Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc môn Hóa học lớp 10, tài liệu bao gồm 6 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

Nguyên tắc của phương pháp là dựa vào định luật bảo toàn khối lượng: “Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành trong phản ứng”. 
Cần lưu ý là: không tính khối lượng của phần không tham gia phản ứng cũng như phần chất có sẵn, ví dụ nước có sẵn trong dung dịch.
Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng muối thu được bằng tổng khối lượng các cation kim loại và anion gốc axit.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
    A. 105,6 gam.    B. 35,2 gam.    C. 70,4 gam.    D. 140,8 gam.
Hướng dẫn giải
Các phản ứng khử sắt oxit có thể có:
    3Fe2O3 + CO     2Fe3O4 + CO2        (1)
    Fe3O4 + CO     3FeO + CO2        (2)
    FeO + CO     Fe + CO2            (3)
Như vậy chất rắn A có thể gồm 3 chất Fe, FeO, Fe3O4 hoặc ít hơn, điều đó không quan trọng và việc cân bằng các phương trình trên cũng không cần thiết, quan trọng là số mol CO phản ứng bao giờ cũng bằng số mol CO2 tạo thành.
     mol.
Gọi x là số mol của CO2 ta có phương trình về khối lượng của B:
    44x + 28(0,5  x) = 0,5  20,4  2 = 20,4
nhận được x = 0,4 mol và đó cũng chính là số mol CO tham gia phản ứng.
Theo ĐLBTKL ta có: 
    mX + mCO = mA +  
    m = 64 + 0,4  44  0,4  28 = 70,4 gam. (Đáp án C)
Ví dụ 2: Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch A.
    A. 36,66% và 28,48%.    B. 27,19% và 21,12%.
     C. 27,19% và 72,81%.    D. 78,88% và 21,12%.
Hướng dẫn giải
    Fe  +  6HNO3    Fe(NO3)3  +  3NO2  +  3H2O
    Cu  +  4HNO3    Cu(NO3)2 +  2NO2  +  2H2O
     mol     mol.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
     
Đặt  nFe = x mol, nCu = y mol ta có:
            
              
      (Đáp án B)
Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
    A. 13 gam.    B. 15 gam.     C. 26 gam.    D. 30 gam.
Hướng dẫn giải:
                M2CO3  +  2HCl      2MCl  +  CO2  +  H2O
    R2CO3  +  2HCl      2MCl2  +  CO2  +  H2O
     mol
  Tổng nHCl = 0,4 mol và  
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
    23,8 + 0,436,5 = mmuối + 0,244 + 0,218
    mmuối = 26 gam. (Đáp án C)
Ví dụ 4: Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là
    A. 86,96%.    B. 16,04%.    C. 13,04%.    D.6,01%.
Hướng dẫn giải
0,04 mol hỗn hợp A (FeO và Fe2O3) + CO    4,784 gam hỗn hợp B + CO2.
    CO2  +  Ba(OH)2 dư      BaCO3   +  H2O
     
và     
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
    mA + mCO  =  mB +  
    mA  =  4,784 + 0,04644  0,04628 = 5,52 gam.
Đặt nFeO = x mol,   trong hỗn hợp B ta có:
           
    %mFeO  =  
    %Fe2O3 = 86,96%. (Đáp án A)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
01. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là
        A. 31,45 gam.    B. 33,99 gam.    C. 19,025 gam.    D. 56,3 gam.
02. Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2 M thì thu được 18,504 gam muối. Thể tích dung dịch HCl phải dùng là 
        A. 0,8 lít.    B. 0,08 lít.     C. 0,4 lít.         D. 0,04 lít.
03. Trộn 8,1 gam bột Al với 48 gam bột Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là
        A. 61,5 gam.    B. 56,1 gam.    C. 65,1 gam.    D. 51,6 gam.
04. Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H¬2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là
        A. 1,71 gam.    B. 17,1 gam.    C. 13,55 gam.    D. 34,2 gam.
05. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là
        A. 6,25%.    B. 8,62%.    C. 50,2%.    D. 62,5%.
06. Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và khối lượng m là
        A. 11 gam; Li và Na.    B. 18,6 gam; Li và Na.
        C. 18,6 gam; Na và K.    D. 12,7 gam; Na và K.
07. Hòa tan 33,75 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 16,8 lít khí X (đktc) gồm hai khí không màu hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 17,8.
a) Kim loại đó là
        A. Cu.    B. Zn.    C. Fe.    D. Al. 
b) Nếu dùng dung dịch HNO3 2M và lấy dư 25% thì thể tích dung dịch cần lấy là
        A. 3,15 lít.    B. 3,00 lít.    C. 3,35 lít.    D. 3,45 lít.
08. Hoà tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
        A. 77,1 gam.    B. 71,7 gam.    C. 17,7 gam.    D. 53,1 gam.
9. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
        A. 6,81 gam.     B. 4,81 gam.     C. 3,81 gam.     D. 5,81 gam.
Đáp án các bài tập vận dụng:
1. A    2. B    3. B    4. B    5. D
6. B    7. a-D, b-B    8. B    9. A    
KIỂM TRA 
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Câu 1: Trộn 5,4 gam Al với 6 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là:
A.    2,24g B. 9,4g  C. 10,2 D. 11,4g
Câu 2: Cho 2,24 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Vậy m có giá trị là: A. 2,66g   B. 22,6g    C. 26,6g    D. 6,26g.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị I và muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A.13g   B. 15g   C. 26g    D. 30g
Câu 4: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch HCl 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:
A.    3,81g   B. 4,81g   C. 5,21g   D. 4,8g
Câu 5: Hoà tan hết 38,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 14,56 lít H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được là:
A.    48,75g   B. 84,75g   C. 74,85g    D. 78,45g
Câu 6: Cho 0,52g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra  (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A.    2g   B. 2,4g    C. 3,92g    D. 1,96g.
Câu 7: Hoà tan 10,14 g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc) và 1,54g chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối, m có giá trị là:
A.    33,45   B. 33,25    C. 32,99 D. 35,58
Câu 8: Khử hoàn toàn 6,64 gan hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 cần dùng 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:
A.    5,04g   B. 5,40g    C. 5,05g   D. 5,06g
Câu 9: Cho 3,45g hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V lít CO2 (đktc) và 3,78g muối clorua. Giá trị của V là:
A.    6,72 lít   B. 3,36 lít  C. 0,224 lít D. 0,672 lít.
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị của m là:
A.    9,52 gam    B. 10,27 gam    C. 8,98 gam   D. 7,25 gam.

Xem thêm
Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết, bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng có đáp án, chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống