34 câu Trắc nghiệm Trong lòng mẹ có đáp án 2023 - Ngữ văn 8

Tải xuống 8 5.4 K 26

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 : Trong lòng mẹ có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 7 trang gồm 34 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Trong lòng mẹ có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 7 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 34 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Trong lòng mẹ có đáp án - Ngữ văn 8:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8

 Trong lòng mẹ

Bài giảng: Trong lòng mẹ

Câu 1: Văn bản : “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A. Tự sự

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm

D. Nghị luận.

Chọn đáp án: A-B-C

Câu 2: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến

B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.

C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: A

Câu 3: Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì?

A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.

B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.

C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.

D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.

Chọn đáp án: B

Câu 4: Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)?

A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ.

B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn.

C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm.

D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc.

Chọn đáp án: A

Câu 5: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?

A. Người cô cười như diễn viên.

B. Người cô thích khôi hài.

C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.

D. Người cô diễn kịch.

Chọn đáp án: C

Câu 6: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?

A. Nguyễn Nguyên Hồng

B. Nguyễn Hồng.

C. Hồng Nguyên

D. Nguyên Hồng

Chọn đáp án: A

Câu 7: Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

A. Sau Cách mạng tháng Tám

B. Trước Cách mạng tháng Tám

C. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

D. Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982.

Chọn đáp án: C

Câu 8: Nguyên Hồng được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?

A. 1996

B. 1998

C. 2000

D. 2002

Chọn đáp án: A

Câu 9: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

A. Chương V

B. Chương IV

C. Chương VI

D. Chương X

Chọn đáp án: B

Câu 10: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Chọn đáp án: D

Câu 11: Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".

B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".

C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc".

D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".

Chọn đáp án: B

Câu 12: Trong tác phẩm "Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô

B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.

D. Cả B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 13: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng

C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ

D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng

Chọn đáp án: D

Câu 14: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 15: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Giàu chất trữ tình

B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm

D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

Chọn đáp án: C

Câu 16: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Chọn đáp án: D

Câu 17: Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.

C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

D. Là người hành động theo bản năng.

Chọn đáp án: A

Câu 18: Trong văn bản Trong lòng mẹ, từ ngữ nào đúng tâm địa bà cô của bé Hồng?

A. Xấu xa đê tiện.

B. Hiểm độc và tàn nhẫn.

C. Lắm lời, thích phỉ báng.

D. Ghen ghét, nhẫn tâm.

Chọn đáp án: C

Câu 19: Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Chọn đáp án: D

Câu 20: Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Bé Hồng cố gắng giấu tình cảm thực của mình.

B. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô.

C. Bé Hồng thực sự không muốn vào.

D. Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm.

Chọn đáp án: D

Câu 21: Nội dung đoạn trích là

A. tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. 

B. thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng.

C. Nỗi buồn tủi, cay đắng của chú bé Hồng khi phải xa mẹ, chịu sự khắc nghiệt của họ hàng.

D. Tất cả đều đúng.

E. Chương X

Chọn đáp án: D

Câu 22: Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A. Tự sự

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm, nghị luận.

D. Tất cả đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 23: Hồi kí được hiểu là

A.  là thể loại nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. 

B. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân.

C.  Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.

D. Tất cả đều đúng.

Chọn đáp án: D

Câu 24: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:

A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.

B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.

C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.

D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.

Chọn đáp án: B

Câu 25: Nhân vật bé Hồng gợi cho người đọc những suy tư gì về số phận con người trong xã hội cũ?

A. Đó là nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hòi.

B. Đó là số phận đau khổ và bất hạnh.

C. Đó là số phận đau khổ nhưng không hoàn toàn bất hạnh.

D. Đó là đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ.

Chọn đáp án: D

Câu 26. Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?

A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ.

B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ.

C. Khao khát được sống trong tình yêu thương.

D. Cả A, B, C đều đúng

Trả lời:

- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.

- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.

- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.

Đáp án cần chọn: D

Câu 27. Tình huống truyện của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?

A. Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.

B. Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.

C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.

D. Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.

Trả lời: “Tôi đi học” xoay quanh tình huống cậu bé Hồng gặp lại mẹ.

Đáp án cần chọn: B

Câu 28. Cảm xúc bao trùm lên đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?

A. Những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

B. Những tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.

C. Những tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ.

D. Những nỗi đau bị sỉ nhục và tình yêu mẹ của chú bé Hồng.

Trả lời: “Trong lòng mẹ” là nỗi đau bị sỉ nhục, nỗi buồn cô đơn và lòng thương nhớ mẹ, kính yêu mẹ của một đứa bé mồ côi bố sau một thời gian dài xa cách mẹ rồi được gặp lại mẹ.

Đáp án cần chọn: D

Câu 29. Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?

A. Bất hạnh, đáng thương

B. Sung sướng, đủ đầy

C. Được nâng niu, chiều chuộng

D. Tất cả các phương án trên

Trả lời: Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh đáng thương.

Đáp án cần chọn: A

Câu 30. Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?

A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.

B. Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo.

C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.

D. Gồm A và B

Trả lời: Nhân vật bà cô là người phụ nữ xấu xa và mang suy nghĩ nặng nề của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo.

Đáp án cần chọn: D

Câu 31. Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?

A. Bối rối, hạnh phúc

B.Đau khổ, xúc động

C. Buồn bã, trầm ngâm

D. Niềm nở nhưng lo âu

Trả lời: Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng là bối rối, sau đó vui mừng và hạnh phúc.

Đáp án cần chọn: A

Câu 32. Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

“Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.”

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Trả lời: Đoạn văn trên miêu tả rõ nét ngoại hình của người mẹ.

Đáp án cần chọn: C

Câu 33. Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn:

"Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu

B. Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến

C. Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

D. Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

Trả lời: Câu văn thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến.

Đáp án cần chọn: B

Câu 34. Trong tác phẩm"Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô

B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.

D. Cả B, C đều đúng

Trả lời: Nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô, tác giả thương người mẹ và nghĩ đến cảnh ngộ tội nghiệp của đứa trẻ.

Đáp án cần chọn: D

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống