- Nhận xét trạng thái của lá cây ở các lô thí nghiệm.
- Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây (theo từng chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, số lá/cây).
- Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu báo cáo ở mục 2.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
TƯỚI NƯỚC, CHĂM SÓC CÂY
- Tên thí nghiệm: Thực hành tưới nước, chăm sóc cây.
- Nhóm thực hiện: …………….
- Kết quả và thảo luận:
Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK để ghi nhận và giải thích được sự khác nhau về trạng thái lá cây, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, số lá/cây giữa các lô thí nghiệm.
Chú ý:
+ Khi cây thiếu nước trầm trọng (cây mất cân bằng nước nghiêm trọng), lá cây sẽ héo rũ, cây ngừng sinh trưởng và phát triển rồi chết dần.
+ Khi cây thiếu nước ở mức độ nhẹ hơn, lá cây nhỏ và sớm rụng, cây sinh trưởng và phát triển kém hơn.
+ Khi cây đủ nước hoặc thừa nước (không bị ngập úng), lá cây tươi tốt, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Khi cây bị ngập úng, lá sớm vàng và rụng, cây chết dần.
- Kết luận: Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt.
Mô tả và giải thích sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong. So sánh sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của chúng.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu dưới đây:
Quan sát hình 3.1, cho biết nhiệt độ không khí, cường độ ánh sáng tác động đến tốc độ thoát hơi nước như thế nào?
Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố nào trong môi trường?
Nhận xét sự chuyển màu và giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai mảnh giấy CoCl2 ở hai mặt trên và dưới của lá.
Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu báo cáo ở mục 2.
Hãy giải thích ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây trồng đang được vận dụng trong thực tế.
Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của những nhân tố nào?