HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT

Tải xuống 86 798 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT, tài liệu bao gồm 86 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi HKII môn Ngữ Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

I. Những căn cứ để hiểu tác phẩm.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Từng là cây bút xuất sắc của nền văn học sử thi thời kháng chiến chống Mĩ, từ sau 1975, Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn tiên phong của sự nghiệp đổi mới, là một trong số nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam (Nguyên Ngọc).

Sáng tác của Nguyễn Minh Châu phản ánh khá trung thành quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại trong một vài thập kỉ trước và sau 1975. Theo Nguyễn Minh Châu, đó là sự vận động chuyển đổi trong mục đích sáng tác, sau chiến tranh, các nhà văn Việt Nam đã chuyển từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc sang cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người. Sự vận động chuyển đổi ấy được thể hiện rõ nét trong hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Minh Châu: Từ những tác phẩm mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn như Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính ca ngợi cái đẹp cái cao cả, thánh thiện như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại; sau năm 1975, Nguyễn Minh châu đã hướng sự quan tâm của mình tới cuộc sống đời tư – thế sự, thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông và niềm xót thương sâu sắc với số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, trong hành trình gian nan, đau khổ kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

Chiếc thuyền ngoài xa là một truyện ngắn xuất sắc thuộc giai đoạn sáng tác thời kỳ đổi mới của Nguyễn Minh Châu, khi nhà văn bắt đầu hướng đến sự quan tâm của mình tới cuộc sống đời tư – thế sự. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê, sau được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn in năm 1987.

II. Phân tích tác phẩm.

Để làm một bộ lịch phong cảnh, Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh cảnh biển buổi sáng có sương, một tấm ảnh không có con người. Suốt một tuần kiên nhẫn trên một vùng biển miền Trung, nơi có phong cảnh thơ mộng, có sương mù tháng bảy, cũng là chiến trường xưa, anh vẫn chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý. Chi tiết này đã cho thấy những phẩm chất đáng quý trọng của một nghệ sĩ có trách nhiệm với sứ mệnh sáng tạo nghệ thuật, có ý thức nghiêm túc trong lao động nghệ thuật – một công việc đòi hỏi tài năng, tâm huyết và công phu.

Điều kì diệu của nghệ thuật đã bất chợt đến với Phùng vào một buổi sáng, khi anh nhìn thấy một chiếc thuyền buồm trên mặt biển xa: mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Trong cảm nhận của Phùng, đó là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh; là cảnh đắt trời cho quý giá, hi hữu, kì diệu, là bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.

Cái đẹp đã đem đến những cảm xúc mãnh liệt, những khoảnh khắc tràn ngập hạnh phúc cho người nghệ sĩ, anh thấy bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào, đó là sự xúc động vì thấy mình vừa may mắn được tạo hóa ân thưởng, sự may mắn không có nhiều trong cuộc đời những người luôn khao khát được khám phá và sáng tạo cái Đẹp.

Trong giây phút thăng hoa của cảm xúc, thậm chí nghệ sĩ còn như phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức, anh như vừa khám phá thấy chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn – đó là khoảnh khắc con người cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, gột rửa để trở nên trong sáng, thánh thiện khi đứng trước cái đẹp trong trẻo của thiên nhiên.

Những xúc cảm này cho thấy tư chất nghệ sĩ của Phùng, con người có tâm hồn nhạy cảm, có những rung động tinh tế trước cái Đẹp. Đó cũng chính là sự giác ngộ, nhận thức về sức mạnh kì diệu của cái đẹp, của nghệ thuật đối với con người, bởi nói như quan niệm của Dostoiepxki: “Cái Đẹp cứu rỗi thế giới” – khi đứng trước cái đẹp, người ta thường không nghĩ đến cái xấu, cái ác, cái dung tục, tầm thường của cuộc đời mà để tâm hồn mình bay bổng hướng thiện.

Trong giây lát, người nghệ sĩ còn k hám phá thấy chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” Nói cách khác, trong một khoảnh khắc của cuộc sống, nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi.

Điều này có nghĩa là cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Với tác dụng ấy, cái đẹp chẳng phải là đạo đức hay sao? Nhà văn Thạch Lam từng quan niệm “Văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo thay đổi thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” và truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chi tiết cuối truyện:

Ngục quan cảm động, vái lạy người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào ké miệng làm cho nghẹn ngào: kẻ mê muội xin bái lĩnh giúp ta hiểu rõ hơn những tác động thẩm mĩ diệu kì của văn học nói riêng và của nghệ thuật nói chung đối với tâm hồn con người.

Chứng kiến những cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ: “Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồn ra mà nhìn”. Người nghệ sĩ như chết lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt. Sở dĩ nghệ sĩ Phùng trở nên như vậy là vì anh không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa kia lại có cái ác, cái xấu đến không thể tin được. Vừa mới lúc trước, anh còn cảm thấy “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, thất “chân lí của sự toàn thiện” thế mà chỉ ngay sau đó chẳng còn cái gì là đạo đức là cái toàn thiện của cuộc đời.

Nguyễn Minh Châu đã gặp gỡ tri kỉ tiền nhân Nam Cao, người đã từng hơn một lần để cho các nhân vật thay lời mình phát ngôn những quan điểm đúng đắn về nghệ thuật và người làm nghệ thuật: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối càng không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” (Giăng sáng) và người làm nghệ thuật phải “mở lòng ra để đón lấy tất cả những gì vang động ở đời” (Đời thừa).

Xem thêm
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 1)
Trang 1
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 2)
Trang 2
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 3)
Trang 3
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 4)
Trang 4
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 5)
Trang 5
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 6)
Trang 6
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 7)
Trang 7
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 8)
Trang 8
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 9)
Trang 9
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12 MỚI NHẤT (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 86 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống