa LSTG sang một trang mới…
  • Cần có một tổ chức Quốc tế có những nguyên tắc để bảo vệ thế giới…
    1. Dự kiến sản phẩm: Sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học:

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

*Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân

Trước hết GV giúp HS làm rõ khái niệm “quan hệ quốc tế”, “trật tự thế giới” là gì? (có thể đặt câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu khái niệm)

 

GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK, rút ra những vấn đề cơ bản:

?Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào

àGV gọi cá nhân HS trình bày từng vấn đề. GV nhận xét, chốt ý

GV sử dụng H1 SGK: Thủ tướng Anh - Sơcxin, Tổng thống Mĩ - Ph.Rudơven, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô - I.Xtalin tại hội nghị Ianta.

? Theo em, từ hoàn cảnh LS trên việc giải quyết những yêu cầu đó được thưc hiện như thế nào ?

GV tiếp tục gọi HS trả lời vấn đề. GV chốt ý.

GV sử dụng bản đồ TG để chỉ các khu vực đóng quân, phạm vi thế lực của LX, Mỹ và đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á.(Có thể gọi 1 em HS trình bày trên bản đồ)

GV liên hệ với tình hình CM VN thời kì này sau khi CM tháng Tám thành công

GV: có thể đặt thêm câu hỏi: Vì sao lại có thể phân chia như vậy? Căn cứ vào đâu?

Gọi HS trình bày quan điểm của mình và GV chốt ý: Căn cứ vào vị trí, sức mạnh và sự đóng góp của mỗi bên trong cuộc chiến.

GV: Căn cứ vào nội dung trên của Hội nghị, em hãy cho biết thực chất của hội nghị Ianta là gì? Ý nghĩa của hội nghị đó?

Thế nào là trật tự hai cực Ianta?

GV gọi đại diện nhóm trình bày vấn đề, nhóm khác bổ sung, sau đó GV nhận xét và chốt ý: Đó là sự sắp xếp, cân bằng quyền lực giữa những nước lớn(cụ thể là 2 nước: Liên Xô và Mĩ) trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị  Ianta.

*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:

GV dẫn dắt vấn đề: Trong những thoả thuận đó, có 1 nội dung hết sức quan trọng đó chính là phải thành lập 1 tổ chức mang tầm quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới - tổ chức Liên hợp quốc ra đời

 

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các vấn đề thứ tự như sau:

? Sự thành lập tổ chức LHQ?

? Mục đích?

? Nguyên tắc hoạt động?

? Các cơ quan chính của LHQ?

GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi các HS trình bày xong GV bổ sung và chốt từng vấn đề rồi cho các em ghi và có thể hỏi thêm:

 

GV sử dụng H2 SGK: Lễ kí Hiến chương LHQ tại Xanphranxixcô.

 

 

HS có thể đọc ở SGK.

GV sử dụng sơ đồ tổ chức LHQ

 

? Tổ chức LHQ có những vai trò gì mà em biết qua sách, báo, đài…? Hãy liên hệ với thực tế?

 

? Hiện nay LHQ có những tổ chức nào trên thế giới?

HS  liệt  kê:  WHO,  UNESCO,  UNICEF,

FAO, vv…

? Mối quan hệ giữa Việt Nam và LHQ thể hiện như thế nào?

-GV tiếp tục gọi HS trả lời vấn đề. GV chốt ý.

- Liên hệ tình hình Việt Nam tháng 5/2014 (giàn khoan 981…)

Phần III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập (Không dạy)

 

 

I. Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc.

- 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô), với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc: Tổng thống Mĩ Ru dơ ven, HĐBT Liên Xô Xít ta lin, Thủ tướng Anh Sớc sin, hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

 

 

 

 

+Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật.

+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 3 cường quốc ở châu Âu và châu Á.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những quyết định của Hội nghị Ian ta cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới- trật tự 2 cực Ian ta. (thường đựơc gọi là Trật tự 2 cực Ian ta do Mĩ và LX đứng đầu mỗi cực

 

 

 

II. Sự thành lập Liên hợp quốc.

- 25/4 – 26/6/1945: hội nghị quốc tế 50 nước họp tại Xanphranxixcô (Mĩ) à quyết định thành lập tổ chức LHQ.

- 24/10/1945: LHQ họp phiên đầu tiên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực àngày LHQ

* Mục đích:

-Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

-Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

-Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết.

*Nguyên tắc hoạt động: 5 nguyên tắc

-     Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

-   Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

-   Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

-   Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.

-   Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Anh, Mĩ, Pháp LX (nay LB Nga), TQ.

* Hiến chương LHQ còn quy định bộ máy của LHQ gồm 6 cơ quan Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư kí

 

 

 

 

 

 

 

* Vai trò:

- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

-    Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.

-   Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

-    Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo...

 

*Việt Nam - LHQ:

-   20/9/1977: VN gia nhập LHQ - thành viên 149.

2007: VN là uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kì 2008 - 2009).

 

III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

 

2.   Hoạt động hình thành kiến thức

 

 

  1. Hoạt động luyện tập: Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể:

GV nhấn mạnh lại vấn đề đã học hôm nay:

Câu 1: Sau CTTG II, 1 trật tự TG mới được xác lập, với đặc trưng lớn nhất là gì? HS: TG chia làm 2 phe, 2 cực là TBCN và XHCN.

Câu 2: VN phải làm gì để giành độc lập và XD phát triển đất nước? HS: suy nghĩ trả lời: 2 ý:

  • Giành độc lập thời kì chống Pháp, Mĩ (1945-1975).
  • XD phát triển đất nước (1975-2000).
  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Thống kê và tìm hiểu về một số tổ chức LHQ hoạt động tại VN, tổ chức VH-GD đã giúp đỡ nước ta như thế nào, tìm hiểu và đánh giá tác động.

V-   HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

  • Vẽ sơ đồ tổ chức LHQ
  • Học bài cũ, tìm hiểu trước bài 2: Phần thành tựu công cuộc XDCNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991), LIÊN BANG NGA (1991 - 2000), phần I

Duyệt của tổ chuyên môn

 

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống