Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8, tài liệu bao gồm 80 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
A – PHẦN VĂN HỌC:
III. Văn bản nhật dụng: 3 văn bản: Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội
Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, áp dụng bài tập làm văn TM :Giới thiệu về danh nhânNK
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Tình cảm của Nguyễn Khuyến với quê hương Hà Nam qua bài thơ Nước lụt Hà Nam được biểu hiện như thế nào?
Gợi ý :
- Giọng điệu thơ xót xa, buồn, thấm đẫm tình cảm. Ông thấy được cuộc sống của người dân vùng nông thôn Hà Nam lay lắt, vô cùng cực khổ, khốn khó, con người đói khổ và lam lũ.
- Ông gắn bó với số phận người nông dân, với vận mệnh của quê hương, đất nước.
- Là người có tình cảm sâu nặng với người nông dân và nông thôn Hà Nam.
=> Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm trạng buồn, trăn trở của ông.
Câu 2 : Nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Nước lụt Hà Nam
(Học thuộc phần Ghi nhớ/Sách Tài liệu ĐP)
* PHẦN THỰC HÀNH BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Kể tóm tắt những văn bản sau và nêu nội dung chính + nghệ thuật.
10.Thông tin ngày trái đất năm 2000: *Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
11.Bài toán dân số: *Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
* Ôn tập câu hỏi tự luận:
Câu 1
Em hãy cho biết nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão hạc? Qua đó ta thấy đuợc nhân cách gì của lão Hạc?
TL
+ Nguyên nhân
- Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.
=> Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão
+ Ý nghĩa:
Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc:
- Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu lòng tự trọng.
- Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.
+ Nhân cách
Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm
-> Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.
Câu 2: Truyện ngắn Lão Hạc cho em những suy nghĩ gì vè phẩm chất và số phận của người nông dân trong chế độ cũ ?
- Chắt chiu, tằn tiện
- Giàu lòng tự trọng (không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết )
- Giàu tình thương yêu (với con trai ,với con Vàng)
-> Số phận của người nông dân: nghèo khổ bần cùng không lối thoát
Câu 3 Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ? (5 điểm)
TL
Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của ngô Tất Tố đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến (0,5)
- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ. (2 đ)
+ Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt … lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình.
+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó …để nộp sưu cho chồng. Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực….
- Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác.... (1,5 đ)
+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch, bảo vệ tình yêu, đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo…
+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên để bảo vệ….
- Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ... (1 đ)
Câu 4: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Câu 5: Tóm tắt văn bản Lão Hạc :
Tóm tắt LH.
Lão Hạc có một con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng bỗng nhiên lão Hạc chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Câu 6: Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Tóm tắt TNVB.
Vì thiếu xuất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị nhịn đói từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã đầy tớ nhà Lí trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tai sai vô lại.
Câu 7
Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng đựoc coi là kiệt tác của cụ Bơ-men ?
TL
Giải thích được ba lí do sau :
- Chiếc lá mang lại giá trị nghệ thuật : giống chiếc lá thật mà con mắt hoạ sĩ như Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.
- Chiếc lá mang lại giá trị nhân sinh : vì con người, vì cuộc sống
- Chiếc lá được đổi bằng cả tính mạng của cụ Bơ-men.
Câu 8: Chỉ ra những điểm tương phản giữa 2 nhân vật Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Nghệ thuật tương phản đó có ý nghĩa, tác dụng như thế nào ?
- Quý tộc
- Gầy, cao, cưỡi ngựa còm,
- khát vọng cao cả
- mong giúp ích cho đời
- mê muội
- hão huyền,
- Dũng cảm.
- Nông dân
- Béo, lùn, ngồi trên lưng lừa.
- ước muốn tầm thường
- chỉ nghĩ đến cá nhân mình.
- tỉnh táo
- thiết thực
- hèn nhát.
- Nghệ thuật tương phản: mỗi khía cạnh ở nhân vật Đôn-Ki-hô-tê đều đối lập rõ rệt với khía cạnh tương ứng ở nhân vật Xan–chô Pan-xa và làm nổi bật nhau lên
- Tác dụng:
+ Làm rõ đặc điểm của mỗi nhân vật
+ Tao nên sự hấp dẫn độc đáo.
+ Tạo ra tiếng cười hài hước .
Câu 9
Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dich thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ?Vì sao ?
Ý nghĩa nhan đề:
- Ôn dịch: Chỉ 1 thứ bệnh lan truyền rộng (có thể gây chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định)
- Thuốc lá: Là cách gọi tắt của tệ nghiện thuốc lá
- Dấu phẩy tu từ: nhấn mạnh sắc thái b/c: vừa căm tức vừa ghê tởm, nguyền rủa, tẩy chay.
=> Nhan đề có ý nghĩa: “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!”
Câu 10:
Nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ?
* Nguyên nhân gây hại.
- Do đặc tính không phân huỷ của nhựa Plaxtic.
* Tác hại
- Lẫn vào đất, cản trở sự phát triển của thực vật dẫn đến xói mòn.
- Làm chết động vật khi nuốt phải.
- Làm tắc cống rãnh gây muỗi, bệnh tật, dịch.
Ngoài ra:
- Làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não, là nguyên nhân gây nên ung thư phổi.
- Vứt túi bừa bãi: gây mất mĩ quan.
- Ngăn cản sự phân huỷ của các rác thải khác.
- Nếu chôn sẽ rất tốn diện tích.
- Khi đốt gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, ...
Câu 11
Bốn câu thơ đầu của bài thơ đập đá ở CL có hai lớp nghĩa .Hai lớp nghĩa đó là gì ?Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó .Nhận xét về khẩu khí của tác giả ?
Gợi ý :
Bốn câu thơ đầu Hình ảnh ngời tù và công việc đập đá ở Côn Lôn.
- Không gian:Trơ trọi ,hoang vắng,rộng lớn, là địa ngục trần gian
- Tư thế:Hiên ngang ,sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng tráng .
- Công việc đập đá:là công việc lao động khổ sai nặng nhọc .
- Hành động quả quyết ,mạnh mẽ:
- Khắc hoạ nổi bật tầm vóc khổng lồ của ngời anh hùng.
- Sử dụng động từ ,phép đối ,lối nói khoa trương ,lượng từ ,giọng thơ hùng tráng ,sôi nổi.
-> Khí phách hiên ngang, tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến công việc cưỡng bức thành công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người
Câu 12
Bèn c©u th¬ cuèi béc lé trùc tiÕp nh÷ng c¶m xóc vµ suy nghÜ cña t¸c gi¶ .Em h·y t×m hiÓu ý nghÜa nh÷ng c©u th¬ nµy vµ c¸ch thøc biÓu hiÖn c¶m xóc cña t¸c gi¶?
Gợi ý :
Bốn câu cuối Cảm nghĩ từ công việc đập đá.
- Sử dụng phép đối, khẩu khí ngang tàng ,rắn giỏi ->Cho thấy sức chịu đựng mãnh liệt về thể xác lẫn tinh thần của con người
trước thử thách
- Bất khuất trước nguy nan, trung thành với lý tưởng yêu nước
- Những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đầy thì chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói
- Tự hào kiêu hãnh về công việc to lớn mà mình theo đuổi, coi thường việc tù đầy
- Giọng điệu cứng cỏi,hình ảnh ẩn dụ ,cấu trúc đối lập, câu cảm thán ® khẳng định lý tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất
- Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước của mình.
Câu 13
Phân tích cặp câu 1-2 trong bài cảm tác vào nhà ngục QĐ, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục
Hai câu đề:
- Điệp từ, giọng thơ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại thể hiện cách sống đàng hoàng, sang trọng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi. PBC tự giác, ý thức được hoàn cảnh, vượt lên và cao hơn hoàn cảnh.Đó là quan niệm sống cao đẹp.
Ngời tù đặc biệt là PBC - một người tù cầm chắc cái chết nhngông không có một chút gì lo sợ vào nhà tù là bao nhiêu thiếu thốn gian khổ nhưng PBC coi nhà tù chỉ là chốn tạm chân trên con đường đấu tranh của mình. Nhà tù là nơi người tù yêu nước rèn luyện ý chí, là trường học cách mạng đã trở thành quan niệm sống và đấu tranh của PBC cũng như của các nhà CM nói chung.
- Hai câu thơ không chỉ thể hiện tư thế, tinh thần, ý chí của người anh hùng CM trong những ngày đầu ở tù mà còn thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp.
Câu 14
Lời tâm sự ở câu 3-4 trong bài cảm tác vào nhà ngục QĐ có ý nghĩa như thế nào?
Hai câu thực:
- Phép đối, đối xứng cả ý lẫn thanh, giọng điệu thay đổi, không đùa vui hóm hỉnh mà trở nên trầm ngâm suy nghĩ
- Nói lên tình thế và tâm trạng đau đớn của người anh hùng đầy khí phách, tinh thần không khuất phục, tin mình là người yêu nước chân chính, lạc quan kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu.
Câu 15
Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5-6. Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt này?
Hai câu luận:
Hai câu luận là khẩu khí của một bậc anh hùng hào kiết cho dù có ở tình trọng nào, bi kịch đến đâu thì chí khí vẫn không đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù câu thơ là sự kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả. à hình ảnh đẹp đầy lãng mạn.
Lối nói khoa trương tạo nên hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc người đọc, tạo sức truyền cảm nghệ thuật lớn ,nhân vật không còn là con người thật, con người nhỏ bé, bình thường trong vũ trụ mà trở nên hết sức lớn lao
Câu 16
Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
- Điệp từ (còn) nằm sát nhau và ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy có tác dụng nhấn mạnh dứt khoát từng ý, tăng ý KĐ cho câu thơ.
- Hai câu thơ kết thể hiện tinh thần của người chiến sĩ CM trong tù: còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc, thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước, tư thế hiên ngang trước cái chết, ý chí gang thép; tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, bất chấp thử thách gian nan.
Đó là quan niệm sống cao cả.
* THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* Viết bất cứ chủ đề nào cũng tuân thủ 4 nội dung sau:
- Thực trạng
- Nguyên nhân
- Tác hại (Hậu quả)
- Phương hướng khắc phục
* Các cách viết
- Diễn dịch: Câu chủ đề nằm đầu đoạn.
- Quy nạp: Câu chủ đề nằm cuối đoạn
- Tổng- phân -hợp : Câu chủ đề nằm đầu đoạn và câu chốt (tương đương câu CĐ) nằm ở cuối đoạn.
* ÁP DỤNG
* Chủ đề 1. Tác hại của thuốc lá.
+ Thực trạng :
- Hiện nay nhiều người chết sớm do hút thuốc
- 1.3tr người Việt Nam rơi xuống mức đói nghèo và người hút mất 12-25 năm tuổi thọ.
+ Nguyên nhân
- Thiếu hiểu biết về tác hại thuốc lá
- Quan niệm sai trái và suy nghĩ lêch lạc…
+ Tác hại (Hậu quả)
- Đe dọa sức khỏe, tính mạng loài người (dẫn chứng: khói, chất oxitcacbon trong khói, chất hắc ín, chất nicôtin…gây các cưn bệnh như: ung hủ phổi, nhồi máu cơ tim,
- Ảnh hưởng sức khỏe những người xung quanh và cộng đồng.
+ Phương hướng khắc phục
- Cấm quảng cáo thuốc lá.
- Phạt tiền những người hút
- Tuyên truyến cho mọi người thấy tác hại thuốc lá…
* Chủ đề 2. Tác hại của sự gia tăng dân số
+ Thực trạng:
- Dân số đang tăng nhanh và không đều
- Nguy cơ bùng nổ dân số.
+ Nguyên nhân
- Sự suy nghĩ sai trái, lệch lạc đông con là tốt...
- Sinh đẻ không có kế hoạch.
+ Tác hại (Hậu quả)
- Ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, gia đình và mọi mặt của đời sống xã hội.( không đủ lương thực, thực phẩm....)
- Không đáp ứng được nhu cầu việc làm.
+ Phương hướng khắc phục
- Kế hoạch hóa sự sinh đẻ, giảm tỉ lệ sinh.
- Tuyên truyền tác hại của gia tăng dân số đến mọi người.
* Chủ đề 3. Tác hại của ô nhiễm môi trường.
+ Thực trạng :
- Ô nhiễm môi trường đang diễn ra khắp nơi.
- Ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm.
+ Nguyên nhân
- Chặt phá rừng làm nương rẫy
- Sử dụng bao ni lông và thuốc trừ sâu không hợp lý.
- Ý thức bảo vệ môi trường sống chưa cao
+ Tác hại (Hậu quả)
- Ảnh hưởng sự phát triển của cây cối, xói mòn...
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phát sinh các dịch bệnh.
- Ảnh hưởng đến môi trường sống kém trong lành
- Gây ảnh hưởng xấu đến mĩ quan, cảnh quan
+ Phương hướng khắc phục
- Không sử dụng bao bì ny lông và các vật dụng làm ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau bảo vệ môi trường sống.
* Viết đoạn văn cảm nhận văn học:
Câu 1: Cho câu chủ đề "Truyện ngắn CBBD của nhà văn an đéc xen đã thể hiện lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với cô bé bất hạnh” .
Gợi ý :
-Thái độ, ty thương, cảm thương của nhà văn được thể hiện rất rõ nét. Lời văn toát lên đầy xót xa thương cảm. Ông kể về những mộng tưởng với giọng văn chân chính, thương cảm, xót xa.
-Ngòi bút nhân đạo,chan chứa yêu thương thể hiện rõ khi tác giả kể về cái chết của cô bé.
-T/g ngầm thể hiện sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người.
Câu 2: (2,5 điểm)
Các văn bản đã học: Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng đã gợi lên cho em điều gì về sự cảm thông, tình thương yêu với những con người nghèo khổ bất hạnh? Hãy trình bày điều đó bằng một đoạn văn (dài khoảng 15 dòng tờ giấy thi).
Yêu cầu: viết một đoạn văn không quá số dòng qui định
+ Thấy rõ nỗi cay đắng, tủi cực, số phận đau thương của những con người nghèo khổ, bất hạnh
- Suy nghĩ về nỗi cay đắng, tủi cực của cậu bé Hồng mồi côi cha
- Số phận đau thương và cái chết thê thảm của lão Hạc
- Hình ảnh của cô bé bán diêm chết rét trong đêm giao thừa
- Tình thương yêu cao cả giữa những người nghệ sỹ nghèo khổ
+ từ đó cũng cho ta hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp, khát vọng vươn tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người. Gợi cho mỗi người chúng ta sự cảm thông với nỗi đau, như lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, trân trọng với những người nghèo khổ, bất hạnh
Câu 3 (2đ) Viết đoạn văn theo lối diễn dịch khoảng 8 – 10 câu nhận xét về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Hình thức:
Viết đúng hình thức đoạn văn theo đề bài 0.5đ
Sử đụng đúng câu chủ đề đặt đầu đoạn văn 0.5đ
Nội dung: 1đ
Lão Hạc là lão nông dân nghèo khổ và cô đơn ( Khổ về vật chất và tinh thần)
Lão Hạc có những phẩm chất cao đẹp: nhân hậu, tự trọng và yêu thương con hết mực (Sống vì con, chết cũng vì con)
(HS có thể đưa ra những dẫn chứng lí lẽ minh hoạ cho 2 ý trên. Tuỳ vào bài viết giám khảo linh hoạt cho điểm)
Câu 4 (2,5 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”
(Nam Cao, Lão Hạc).
*Yêu cầu.
Đoạn truyện là lời độc thoại nội tâm của nhân vật tôi khi nghe câu nói đầy mỉa mai của Binh Tư về việc Lão Hạc xin bả chó.
+ Lời độc thoại nội tâm là dòng suy nghĩ của nhân vật tôi về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc: lão là người đáng thương, một người nhân hậu, tâm hồn trong sáng, sống cao thượng, giàu lòng tự trọng, yêu thương con sâu nặng.
+ Nhân vật tôi ngạc nhiên, ngỡ ngàng: Con người đáng thương, đáng kính, đáng trọng, đáng thông cảm như lão Hạc mà cũng bị tha hóa, thay đổi cách sống.
+ Nhân vật tôi buồn, thất vọng vì như vậy là bản năng con người đã chiến thắng nhân tính, lòng tự trọng không giữ được chân con người trước bờ vực của sự tha hóa.
+ Một loạt câu cảm thán và dấu chấm lửng trong đoạn văn góp phần bộc lộ dòng cảm xúc dâng trào, nghẹn ngào của nhân vật tôi thương cho cuộc đời lão Hạc, buồn cho số kiếp con người trong xã hội xưa.
Tâm trạng và suy nghĩ của ông giáo trong đoạn truyện chan chứa một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng âm thầm giọng điệu buồn và thoáng bi quan.
Câu 5 (2, 0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.
*Yêu cầu kĩ năng: (0,75 điểm)
- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. ( 0,25 )
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đử hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. ( 0,25 )
- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. ( 0,25 )
Lưu ý: Thiếu hoặc thừa một câu trở nên trừ ( 0,25 )
* Yêu cầu nội dung: ( 1,25 điểm )
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. ( 0,25 )
- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. ( 0,25 )
- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. ( 0,5 )
>>> Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. ( 0,25
Câu 6: Cho câu chủ đề "Đoạn trích TLM của nhà văn NH đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé H đối với mẹ của mình". Hãy viết một đoạn văn diễn dịch làm rõ câu chủ đề trên, sau đó biến đổi đoạn văn dd thành đoạn văn quy nạp.
Đoạn trích TLM của nhà văn NH đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé H đối với mẹ của mình. Khi nhe bà cô hỏi "Hồng!Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?" Hồng đã toan đáp có, nhưng rồi lại cúi đầu không đáp vì bé biết rõ, nhắc đến mẹ, bà cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu bé những hoài n ghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.Nhưng đời nào tình thương yêu mẹ của Hồng lại bị những rắp tâm tanh bẩn của bà cô xâm phạm .Hồng càng yêu thương mẹ bao nhiêu thì bé càng căm ghét những hủ tục PK đã đầy đoạ mẹ bấy nhiêu. Hình ảnh mẹ in đậm trong lòng bé, bé khát khao được gặp mẹ đến cháy bỏng. Khi được mẹ ôm trong lòng, bé bồng bềnh trong cảm giác sung sướng ,quên hết những lời lẽ cay độc của bà cô.
Câu 7: Cho câu chủ đề Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch câu chủ đề trên
TL
Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Gia cảnh túng quẫn, không muốn nhờ vả hàng xóm lão đã phải bán con chó vàng yêu quý. Việc này làm lão đau đớn dằn vặt lương tâm lắm.Trong nỗi khổ cực, lão phải ăn củ chuối, củ ráy... nhưng vẫn nhất quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, nhất định dành tiền để nhờ ông giáo lo cho lão khi chết. Lão thà chết để giữ tấm lòng trong sạch và nhất định không chịu bán mảnh vườn của con dù chỉ một sào. Và cuối cùng dùng bả chó kết liễu cuộc đời khổ cực của mình .
Câu 8: Viết đoạn văn 5-7 câu làm rõ câu chủ đề "Nhân vật LH trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn NC rất giàu lòng tự trọng "Trong đoạn văn có sử dụng một TTT, nêu rõ đoạn văn được trình bày theo cách nào?
Nhân vật LH trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn NC rất giàu lòng tự trọng. Dù sống nghèo khổ, túng quẫn lão vẫn giữ lòng tự trọng. Lão nghèo nhưng không hèn ,không vì miếng ăn mà quỵ luỵ hoặc làm liều. Thậm chí chỉ đoán vợ ông giáo có ý phàn nàn về sự giúp đỡ của ông giáo đối với mình ,lão đã lảng tránh ông giáo. Lão tự trọng đến mức không muốn sau khi mình chết còn bị người ta khinh rẻ. Chẳng còn gì ăn để sống nhưng lão quyết không dụng tới số tiền dành dụm, và đem gửi ông giáo để nếu chết thì ông lo ma chay giúp. Thật là một con người giàu lòng tự trọng. Một nhân cách cao thượng làm sao!
Câu 9:
Đoạn trích TNVB và truyện ngắn LH giúp em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trước CM tháng Tám. Trình bày 6-8 câu theo cách dd trong đó có sử dụng 1 TTT, 1 TT, 1 thán từ, 1 trường từ vựng .
Đoạn trích TNVB của NTT và truyện ngắn LH của NC giúp em hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người nông dân trước CM tháng Tám. Cả hai nhân vật chính trong hai tác phẩm đều là những người nông dân nghèo khổ ,túng quẫn, bi thương.Chị D thì bị bọn tay sai quát thét doạ nạt, đánh đấm bắt phải nộp những thứ thuế vô lí. LH thì phải bán đi con chó -kỉ vật của con trai để lại - rồi tự tử để bảo toàn gia sản cho con. Mặc dù hoàn cảnh là vậy nhưng trong họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, tấm lòng cao cả, đôn hậu, sự nhẫn nhục. Chao ôi! XHPK nửa thực dân tàn nhẫn biết bao!Chính XH đó đã dồn người nông dân vào con đường cùng.
Câu 26. Cho câu chủ đề "Truyện ngắn CLCC của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ''. Viết đoạn văn có sử dụng 1TTT, 1TT, 1TrT, 1 câu ghép.
Truyện ngắn CLCC của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.Câu chuyện kể về 3 hoạ sĩ nghèo :G,X và B.G bị bệnh sưng phổi.Quá chán nản, cô đã gửi cuộc đời mình vào chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường đối diện cửa sổ, cô nghĩ lúc nó rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu rất lo lắng, chăm sóc G tận tình nhưng tình yêu thương của cô không thể thay đổi được ý nghĩ trong đầu G. Còn cụ B thì sao? Chính vì lo cho G nên trong đêm mưa tuyết khủng khiếp -cái đêm chiếc lá cuối cùng rụng -cụ đã bất chấp tính mạng mình vẽ một chiếc lá giống y hệt CLCC. Chính chiếc lá đó đã cứu sống G, và cũng chính chiếc lá đó đã lây đi sự sống của người tạo ra nó. Chao ôi, tình yêu thương của cụ Bơ men thật vĩ đại làm sao!