Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu.
Cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu:
- Khi nồng độ glucose trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tế bào β của tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là nồng độ glucose trong máu giảm về mức bình thường.
- Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tế bào α tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến nồng độ glucose máu tăng lên về mức bình thường.
Quan sát hình 10.2, nêu vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu, huyết áp máu.
Nêu những biện pháp giúp phòng tránh bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Quan sát hình 10.3, nêu vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu.
• Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.
• Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến tác hại gì?
Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?
Quan sát hình 10.4 và cho biết những cơ quan nào có ảnh hưởng đến thành phần nội môi.
Nêu các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật.