Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia

Tải xuống 34 4.7 K 112

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu  Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia, tài liệu bao gồm 34 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

A/ LÝ THUYẾT PHẦN ĐỌC - HIỂU
1. Các phương thức biểu đạt
trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm… song sẽ có một phương phương thức nổi bật

2. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ

3. Các thao tác lập luận
Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao tác chính.

4. Các biện pháp tu từ
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

* Lưu ý: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:
- Ẩn dụ: 
+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).
+ Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.
+ VD: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Ẩn dụ: thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)
 bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)
 => giống như phép so sánh ngầm
- Hoán dụ: 
+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể -trừu tượng).
+ Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện. 

Hoán dụ: M t để chỉ Cô gái (lấy cái bộ phận để nói cái toàn thể - Hoán dụ )
(2) Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,/ Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
Hoán dụ: th n Đoài, th n Đ ng để chỉ người thôn Đoài, người thôn Đông (vật chứa đựng - vật bị chứa đựng)
5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)
- Có 4 phép liên kết hình thức trong văn bản:

6. Phân biệt các thể thơ
- Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm tra, chúng ta cần xác định: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp … Căn cứ vào luật thơ, người ta phân chia các thể thơ Việt Nam ra thành 3 nhóm chính
- Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói; các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn; các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ 
- văn xuôi,… 
- Đặc điểm và tác dụng của một số thể thơ:
+ Thơ lục bát: giọng mềm mại, có vần có nhịp uyển chuyển, gần lời ru, tiếng hát trong dân ca
+ Thơ thất, bát, ngũ ngôn: giọng rắn rỏi, nhịp cân đối mang âm hưởng thơ ca trung đại
+ Thơ tự do: câu thơ dài ngắn linh hoạt tuy không vần nhưng thanh điệu đầy tính nhạc, nhịp điệu hài hòa, trôi chảy, trau chuốt… 

7. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản
- Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề: Văn bản thường là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, hài hòa về hình thức. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan đề cũng như nội dung chính của văn bản.
+ Trước hết, học sinh cần hiểu nghĩa của đoạn văn đó
+ Tìm những câu văn mang nội dung của chủ đề. Cần xác định xem đoạn văn đó trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. 
Còn đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay song hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn.
+ Viết lại câu văn đó hoặc tự tóm gọn lại thành Nhan đề hoặc một câu chủ đề ngắn gọn
8. Xác định nội dung chính của văn bản 
- Học sinh căn cứ vào tiêu đề của văn bản.Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản.
- Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn, việc cần làm là học sinh phải xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành… 
Xác đinh được kiểu trình bày đoạn văn học sinh sẽ xác định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó.
(Cũng giống như cách tìm nhan đề, chủ đề của văn bản, nhưng nội dung chính các em sẽ viết cụ thể hơn)
9. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
- Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải phân tích vì sao lại như vậy.
- Học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản. Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thơ văn của học sinh.
10. Dựa vào văn bản cho sẵn viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng
Trong đề đọc hiểu phần câu hỏi này thường là câu cuối cùng. Sau khi các em học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và trả lời các câu trên, đến câu này là câu có tính chất liên hệ mở rộng. Nó thuộc câu hỏi vận dụng. Học sinh dựa vào văn bản đã cho, bằng sự trải nghiệm của bản thân để viết một đoạn văn theo chủ đề.
Các em viết một đoạn văn ngắn gọn, thể hiện sự hiểu biết về câu hỏi và lý giải vì sao mình viết như vậy. Có thể đưa ra bài học hoặc liên hệ, mở rộng tùy theo yêu cầu của đề bài.

B/ ĐỀ LUYỆN TẬP KÈM ĐÁP ÁN
Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
 (…) “Trước khi đi vào thực trạng văn hóa đọc của thanh niên nước ta,, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi: văn hóa đọc là gì? Văn hó đọc bắt nguồn từ việc đọc sách nhưng không đơn thuần là việc đọc sách. Thật vậy, từ việc đọc sách thường xuyên, ta có đuợc thói quen đọc sách và thói quen này dần nhân rộng trong xã hội, trở thành một nét đẹp. Trong qúa trình hình thành và phát triển nét đẹp ấy, ta dần luyện tập được thêm ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc. Với ứng xử đọc là cách ta nhìn nhận tri thức từ sách vở. Gía trị đọc là khả năng ta đãi được những hạt vàng trong các trang sách. Chuẩn mực đọc là cái thước đo để xác định một cuốn sách, một tài liệu là đáng để chúng ta bỏ thời gian đọc hay không. Tất cả các nhân tố ấy hợp lại tạo nên một văn hóa mà ta gọi là văn hó đọc. 
 (Phạm Lâm Ngọc Bích – HS trường chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai)
1/ Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,5 đ)
2/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Hãy xác định vị trí đoạn trích (Vị trí nào trong văn bản?) (0,5 đ)
3/ Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. (01đ)
4/ nh/ chị rút ra được bài học gì về phương pháp viết đoạn văn nghị luận nói riêng, bài văn nghị luận nói chung? ( nêu cầu trình bày ngắn gọn khoảng 5 – dòng) (01đ)
Đáp án đề 1:
1/ Nội dung chính: Văn bản giải thích “văn hóa đọc là gì.
2/ Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Vị trí đoạn trích nằm ở phần đầu của thân bài.
3/ Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trích trên là: Ẩn dụ: Gía trị đọc là khả năng ta đãi đuợc những hạt vàng trong các trang sách. Hiệu quả: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lập luận; tạo ấn tượng sâu sắc về ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ:
 - “những hạt vàng ở đây là những lời hay ý đẹp, những giá trị sống, những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho bạn đọc.

- Đọc sách là quá trình chắt lọc những “hạt vàng trong sách, biến “những hạt vàng ấy thành kiến thức, vốn sống của bản thân.
4/ Bài học rút ra: Khi làm bài văn nghị luận, ngoài việc tuân theo những yêu cầu chung, 
người viết phải:
 - Có những ý kiến, nhận định riêng, sáng tạo của bản thân.
 - Thỉnh thoảng, cần kết hợp phương thức biểu đạ biểu cảm, cụ thể là một số phép tu từ để lập luận thêm sinh động, thuyết phục

Xem thêm
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 1)
Trang 1
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 2)
Trang 2
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 3)
Trang 3
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 4)
Trang 4
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 5)
Trang 5
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 6)
Trang 6
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 7)
Trang 7
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 8)
Trang 8
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 9)
Trang 9
Toàn bộ kiến thức đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 34 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống