Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý ở bảng 22.1.
Hình thức |
Cách thức |
Ví dụ |
Phân đôi |
Một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau. |
Hải quỳ, trùng roi, trùng giày,… |
Nảy chồi |
Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới. |
San hô, thủy tức,… |
Phân mảnh |
Cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ. |
Giun dẹp, sao biển,… |
Trinh sản |
Cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh. |
Ong, kiến, rệp,… |
• Vì sao không khuyến khích, thậm chí nghiêm cấm điều khiển giới tính ở người?
• Nhận xét về số lượng trứng trong mỗi lần đẻ giữa các loài cá, ếch và gà. Vì sao số lượng trứng trong một lần đẻ cũng là một đặc điểm thích nghi?
Quá trình sinh sản của ong, cá chép, gà và thỏ có gì khác nhau? Trong những loài này, loài nào sinh sản theo mùa? Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài này không?
• Tìm hiểu các thành tựu điều khiển sinh sản ở động vật mà em biết.
Quan sát hình 22.6, trả lời các câu hỏi sau:
• Các hormone nào tham gia vào quá trình điều hòa sinh sản? Nêu tác dụng của từng hormone.
Tại sao uống thuốc viên tránh thai hằng ngày (chứa hormone progesterone và estrogen) lại ức chế quá trình chín và rụng trứng?
Quan sát và cho biết quá trình sinh sản của những loài động vật trong hình 22.1, hình 22.2, hình 22.3, hình 22.4 có đặc điểm gì chung.
Quan sát hình 22.5, nêu tên và trình bày đặc điểm bốn giai đoạn của quá trình sinh sản ở người.
Kể tên một số biện pháp tránh thai mà em biết. Cơ chế tác động của các biện pháp này là gì?
Quan sát 22.4, cho biết sự sinh ra ong chúa và ong thợ so với ong đực khác nhau như thế nào?
Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính thể hiện được bốn giai đoạn ở một loài động vật mà em biết.
• Các hormone đó có sự phối hợp hoạt động như thế nào? Cho ví dụ.