Câu hỏi:

28/10/2024 15.6 K

Làm tròn số 3,14159 ....

b) với độ chính xác 0,005.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

b) Muốn làm tròn với độ chính xác 0,005 ta phải làm tròn số đã cho đến hàng phần trăm. Chữ số hàng làm tròn là 4; chữ số đứng ngay sau hàng làm tròn là 1 (1 < 5). Vì vậy làm tròn 3,14159… với độ chính xác 0,005 ta được 3,14159… ≈ 3,14.

Làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác cho trước

Khi làm tròn số đến một hàng nào đó, kết quả làm tròn có độ chính xác bằng một nửa đơn vị hàng làm tròn.

Ví dụ:

+ Làm tròn a = 37,222… đến hàng đơn vị thì được kết quả là 37. Ta viết 37,222…  37. Ta cũng nói rằng 37 là kết quả làm tròn của a = 37,222… với độ chính xác là 0,5.

Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Làm tròn số 17,213… đến hàng phần mười ta được kết quả 17,213…  17,2 với độ chính xác là 0,05.

+ Để làm tròn số 129,18 với độ chính xác là 5, ta làm tròn đến hàng chục. Ta được 129,18  130.

Chú ý:

• Muốn làm tròn số thập phân với độ chính xác cho trước, ta có thể xác định hàng làm tròn thích hợp bằng cách sử dụng bảng dưới đây.

Hàng làm tròn

Độ chính xác

Trăm

50

Chục

5

Đơn vị

0,5

Phần mười

0,05

Phần trăm

0,005

Bài tập liên quan:

Tìm chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) và làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm.

Hướng dẫn giải:

Ta có: 3,2(31) = 3,2313131…

Do đó chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) là 1.

Vì chữ số ngay sau chữ số thập phân thứ năm của số đã cho là chữ số 3 < 5 nên làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm được kết quả là: 3,23131.

Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Lý thuyết Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn (Kết nối tri thức) | Toán lớp 7

Trắc nghiệm Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn (Kết nối tri thức) – Toán lớp 7

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Muốn làm tròn số với độ chính xác 0,0005 ta có thể làm tròn số đó đến hàng

A. đơn vị;

B. phần trục;

C. phần trăm;

D. phần nghìn.

Xem đáp án » 22/07/2024 4 K

Câu 2:

Làm tròn số 3,14159…

a) đến chữ số thập phân thứ ba;

Xem đáp án » 17/07/2024 1.7 K

Câu 3:

Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

0,1; –1,(23); 11,2(3); –6,725.

HD: Xét các chữ số ở phần thập phân (đứng sau dấu phẩy).

Xem đáp án » 14/07/2024 592

Câu 4:

Tìm chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) và làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm.

HD: Viết số thập phân đã cho dưới dạng đầy đủ.

Xem đáp án » 20/07/2024 446

Câu 5:

Trong bốn số 138;13518;35147;13255, số không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là

A. 138;

B. 13518;

C. 35147;

D. 13255.

Xem đáp án » 18/07/2024 377

Câu 6:

Số 0,1010010001000010… (viết liên tiếp các số 10, 100, 1000, 10000, … sau dấu phẩy) có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn hay không?

Xem đáp án » 16/07/2024 245

Câu 7:

Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,010101…

HD: Chu kì là nhóm chữ số sau dấu phẩy lặp đi lặp lại. Trong các viết gọn, các chữ số của chu kì được viết gọn trong dấu ngoặc đơn.

Xem đáp án » 16/07/2024 237