Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
0,1; –1,(23); 11,2(3); –6,725.
HD: Xét các chữ số ở phần thập phân (đứng sau dấu phẩy).
Số 0,1 có một chữ số đứng sau dấu phẩy nên 0,1 là số thập phân hữu hạn.
Số – 6,725 có ba chữ số đứng sau dấu phẩy, nên – 6,725 là số thập phân hữu hạn.
Số – 1,(23) viết đầy đủ là – 1,23232323..., có nhóm hai chữ số 23 được lặp lại mãi. Vì vậy số – 1,(23) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Số 11,2(3) viết đầy đủ là 11,23333333..., có chữ số 3 được lặp lại mãi. Vì vậy số 11,2(3) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Muốn làm tròn số với độ chính xác 0,0005 ta có thể làm tròn số đó đến hàng
A. đơn vị;
B. phần trục;
C. phần trăm;
D. phần nghìn.
Tìm chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) và làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm.
HD: Viết số thập phân đã cho dưới dạng đầy đủ.
Trong bốn số , số không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là
A.
B.
C.
D.
Số 0,1010010001000010… (viết liên tiếp các số 10, 100, 1000, 10000, … sau dấu phẩy) có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn hay không?
Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,010101…
HD: Chu kì là nhóm chữ số sau dấu phẩy lặp đi lặp lại. Trong các viết gọn, các chữ số của chu kì được viết gọn trong dấu ngoặc đơn.