Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10

Tải xuống 52 1.7 K 34

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10; tài liệu bao gồm 52 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chương 2
Halogen, Oxi lưu huỳnh,Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
A.Những kiến thức quan trọng về “Halogen” rất thường xuất hiện trong đề thi.
Câu 1 : Cho các phát biểu sau :
(1). Halogen là những chất oxi hoá yếu.
(2). Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.
(3). Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7.
(4). Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.
(5). Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là np5ns2.
(6). Các ion F-, Cl-, Br-, Iđều tạo kết tủa với Ag+
(7). Các ion Cl-, Br-, Iđều cho kết tủa màu trắng với Ag+
(8). Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br-,Ichỉ bằng dung dịch AgNO3. 
(9). Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+
Số phát biểu sai là : 
A.6 B.7 C.8 D.5
Câu 2 : Cho các phát biểu sau :
(1).Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là brom.
(2).Về tính axit thì HF > HCl > HBr > HI.
(3). Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là : -1, +1, +3, 0, +7. 
(4). Trong nước clo chỉ chứa các chất HCl, HClO, H2O .
(5). Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư, dung dịch thu được có các chất KCl, KClO3, KOH, H2O.
(6). Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư, dung dịch thu được có các chất KCl, KClO, KOH, H2O.
(7). Clo tác dụng được với tất cả các chất H2, Na, O2, Cu.
(8). Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế Cl2 từ HCl và các chất như MnO2, KMnO4, KClO3.
(9). Có thể điều chế HCl bằng cách cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đậm đặc nên cũng có thể điều chế được HBr và HI bằng cách cho NaBr và NaI tác dụng với H2SO4 đậm đặc.
(10). Clo được dùng sát trùng nước sinh hoạt.
(11). Clo được dùng sản xuất kaliclorat, nước Gia-ven, cloruavôi. 
(12). Clo được dùng tẩy trắng sợi, giấy, vải. 
Số phát biểu đúng là :
A.3 B.4 C.5 D.6
Câu 3 : Cho các phát biểu sau :
(1). Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với 3 chất.
(2). Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. 
(3). Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh. 
(4). Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2. 
(5). Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.
Số phát biểu sai là :
A.4 B.3 C.2 D.1

Câu 4: Cho các phản ứng sau :
(1) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(2) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(3) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(4) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
(5) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 
(6) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. 
(7) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 
(8) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. 
(9) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là :
A. 2,5 B. 5,4 C. 4,2 D. 3,5.

Câu 5: Cho các phản ứng sau: 
 (1) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (5) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
 (2) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (6) HF + AgNO3 → AgF + HNO3
 (3) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2 (7) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
 (4) Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl (8) PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 10HCl

Số phương trình hóa học viết đúng là
 A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. 

Câu 6: Cho các phản ứng:
 (1) O3 + dung dịch KI →

(2) F2 + H2O ⎯⎯→t

(3) MnO2 + HCl đặc ⎯⎯→t
 (4) Cl2 + dung dịch H2S →

Các phản ứng tạo ra đơn chất là :
 A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).

Câu 7: Cho các phản ứng: 
Ca(OH)2 + Cl2→
CaOCl2 + H2O 
2H2S + SO2→
3S + 2H2O 
O3→ O2 + O 
2NO2 + 2NaOH →
NaNO3 + NaNO2 + H2O 
4KClO3→KCl + 3KClO4

Số phản ứng oxi hoá khử là 
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Có các thí nghiệm sau:
 (1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. 
 (2) Sục khí SO2 vào nước brom.
(3) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. 
 (4) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 9: Cho các nhận định sau :
(1). Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3.
(2). Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm.
(3). Về tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.
(4). Clorua vôi, nước Gia-ven (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion ClO-, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh.
(5). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất diêm. 
(6). KClO3 được ứng dụng trong điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
(7). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa. 
(8). KClO3 được ứng dụng trong chế tạo thuốc nổ đen.
(9). Hỗn hợp khí H2 và F2 có thể tồn tại ở nhiệt độ thường.
(10). Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao.

Số phát biểu sai là :
A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 10 : Cho các nhận định sau : 
(1). Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc. 
(2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4. 
(3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi. 
(4). Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.
(5). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần.
(6). Trong tự nhiên Clo chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.
(7). Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có mằng ngăn xốp.
(8). Flo được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.
(9). Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng.
(10). Flo được sử dụng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235U .
(11). Brom được dùng chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm.(AgBr) là chất nhạy nhạy cảm với ánh sáng dùng tráng lên phim ảnh.
(12). Người ta điều chế Iot từ rong biển.
(13). Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot.
Số phát biểu đúng là :
A.12 B.11 C.10 D.9

PHẦN GIẢI THÍCH CHI TIẾT
Câu 1 : Chọn đáp án A
(1). Sai.Theo SGK lớp 10 halogen là những chất oxi hoá mạnh.
(2). Đúng theo SGK lớp 10.
(3).Sai.Trong các hợp chất thì F chỉ có số oxi hóa – 1.Còn các nguyên tố halogen khác có thể có 
thêm các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
(4). Đúng vì chúng cùng thuộc một phân nhóm chính.
(5).Sai. Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5.
(6).Sai.Vì AgF là chất tan.
(7).Sai.AgCl kết tủa trắng, AgBr kết tủa vàng nhạt, AgI kết tủa vàng đậm.
(8).Đúng.theo các nhận xét (6) và (7).
(9).Sai.Ngoài ion Clcòn có ion Br−và I−.

Câu 2 : Chọn đáp án B
(1).Sai. Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là iot.
(2).Sai. Về tính axit thì HF < HCl < HBr < HI.
(3).Sai.Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là : -1, +1, +5, 0, +7. 
(4). Trong nước clo chỉ chứa các chất HCl, HClO, H2O và Cl2.
(5). Sai.Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư, dung dịch thu được có các chấtKCl, KClO, KOH, H2O.(6). Sai. Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư, dung dịch thu được có các chất KCl, KClO3 ,KOH, H2O.
(7). Sai. Clo tác dụng được với tất cả các chất H2, Na, Cu nhưng không tác dụng được trực tiếp với O2.
(8).Đúng.Theo SGK lớp 10

(10). Clo được dùng sát trùng nước sinh hoạt.Đúng theo SGK lớp 10.
(11). Clo được dùng sản xuất kaliclorat, nước Gia-ven, cloruavôi. Đúng theo SGK lớp 10. 
(12). Clo được dùng tẩy trắng sợi, giấy, vải. Đúng theo SGK lớp 10.
Câu 3 : Chọn đáp án C
(1). Sai. Axit HCl không tác dụng được với 2 chất là Ag và PbS.
(2). Đúng.HCl là chất khử khi có Cl2 thoát ra và là chất oxi hóa khi có khí H2 thoát ra. 
(3). Đúng.Theo SGK lớp 10.
(4). Đúng.Theo SGKNC lớp 12.

(5). Sai.Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric chỉ tạo muối FeCl2.
Câu 4 : Chọn Chọn đáp án D
HCl thể hiện tính khử khi có khí Cl2 bay ra bao gồm các phản ứng:

(3) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(9) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
(5) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 
(7) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 
(1) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
HCl thể hiện tính oxi hóa khi có khí H2 bay ra bao gồm :
(4) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
(8) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. 
(6) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

Câu 5 : Chọn đáp án C
Các phương trình viết đúng là :
 (1) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 
 (2) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (7) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
 (4) Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl (8) PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 10HCl
Các phản ứng viết sai là :
(3) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2 vì tính oxi hóa của Cl2 yếu hơn Flo.
(5) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 vì Flo có tính oxi hóa rất mạnh nó oxi hóa được H2O. 
(6) HF + AgNO3 → AgF + HNO3 vì AgF là chất tan

Câu 6 : Chọn đáp án A

Câu 7 : Chọn đáp án D
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.Bao gồm:
Ca(OH)2 + Cl2→CaOCl2 + H2O 
2H2S + SO2→3S + 2H2O 
2NO2 + 2NaOH →NaNO3 + NaNO2 + H2O 
4KClO3→KCl + 3KClO4

Câu 8 : Chọn đáp án B

Câu 9 : Chọn đáp án A
(1). Đúng.Dùng quỳ tím nhận ra hai axit và hai muối sau đó dựa vào phản ứng sinh kết tủa trắng đặc trưng AgCl để nhận ra các chất.
(2). Đúng.HCl là quỳ tím hóa đỏ, Cl2 có tính tẩy màu mạnh làm mất màu quỳ tím, H2 không có hiện tượng gì.
(3). Đúng.Theo SGK lớp 10 tính axit của HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.
(4). Đúng.Theo SGK lớp 10.
(5). Đúng.Theo SGK lớp 10.KClO3 được ứng dụng trong sản xuất diêm. 
(6). Đúng.Theo SGK lớp 10.KClO3 được ứng dụng trong điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
(7). Đúng.Theo SGK lớp 10.KClO3 được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa. 
(8). Sai.Thuốc nổ đen là hỗn hợp KNO3, C, S khi nổ xảy ra phản ứng :
2KNO3 + S +3C → K2S + N2 + 3CO2
(9).Sai.Vì tính oxi hóa của F2 rất mạnh nên có phản ứng H2 + F2 → 2HF.
(10). Đúng.Vì khí Cl2 và O2 không tác dụng với nhau dù ở nhiệt độ cao.

Xem thêm
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 7)
Trang 7
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 8)
Trang 8
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 9)
Trang 9
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương Halogen, oxi lưu huỳnh,tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa lớp 10 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 52 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống