Giáo án Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thủy sản mới nhất - CV5512

Tải xuống 5 2.6 K 102

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thủy sản mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 51: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ PH CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

  1. Kiến thức
  2. Kĩ năng

- Xác định được độ trong, độ pH, nhiệt độ của nước nuôi thủy sản

- Chuẩn bị được mẫu nước và các dụng cụ cần thiết để thực hành

- Làm được đĩa sếch xi đo độ trong của nước

- Đo được nhiệt độ của nước chính xác

- Đo được độ trong của nước đúng qui trình

- Đo được pH của nước bằng phương pháp đơn giản

  1. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ nguồn nước và môi trường nuôi thủy sản

- Có ý thức bảo vệ nước nuôi thủy sản không bị ô nhiễm

- Có ý thức vận dụng để cải tạo nguồn nước ao nuôi cá ở gia đình

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

  1. Phương pháp

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

- Chuẩn bị của thầy :  + Nhiệt kế, Đĩa Sếch, thang màu pH chuẩn

+ 2 thùng nhựa đựng mẫu nư­ớc nuôi cá (nếu không có ao nuôi cá) có chiều cao tối thiểu là 60 – 70 cm, đ­ường kính thùng 30 cm.

+ Giấy đo pH.

+Bảng phụ

- Chuẩn bị của Trò: đồ dùng , dụng cụ học tập, các mẫu vật (nếu có)

1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

2. Tổ chức

7A:                                          7B:                                             7C:

3. Kiểm tra bài cũ

- Xen trong giờ

4. Bài mới.

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:      Giới thiệu bài thực hành

Gv: phân chia theo tổ thực hành, sắp xếp vị trí các tổ

Gv: Trình bày  mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành.

 

                            Hoạt động2:      Tổ chức thực hành

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- Phân công các công việc cho từng nhóm trong và sau khi thực hành.

 

Hoạt động 3: Thực hiện qui trình

- Giáo viên hư­ớng dẫn và thao tác mẫu cho học sinh quan sát:

 

- Hs quan sát, làm theo.

 

 

 

 

 

- Học sinh thực hành:

+ Các nhóm về vị trí tiến hành các bước của qui trình thực hành.

+ Thao tác trình tự nh­ư sách giáo khoa.

+ Các kết quả quan sát thực hành ghi vào vở theo mẫu nh­ư sách giáo khoa (140).

 - Gv theo dõi các nhóm thực hiện, uốn nắn những hs yếu

 

   1. Đo nhiệt độ nư­ớc:

B1: Nhúng nhiệt kế  vào nư­ớc để khoảng 5 đến 10 phút.

B2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nư­ớc và đọc ngay kết quả.

2 Đo độ trong:

B1: Thả từ từ đĩa Sếch xi xuống n­ước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng (or xanh, trắng) và ghi độ sâu của đĩa (cm).

B2:  Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng (or xanh trắng), ghi lại độ sâu của đĩa

Kết quả độ trong sẽ là số trung bình của 2 b­ước đo.

    3. Đo độ pH bằng ph­ương pháp đơn giản.

B1: Nhúng giấy đo pH  vào n­ước khoảng 1 phút.

B2: Đ­ưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng với màu nào thì n­ước có độ pH t­ương đ­ương với pH của màu đó.

- Báo cáo;

Các yếu tố

Kết quả

Nhận xét

Mẫu nước 1

Mẫu nước 2

Tốt

Xấu

Nhiệt độ

 

 

 

 

Độ trong

 

 

 

 

Độ pH

 

 

 

 

 

5. Củng cố.

-  Học sinh thu dọn dụng cụ làm vệ sinh chỗ thực hành và các dụng cụ thực hành.

-  Học sinh tự đánh giá kết quả bài thực hành.

-  Gv nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm học sinh về:

                                        -  Tinh thần thái độ (2 đ)

                                         - Kết quả thực hành (6 đ)

                                         - Giữ gìn trật tự,  vệ sinh môi trường  (2 đ)

-  Gv nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh trong quá trình thực hành, thực hiện nội quy và kết quả thực hành của cả lớp.

- Gv đánh giá và nhận xét giờ thực hành, rút kinh nghiệm cho từng tiết thực hành khác.

*Kết luận: Bài này nhằm ôn lại lí thuyết các tính chất của nước nuôi thủy sản, có thể vận dụng để kiểm tra chất lượng nước ở hồ ao nuôi cá gia đình mỗi hs.

6. HDVN.

- Về nhà đọc tr­ước bài 52 và ôn lại nội dung t/c sinh học của nước ao ở bài 50

- Trả lời các câu hỏi sau:

          1: Dụng cụ để đo nhiệt độ của nước coa tên là gì? Mô tả đặc điểm và nguyên lí hoạt động?( ống thủy tinh chia độ, trong có chứa thủy ngân màu đỏ hoặc trắng ngà, cột thủy ngân dâng lên đến đâu thì đó chính là nhiệt độ cần đo. Tên gọi là nhiệt kế).

  1. Cách đo nhiệt độ của nước? (Hình 79 sgk).
  2. Dụng cụ đo độ trong của nước có tên là gì? (Đĩa sếch xi).
  3. Độ pH nói lên t/c gì? (Tính chất hóa học).
  4. Nước tốt có các chỉ số nhiệt độ, độ trong, độ pH như thế nào? (nhiệt độ phù hợp 200C - 300C, độ trong 20 – 30 cm vẫn nhìn thấy màu đen trắng trên đĩa sếch xi, độ pH tốt thích hợp cho tôm, cá từ 6 – 8).
  5. Về nhà em có thể giúp bố mẹ (ông bà) vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để làm việc gì?

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thủy sản mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thủy sản mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thủy sản mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thủy sản mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thủy sản mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Công nghệ 7
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống