Top 21 bài Tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ hay nhất

Tải xuống 10 1.9 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ môn Văn lớp 8( 21 bài ), tài liệu bao gồm 10 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng: Trong lòng mẹ

Tóm tắt Trong lòng mẹ siêu ngắn

Đoạn trích là dòng hồi ức về mẹ trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Trong đoạn trích là cuộc nói chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô cay nghiệt về mẹ của cậu. Ở cuối đoạn trích, Hồng đã được gặp mẹ mình sau bao nhiêu tủi cực.

Tóm tắt Trong lòng mẹ ngắn gọn

Tóm tắt 1

Hồng là một cậu bé có cảnh ngộ đáng thương: bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực, em phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu em những điều xấu xa về mẹ để em khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Bà cô còn bảo em vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Chiều hôm đó, khi tan học, em chợt thấy thoáng một bóng người giống mẹ. Bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy theo gọi mẹ. Khi người mẹ quay đầu lại, em được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé làm em thấy hạnh phúc và quên đi những lời độc ác của bà cô.

Tóm tắt 2

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô của chú. Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng. Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh của mẹ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.

Tóm tắt 3

Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của gia đình không hạnh phúc. Khi cha mất, người mẹ sau khi đã chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập đã bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng, đặc biệt của người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu cậu những điều xấu xa về mẹ. Bằng tình yêu thương bé Hồng vẫn luôn tin mẹ đúng, và thương nhớ mẹ. Cuối cùng mẹ cũng trở về, Hồng được mẹ âu yếm, vỗ về.

Tóm tắt Trong lòng mẹ chi tiết

Tóm tắt 1

Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

Tóm tắt 2

Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: Người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi "tha hương cầu thực" trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa

Tóm tắt 3

Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: Bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt. Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đọa mẹ mình. Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở. Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.

Tóm tắt 4

Sau khi bố mất, mẹ bé Hồng bỏ đi tha hương cầu thực, để bé sống trong sự lạnh lùng, cay nghiệt của họ hàng. Một hôm, người cô hỏi bé Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé toan trả lời có nhưng chợt nghĩ đến giọng nói rất kịch và nụ cười xảo trá nên đành im lặng. Chú bé Hồng biết rằng khi nhắc đến mẹ mình, bà cô chỉ muốn gieo rắc vào đầu chú những hoài nghi để "khinh ghét, ruồng rẫy" mẹ. Khi đứa bé khốn khổ sắp khóc, bà cô còn vỗ vai tươi cười: phát tài lắm, có như dạo trước đâu". Những lời nói ấy không thể làm bé Hồng ghét mẹ, ngược lại chú càng hiểu và cảm thông cho mẹ hơn. Chú bé căm phẫn những cổ tục đọa đày mẹ và muốn "vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát mới thôi". Đến ngày giỗ thầy, mẹ bé Hồng về đem nhiều quà bánh cho bé. Tan trường, khi thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo trong giống mẹ, chú bé đã chạy theo í ới gọi to. Người mẹ tươi cười ôm lấy con mình, cho chú ngồi vào lòng. Trên đường về nhà, trong hơi ấm của mẹ, chú chẳng mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô.

Tóm tắt 5

Sau đám tang thầy, bé Hồng đã đội mũ trắng, cuốn băng đen để tang thầy. Một hôm, cô bé Hồng gọi bé vào nói chuyện riêng. Bà cô vì muốn để cho bé Hồng ghét mẹ mình nên đã kể xấu mẹ Hồng với Hồng bằng giọng ngọt ngào giả tạo khiến cho bé Hồng vô cùng đau lòng, thậm chí bà cô còn bảo bé Hồng vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Tuy mẹ đã đi xa lâu lại không viết cho Hồng lấy một lá thư, bé Hồng vẫn kiên quyết bảo vệ và tin tưởng mẹ trước những lời ác ý của bà cô. Ngày hôm sau đi học, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, Hồng đã không kìm được lòng mà chạy đuổi theo gọi mẹ và đó đúng là mẹ Hồng về. Bé Hồng ngồi lên xe, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé, mọi đau đớn như tan biến và chỉ còn niềm hạnh phúc khi được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ.

Tóm tắt 6

Hồng cậu bé không được như những gia đình hạnh phúc khác khi từ nhỏ bố mất sớm, con em lại phải sống xa mẹ, còn Hồng cậu bé phải sống với bà cô độc ác và không có tình yêu thương. Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hóa để được gặp mẹ mình hay không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng cố nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn. Một hôm nọ khi vừa tan học, Hồng thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng nhận ra đó là mẹ mình liền sà vào lòng mẹ, Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở cùng mẹ, cảm xúc lúc đó tuôn trào bởi vì hay mẹ con đã xa cách lâu ngày, tình mẫu tử như trỗi dậy. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như trước kia. Chú bé Hồng dường như đã quên hết mọi lời cay độc của bà cô của mình trước kia.

Tóm tắt 7

Hồng – cậu bé tội nghiệp sinh ra trong gia đình không hạnh phúc, bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ sau quãng thời gian sinh sống cùng em cũng đã để lại Hồng cho bà cô chăm sóc và tha phương khắp nơi. Sống cùng với bà cô nhưng lúc nào bà cô luôn gieo rắc vào đầu cậu bé về một người mẹ xấu, với mục đích khiến cho cậu bé nghĩ xấu về mẹ. Nào là mẹ sống rách rưới, nghèo khổ và xấu hổ với người khác. Càng nghe Hồng càng thương và thông cảm cho mẹ mình, đồng thời căm ghét người cô xấu xa. Một buổi chiều, sau khi tan học, Hồng thấy bóng dáng ai quen thuộc ngồi trên xe kéo, Hồng chạy theo gọi một cách bối rối, xe chạy chậm lại và người mẹ cầm nón vẫy với Hồng. Hai mẹ con gặp nhau xúc động, Hồng sà vào lòng mẹ và cảm nhận được tình cảm, sự yêu thương của mẹ. Trong giây phút đó mọi lời nói xấu của bà cô chẳng có nghĩa lý gì với cậu.

Tóm tắt 8

Sau đám tang thầy, chú bé Hồng đã đội mũ trắng, quấn băng đen để tang thầy. Một hôm, người cô gọi chú bé vào nói chuyện riêng. Bà cô vì muốn để cho bé Hồng ghét mẹ mình nên đã kể xấu mẹ Hồng với Hồng bằng giọng ngọt ngào giả tạo khiến cho bé Hồng vô cùng đau lòng, thậm chí bà cô còn bảo chú bé vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Tuy mẹ đã đi xa lâu lại không viết cho Hồng lấy một lá thư, bé Hồng vẫn kiên quyết bảo vệ và tin tưởng mẹ trước những lời ác ý của bà cô. Ngày hôm sau đi học, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, Hồng đã không kìm được lòng mà chạy đuổi theo gọi mẹ và đó đúng là mẹ Hồng về. Bé Hồng ngồi lên xe, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé, mọi đau đớn như tan biến và chỉ còn niềm hạnh phúc khi được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ.

Tóm tắt 9

Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với người chồng nghiệp ngập, mẹ của Hồng bỏ đi làm ăn khắp nơi, để lại cậu sống cùng với người cô độc ác, nham hiểm. Họ hàng dị nghị và cay nghiệt với người mẹ đã khiến người mẹ này không thể trở về bên con. Trong cuộc sống, Hồng luôn chịu thiệt thòi và tiêm nhiễm những điều xấu từ bà cô, bà cô lúc nào cũng nói xấu mẹ của Hồng như nghèo đói, xấu hổ không dám gặp ai…Tuy nhiên cậu không buồn mà càng thương mẹ và căm ghét những người họ hàng. Sau buổi học, cậu vô tình thấy ai như mẹ mình, Hồng chạy theo và nhận ra đó là mẹ, giây phút gặp gỡ giữa mẹ và Hồng vô cùng cảm động. Chính tình cảm mẫu tử đã giúp Hồng luôn yêu thương mẹ bất chấp người cô có nói gì đi chăng nữa.

Tóm tắt 10

Cậu bé Hồng ra đời là kết quả của tình yêu không trọn vẹn khi bố nghiện mất sớm, người mẹ dẫu khát khao hạnh phúc nhưng chôn vùi hạnh phúc bên chồng nghiện ngập. Sau khi chồng mất, người mẹ bỏ con lại mưu sinh khắp nơi. Hồng sống cùng với bà cô, tuy nhiên bà cô lúc nào cũng nói những lời cay nghiệt về mẹ của cậu, gieo rắc hoài nghi về một người mẹ xấu. Tuy nhiên Hồng luôn thương mẹ và căm ghét những người họ hàng kia. Vào một buổi chiều cậu bắt gặp hình dáng như mẹ của mình, Hồng chạy theo và nhận ra đó là mẹ của mình, cậu bối rối và xúc động liền sà vào mẹ, cậu cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của gia đình. Ngay lúc đó những lời cay nghiệt của bà cô không còn giá trị gì với cậu.

Tóm tắt 11

Chú bé Hồng là một cậu bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô của chú. Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng. Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh của mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.

Tóm tắt 12

Đã gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

Tóm tắt 13

Chú bé Hồng - nhân vật chính trong đoạn trích sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: Người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi "tha hương cầu thực" trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa.

Tóm tắt 14

“Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng đã kể về cuộc đời của bé Hồng. Từ nhỏ, Hồng phải sống xa cha mẹ và chịu sự ruồng bỏ của họ hàng. Sau khi cha qua đời, mẹ Hồng đã bỏ quê mà đi mong kiếm cái ăn. Từ đó, Hồng luôn phải sống trong sự lạnh lẽo, cay nghiệt của gia đình họ hàng. Đặc biệt, người cô bé Hồng là người phụ nữ cay nghiệt, độc ác và luôn nói xấu về mẹ bé Hồng. Có một lần, cô bé Hồng gọi bé lại hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé Hồng đã muốn trả lời là có. Nhưng vì người cô này vốn rất xảo quyệt nên em đành im lặng. Bé hiểu rõ, người cô này chỉ muốn bé căm hận và ghét mẹ mình. Nhưng, dù người cô nói xấu thế nào, bé Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình. Bé Hồng thầm căm ghét những hủ tục khiến mẹ bé phải khổ. Đến ngày giỗ cha bé Hồng, mẹ bé trở về. Mẹ con gặp nhau, bé Hồng nằm trọn trong vòng tay mẹ, và không thèm để ý đến những lời nói trước kia của bà cô.

Tóm tắt 15

Sau khi cha mất, mẹ bé Hồng bỏ nhà ra đi. Sống xa cha mẹ từ nhỏ, bé Hồng đã phải chịu mọi sự ghẻ lạnh, cay nghiệt từ họ hàng. Đặc biệt, bé có một người cô rất tàn nhẫn và luôn muốn tiêm nhiễm những điều xấu về mẹ cho bé. Một lần, ả ta gọi bé đến và hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ và “em bé” không. Tiếp theo, bà ta lại khiến bé đau lòng khi nói một cách cay nghiệt về cuộc sống khó khăn của mẹ bé. Ả ta bằng mọi cách muốn tiêm vào đầu bé Hồng những ý nghĩ sai trái về mẹ. Tuy nhiên, Hồng vẫn một lòng yêu thương mẹ. Đồng thời, bé Hồng rất căm hận những hủ tục thời xưa đã khiến mẹ bé phải chịu nhiều đau khổ. Đến ngày giỗ thầy, mẹ bé Hồng trở về. Tan trường, bé về, thấy bóng dáng một người phụ nữ ngồi trên xe kéo rất giống mẹ, liền đuổi theo và gọi. Bé chạy theo kịp và phát hiện ra đúng là mẹ. Hồng liền ôm chầm lấy mẹ. Mọi sự nhớ nhung và niềm yêu thương của mẹ đã khiến Hồng òa khóc. Trong vòng tay ấm áp của mẹ. Hồng đã quên hết mọi việc trước kia, cả những lời nói cay độc của bà cô.

Tóm tắt 16

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ vì nghèo đói và tìm hạnh phúc mới nên phải rời quê tha hương cầu thực. Hồng sống cùng với bà cô độc ác chuyên soi mói và nói xấu mẹ của Hồng. Bà cô mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ, nói mẹ mình đang có em bé, rách rưới nghèo đói, Hồng nghe thấy nhưng không đáp lại. Cậu Thương mẹ, căm ghét hủ tục lạc hậu đẩy mẹ phải rời xa cậu và khiến mẹ phải tha phương cầu thực nơi xứ người. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng từ xa nhìn thấy một người phụ nữ đang ngồi trên xe kéo giống mẹ. Hồng vội chạy theo ngay và gọi to. Hồng đuổi kịp xe kéo và cậu nhận ra người mẹ mình. Hồng nhớ thương mẹ và òa khóc, cậu sà vào lòng mẹ. Cậu cảm nhận ra được vẻ đẹp, yêu thương và tấm lòng của người mẹ. Cậu như quên đi mọi lời cay nghiệt của bà cô.

Tóm tắt 17

Tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng kể về chú bé Hồng bất hạnh. Cha mất sớm vì nghiện ngập, rượu chè, mẹ bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Hồng từ nhỏ đã phải sống trong sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng, đặc biệt là cô bé Hồng. Người cô độc ác luôn buồn những lời cay độc, tàn nhẫn với bé. Ả ta tìm đủ mọi cách để nói xấu mẹ bé Hồng, và muốn bé Hồng trở nên căm ghét mẹ của mình. Một lần, ả ta đã cố gắng làm đau bé bằng cách hỏi bé có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ và “em bé” không. Sau đó, ả lại tiếp tục đả kích bé bằng cách kể về cuộc sống túng quẫn, nghèo khổ của mẹ bé. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu thương mẹ mình, bé Hồng vẫn luôn tin tưởng và mong đợi mẹ. Một lần, tan trường, Hồng bỗng thấy có một dáng phụ nữ ngồi xe kéo giống mẹ. Bé Hồng đã chạy theo xe và gọi theo. Đuổi kịp và nhận ra đó là mẹ, Hồng òa khóc. Nằm trong vòng tay ấm áp và tràn đầy yêu thương của mẹ, bé Hồng hạnh phúc và quên hết thảy những lời nói độc ác của bà cô.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường

   + Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)

   + Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.

   + Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…

- Phong cách sáng tác:

   + Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

- “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

2. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

3. Giá trị nội dung

- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

4. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

- Quê quán: Nam Định

- Cuộc đời và sự ngiệp sáng tác

   + Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7

   + Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"

   + Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957

   + Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,…

- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.

2. Tóm tắt

   Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất, người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, luôn gieo rắc vào đầu Hồng những rấp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu mẹ nhiều hơn, em căm thù những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Chiều hôm đó khi vừa tán học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi theo với hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ em quay đầu lại, Hồng sà vào lòng mẹ, trong lòng mẹ, Hồng chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô mà chỉ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.

3. Giá trị nội dung

- Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình

4. Giá trị nghệ thuật

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống