Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về plasmid ở tế bào vi khuẩn?
A. Plasmid là thành phần bắt buộc trong mọi tế bào vi khuẩn.
B. Tế bào vi khuẩn thường chỉ chứa duy nhất 1 phân tử plasmid.
C. Plasmid là phân tử DNA mạch thẳng, nhỏ, không liên kết với protein.
D. Plasmid chứa một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn.
Đáp án đúng là: D
Plasmid là thành phần không bắt buộc của tế bào vi khuẩn. Ở nhiều tế bào vi khuẩn, thường có một hoặc một số plasmid. Plasmid là phân tử DNA vòng, nhỏ, không liên kết với protein; mang một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn như gene kháng kháng sinh.
Lý thuyết Cấu trúc của tế bào
1. Đặc điểm cấu tạo chung của tế bào nhân sơ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng ngăn cách nhân với tế bào chất)
- Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bọc
- Kích thước hiển vi, thường dao động trong khoảng
2. Cấu tạo tế bào nhân sơ
a. Thành tế bào
- Đặc điểm cấu tạo : có thành phần chính là peptiđôglican.
- Chức năng : quy định hình dạng của tế bào.
b. Màng sinh chất
- Đặc điểm cấu tạo : có thành phần chính là hai lớp phôtpholipit và prôtêin.
- Chức năng : là nơi thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh.
c. Lông và roi
- Đặc điểm cấu tạo : có bản chất là prôtêin.
- Chức năng : lông có vai trò tiếp nhận thông tin bên ngoài, giúp vi khuẩn bám vào giá thể ; roi giúp vi khuẩn di chuyển một cách linh hoạt.
d. Tế bào chất
- Đặc điểm cấu tạo : là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân, gồm có 2 thành phần chính là bào tương và ribôxôm. Ngoài ra còn có một số cấu trúc khác.
- Chức năng : là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá cơ bản, tổng hợp prôtêin (nhờ chức năng của ribôxôm) và dự trữ các chất cần thiết cho tế bào.
e. Vùng nhân
- Đặc điểm cấu tạo : không có màng bọc, chứa một phân tử ADN dạng vòng, mạch kép.
- Chức năng : là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ; lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Cấu tạo của Tế bào nhân thực gồm:
1. Nhân tế bào
- Đặc điểm cấu tạo : thường có hình cầu, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
- Chức năng : là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ; lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2. Lưới nội chất
- Đặc điểm cấu tạo : là tập hợp màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Dựa vào sự có mặt của ribôxôm hay không, người ta phân chia lưới nội chất thành 2 loại : lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
- Chức năng : lưới nội chất trơn tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ các chất độc hại ; lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin.
3. Ribôxôm
- Đặc điểm cấu tạo : kích thước nhỏ bé, không có màng bọc, được cấu tạo từ hai thành phần chính là rARN và prôtêin.
- Chức năng: tổng hợp prôtêin cho tế bào.
4. Bộ máy Gôngi
- Đặc điểm cấu tạo : là một chồng túi màng dẹp xếp liền kề nhưng tách biệt nhau.
- Chức năng : là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
5. Ti thể
- Đặc điểm cấu tạo : có hai lớp màng bọc, màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong gấp khúc tạo các mào và trên đó cố định nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
- Chức năng : cung cấp năng lượng (dưới dạng ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào.
6. Lục lạp
- Đặc điểm cấu tạo : có hai lớp màng bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit. Trên màng lục lạp chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp ; trong chất nền của lục lạp chứa ADN và ribôxôm. Đây là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.
- Chức năng : là trung tâm quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.
7. Không bào
- Đặc điểm cấu tạo : có một lớp màng bọc, bên trong chứa dịch. Ở những loài sinh vật khác nhau thì dịch không bào chứa các thành phần khác nhau.
- Chức năng : duy trì áp suất thẩm thấu cho tế bào ; dự trữ các chất.
8. Lizôxôm
- Đặc điểm cấu tạo : có một lớp màng bọc, bên trong chứa nhiều enzim thuỷ phân. Đây là bào quan chỉ có ở tế bào động vật.
- Chức năng : phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử.
9. Khung xương tế bào
- Đặc điểm cấu tạo : được tạo thành từ hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
- Chức năng : giúp tế bào có được hình dạng xác định và là nơi neo đậu của các bào quan.
10. Màng sinh chất và sự vận chuyển các chất qua màng
a. Màng sinh chất
- Đặc điểm cấu tạo : gồm hai thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Có tính bán thấm – nhân tố làm nên các chức năng sống của màng.
- Chức năng : là rào chắn chọn lọc, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên ngoài.
b. Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào theo một trong ba phương thức : vận chuyển thụ động ; vận chuyển chủ động ; nhập bào và xuất bào.
- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (tuân theo cơ chế khuếch tán) và không tiêu tốn năng lượng.
- Vận chuyển chủ động có sự tham gia của các kênh prôtêin trên màng, cần đến năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Nhập bào và xuất bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất. Đây cũng là phương thức vận chuyển cần tiêu tốn năng lượng.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ
trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực
trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ
Hai tế bào vi khuẩn A và B đều có hình cầu với đường kính lần lượt là 1 μm và 2 μm. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng trao đổi chất của hai tế bào này?
Cho các phát biểu sau:
(1) Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.
(2) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều chưa có nhân hoàn chỉnh.
(3) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều chứa các bào quan không có màng.
(4) Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng còn tế bào nhân sơ không có.
Số phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
Nối thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ (cột A) với chức năng tương ứng (cột B) để được nội dung đúng.
Cột A | Cột B |
(1) Thành tế bào (2) Màng tế bào (3) Tế bào chất (4) Vùng nhân | (a) Mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào. (b) Tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và các tác nhân gây hại khác. (c) Đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất. (d) Là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào. |
Tên gọi tế bào nhân sơ bắt nguồn từ đặc điểm nào sau đây?
Sự hình thành các bào quan có màng bao bọc ở tế bào nhân thực có ý nghĩa nào sau đây?
Dựa vào cấu trúc nào sau đây để phân biệt vi khuẩn Gram dương (Gram +) và vi khuẩn Gram âm (Gram -)?
Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào sau đây?
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
Các thành phần chính có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực gồm
Trong hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ thuộc giới nào sau đây?
Tại sao thực vật có khả năng quang hợp còn động vật không có khả năng này?