SBT Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) | Giải SBT Lịch sử lớp 11

2.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) trang 23, 25, 26, 27 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Bài 1 trang 23 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Thời gian các nuớc tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâu xé châu Phi là

A. Đầu thế kỉ XIX.                                              

B. Giữa thế kỉ XIX.

C. Những năm 70 - 80 của thế kỉ XIX.                

D. Đầu thế kỉ XX.

2. Việc phân chia thuộc địa ở châu Phi giữa các nước đế quốc căn bản hoàn thành vào

A. Giữa thế kỉ XIX.                                          

B. Những thập niên cuối thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.                      

D. Đầu thế kỉ XX.

3. Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân An-giê-ri hồi đầu thế kỉ XIX là

A. Át-mét A-ra-bi.                                      

B. Áp-đen Ca-đe.

C. Mu-ha-mét Át-mét.                                  

D. Nu-ba Pa-sa. 

4. Nổi bật trong cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở châu Phi là cuộc kháng chiến của nhân dân

A. An-giê-ri.

B. Ai Cập.

C. Ê-ti-ô-pi-a.

D. Nam Phi.

5. Khu vực Mĩ Latinh là

A. Một châu lục ở Nam Mĩ.

B. Một bộ phận của nước Mĩ.

C. Một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê.

D. Một châu lục ở Bắc Mĩ.

6. Đầu thế kỉ XIX, phần lớn các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của

A. Tây Ban Nha

B. Bồ Đào Nha

C. Mĩ và Anh

D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

7. Mục đích của Mĩ trong việc đề xướng học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” ở thế kỉ XIX là

A. Giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh

B. Vì quyền lợi của mọi công dân Mĩ Latinh

C. Bảo vệ độc lập, chủ quyền cho các nước Mĩ Latinh

D. Độc chiếm khu vực Mĩ Latinh, biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ

8. Để thực hiện học thuyết Mơnrô, Mĩ đã làm gì?

A. Thành lập tổ chức chính trị và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược

B. Thiết lập liên minh quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược

C. Dùng chính sách ngoại giao để mua chuộc, chia rẽ các nước

D. Dùng chính sách kinh tế để khống chế, nô dịch các nước

9. Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích gì?

A. Tranh giành ảnh hưởng với Tây Ban Nha tại khu vực Mĩ Latinh

B. Thể hiện sức mạnh của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh

C. Chiếm những thuộc địa của Tây Ban Nha

D. Đánh bại thực dân Tây Ban Nha

10. Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là

A. Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ

B. Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ

C. Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ

D. Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ

11. Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của

A. Chủ nghĩa thực dân mới

B. Chủ nghĩa thực dân cũ

C. Sự đồng hóa dân tộc

D. Sự nô dịch văn hóa

Lời giải:

Câu 1

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân châu Âu xâm chiếm, cướp bóc. Đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

Chọn C

Câu 2

Trả lời:

Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Chọn D

Câu 3

Trả lời:

Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe (1830 - 1847) thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.

Chọn B

Câu 4

Trả lời:

Nổi bật nhất là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân.

Chọn C

Câu 5

Trả lời:

Mĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).

Chọn C

Câu 6

Trả lời:

Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Chọn D

Câu 7

Trả lời: 

Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ ở Mĩ La-tinh

Chọn D

Câu 8

Trả lời:

Để thực hiện học thuyết Mơnrô, Mĩ đã thành lập tổ chức chính trị và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.Chọn A

Câu 9

Trả lời:

Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha => Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích tranh giành ảnh hưởng với Tây Ban Nha tại khu vực Mĩ Latinh.

Chọn A

Câu 10

Trả lời:

Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ.

Chọn C

Câu 11

Trả lời:

Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới.

Chọn A

Bài 2 trang 25 SBT Lịch sử 11: Hãy nối tên nước ở cột A với nội dung ở cột B để phản ánh đúng sự phân chia châu Phi giữa các nước đế quốc hổi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Bài 3 trang 25 SBT Lịch sử 11: Theo em, đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi giai đoạn này là gì?

Trả lời:

Điểm nổi bật của phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia). Nguyên nhân thất bại là do: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp. Các phong trào thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.

- Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

Bài 4 trang 26 SBT Lịch sử 11: Dựa vào lược đồ (hình 13) trong SGK, hãy thống kê những nội dung thích hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Bài 5 trang 27 SBT Lịch sử 11: Nhận xét của em về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh vào nửa đầu thế kỉ XIX

Trả lời:

* Nhận xét:

- Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập.

Đánh giá

0

0 đánh giá