Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10

Tải xuống 75 1.3 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10; tài liệu bao gồm 75 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chương 1
Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học.
A.Những kiến thức quan trọng về “Nguyên tử” rất thường xuất hiện trong đề thi.
Câu 1 : Cho các phát biểu sau :
(1).Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối.
(5). Hầu hết nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản.
(6). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron
(7). Trong nguyên tử hạt mang điện chỉ là proton.
(8). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là :
A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 2: Cho các phát biểu sau :
(1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.
(2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.
(3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p.
(4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e.
(5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. 
 (6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
(7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
(8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
Số phát biểu sai là :
A.2 B.1 C.4 D.3 

Câu 4 : Cho các phát biểu sau :
(1). Số electron trong các ion sau: NO3-, NH4+, HCO3-, H+, SO42- theo thứ tự là: 32, 10, 32, 0, 50.
(2).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất không mang điện.(3).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích dương.
(4).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích âm.
(5).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất có thể mang điện hoặc không mang điện.
(6). Các ion 3 2 2 Al ,Mg , Na ,F ,O + + + − −có cùng số electron và cấu hình electron.
(7). Các electron thuộc các lớp K, L, M, N trong nguyên tử khác nhau về độ bền liên kết với hạt nhân và năng lượng trung bình của các electron.
Số phát biểu đúng là :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5 : Cho các phát biểu sau : 
(1) Nguyên tử của nguyên tố F khi nhường 1 electron sẽ có cấu hình electron giống với nguyên tử khí hiếm Ne.
(2) Khi so sánh về bán kính nguyên tử với ion thì Na Na ; F F + −  
(3) Trong 4 nguyên tố sau Si, P, Ge, As thì nguyên tử của nguyên tố P có bán kính nhỏnhất.
(4) Cho 3 nguyên tử. số eletron của mỗi nguyên tử là 12, 13, 14
(5) Số eletron tối đa trong 1 lớp eletron có thể tính theo công thức 2n2
(6) Khi so sánh bán kính các ion thì 
2 O F Na − − +  
(7) Khi so sánh bán kính các ion thì 
2 Ca K Cl + + −  
(8) Cho nguyên tử của các nguyên tố Al, Fe, Cr, Ag số eletron độc thân trong nguyên tử của nguyên tố Cr là lớn nhất.
Số phát biểu đúng là :
A.8 B.7 C.6 D.5
PHẦN LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 : Chọn đáp án B
(1). Sai.Hầu hết các nguyên tử của các nguyên tố được cấu tạo từ 3 loại hạt chính là p,n,e.Tuy nhiên không phải tất cả vì có nguyên tử H hạt nhân chỉ có proton mà không có notron.
(2). Sai.Kích thước của hạt nhân so với nguyên tử là rất rất bé tuy nhiên khối lượng lại hầu hết tập trung ở hạt nhân.Các bạn cứ hình dung mô hình quả bóng với hạt cát.Trong đó quá bóng là nguyên tử và hạt cát là hạt nhân.
(3).Đúng.Vì nguyên tử luôn trung hòa về điện nên số hạt mang điện âm (e) phải bằng số hạt mang điện dương (p).
(4). Sai.Đồng vị của một nguyên tố là những nguyên tử có cùng điện tích (proton) nhưng khác số notron,do đó số khối khác nhau.
(5). Đúng.Như lời giải thích của ý (1).
(6).Sai. Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện chỉ là proton .
(7).Sai. Trong nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(8).Đúng.Theo như lời giải thích ý (2).Câu 2 : Chọn đáp án A
(1). Đúng.Vì mỗi nguyên tử của một nguyên tố chỉ có số proton nhất định.
(2). Sai.Notron không đại điện cho nguyên tố hóa học nhất định nên các nguyên tố khác nhau có thể có cùng một số hạt notron.
(3). Đúng.Vì nguyên tử trung hòa về điện.
(4). Đúng.Cấu hình electron của oxi là 
2 2 4 1s 2s 2p
(5). Đúng theo SGK lớp 10.
(6). Sai.Số proton trong nguyên tử bằng số electron.
(7) và (8) .Đúng.Theo SGK lớp 10.

Câu 4 : Chọn đáp án C
(1).Đúng, N có 7e và O có 8e vậy trong 
NO3−có 7 8.3 1 32 + + =(e).
N có 7e và H có 1e vậy trong NH4+có 7 + 4 – 1 = 10 (e).
C có 6e vậy trong HCO3−có 1 + 6 + 3.8 + 1 = 32 (e).
H có 1 e do đó trong H+có 0 (e)
S có 16 e do đó trong SO4−có 16 4.8 2 50(e) + + =
(2). Đúng.Theo SGK lớp 10 → (3) ,(4), (5) sai
(6).Đúng Al, Mg, Na, F, O có số e lần lượt là 13, 12, 11, 9, 8 nên số e trong các ion là 10 e nên chúng có cùng cấu hình e.(7). Đúng.Tùy theo năng lượng mà các e được xếp vào các lớp .Trên lớp K (n =1) electron có năng lượng thấp nhất đồng thời nó có liên kết bền vững nhất với hạt nhân.Tiếp theo là các e thuộc lớp L (n=2), M (n = 3), N(n = 4).Càng xa hạt nhân (n càng lớn) thì năng lượng của các e 
càng lớn. Đồng thời khả năng liên kết với hạt nhân càng yếu.
Câu 5 : Chọn đáp án B
(1). Đúng.F có 9 e nên F−có 10e bằng với số e của Ne nên có cùng cấu hình e.
(2).Đúng.Với một nguyên tử khi nó nhường e thì bán kính sẽ giảm còn khi nhận e thì bán kính sẽ tăng.
(3). Đúng.Để so sánh bán kính các nguyên tử đầu tiên ta quan tâm tới số lớp e.Nếu nguyên tử nào có lớp e lớn nhất thì bán kính lớn nhất.As và Ge thuộc chu kì 4 nên bán kính lớn hơn Si và P thuộc chu kì 3.Trong cùng 1 chu kì ta sẽ quan tâm tới số Z (điện tích hạt nhân).Khi Z càng lớn thì lực hút của hạt nhân với lớp vỏ càng lớn điều này làm cho bán kính càng nhỏ.Si có Z = 14 còn P có Z = 15 nên bán kính của Si > P.
(4). Sai.Ta luôn có số e bằng số p vì 3 nguyên tử là đồng vị nên có cùng số e là 12.Và số n tương ứng là 12, 13, 14.
(5).Đúng.Theo SGK lớp 10 trong một lớp có tối đa n2obitan mà mỗi obitan có tối đa 2 e nên số e 
tối đa trong một lớp là 2n2 electron.
(6).Đúng.Theo nhận xét (3).Ta thấy 2 O F Na − − +   đều có 10e và điện tích hạt nhân tăng dần.
(7).Đúng.Theo các nhận xét (3) và (6). 

Xem thêm
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 7)
Trang 7
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 8)
Trang 8
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 9)
Trang 9
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học môn Hóa học lớp 10 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 75 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống