• Trả lời các câu hỏi sau:
- So sánh nhịp tim ở ba thời điểm đo và giải thích kết quả thu được.
- Tại sao nói luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch?
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3
• Trả lời các câu hỏi sau:
- So sánh nhịp tim ở ba thời điểm đo và giải thích kết quả thu được:
+ Học sinh tiến hành xác định nhịp tim ở 3 thời điểm theo hướng dẫn trong SGK và giáo viên; ghi kết quả đo nhịp tim ở 3 thời điểm.
Tên |
Thời điểm 1 (lần/phút) |
Thời điểm 2 (lần/phút) |
Thời điểm 3 (lần/phút) |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
+ Lưu ý: Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi tăng cường độ hoạt động (khi chạy bộ là khoảng 100 – 160 lần/phút). Sau khi hoạt động và ngồi nghỉ ngơi, nhịp tim giảm dần và quay về trạng thái bình thường.
+ Giải thích: Ở người trưởng thành, một chu kì hoạt động của tim kéo dài khoảng 0,8 s → Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi chạy vì: Khi chạy, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động. Sau đó, khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ O2 và đào thải CO2 lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.
- Nói luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch vì luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ tác động đến cấu tạo và chức năng của tim và mạch máu:
+ Đối với tim: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể tích tâm thu cả khi nghỉ ngơi và khi đang luyện tập; nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên; lưu lượng tim cao hơn khi lao động nặng.
+ Đối với mạch máu: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp mạch máu bền hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động nặng; tăng thêm mao mạch ở cơ xương, nhờ đó tăng khả năng điều chỉnh huyết áp; tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, nhờ đó tăng khả năng cung cấp O2.
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHỊP TIM
- Tên thí nghiệm: Xác định nhịp tim.
- Nhóm thực hiện: ………….
- Kết quả và thảo luận:
+ Kết quả: Học sinh tiến hành xác định nhịp tim ở 3 thời điểm theo hướng dẫn trong SGK và giáo viên; ghi kết quả đo nhịp tim ở 3 thời điểm.
Tên |
Thời điểm 1 (lần/phút) |
Thời điểm 2 (lần/phút) |
Thời điểm 3 (lần/phút) |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
Lưu ý: Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi tăng cường độ hoạt động (khi chạy bộ là khoảng 100 – 160 lần/phút). Sau khi hoạt động và ngồi nghỉ ngơi, nhịp tim giảm dần và quay về trạng thái bình thường.
+ Giải thích: Ở người trưởng thành, một chu kì hoạt động của tim kéo dài khoảng 0,8 s → Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi chạy vì: Khi chạy, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động. Sau đó, khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ O2 và đào thải CO2 lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.
- Kết luận:
+ Trạng thái hoạt động của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim.
+ Luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.• Giải thích kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao việc thắt nút lại chứng minh được tính tự động của tim?
- Tại sao khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước?
- Tại sao adrenaline có thể dùng làm thuốc trợ tim?
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
Quan sát hình 8.4 và cho biết một chu kì tim có những pha (giai đoạn) nào? Thời gian mỗi pha là bao nhiêu?
Quan sát hình 8.2, phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép về số vòng tuần hoàn và đường đi của máu.
Quan sát hình 8.3:
• Nêu sự khác nhau về độ dày của thành tâm nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm thất trái so với thành tâm thất phải. Đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với hoạt động bơm máu của tim?
• Nêu vai trò của các van tim.
Tại sao các vận động viên điền kinh sau khi thi đấu về tới đích vẫn phải tiếp tục hoạt động nhẹ nhàng cho tới khi nhịp tim đạt mức bình thường?
Quan sát hình 8.8 và cho biết trung khu điều hòa tim mạch nằm ở đâu? Trung khu điều hòa tim mạch tiếp nhận xung thần kinh từ những thụ thể nào?
• Tại sao giá trị huyết áp ở tĩnh mạch lại nhỏ hơn ở động mạch?
• Vận tốc máu chảy chậm có ý nghĩa như thế nào đối với chức năng của mao mạch?
Quan sát hình 8.1, phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín bằng cách điền thông tin theo mẫu bảng 8.1.
So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao có sự thay đổi như thế nào về nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ quan tiêu hóa và lượng máu đến cơ xương? Giải thích.
Quan sát hình 8.7 và cho biết sự khác biệt về tổng diện tích mặt cắt ngang, huyết áp, vận tốc máu ở động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
Giải thích cơ sở khoa học của quy định người đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông.
Hệ cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất trong cơ thể động vật? Nêu tên những cơ quan chính cấu tạo nên hệ cơ quan đó ở người.
Quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở mỗi pha diễn ra như thế nào?
Quan sát hình 8.6, nêu đặc điểm khác nhau về cấu tạo của các mạch máu. Những đặc điểm cấu tạo đó phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?