Câu hỏi:

06/02/2025 18.7 K

Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây.

C. Thế năng nước của đất là quá thấp.

Đáp án chính xác

D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

- Đất có độ mặn cao là đất có nồng độ các ion Na+, Cl- cao → Thế nước của đất thấp.

- Cây không ưa mặn có nồng độ chất tan tích lũy trong tế bào lông hút thấp hơn → Thế nước của tế bào lông hút cao hơn so với thế nước của đất → Việc hấp thụ nước của cây trở nên khó khăn và tiêu tốn nhiều năng lượng (không hấp thụ theo cơ chế thụ động được mà phải hấp thụ theo cơ chế chủ động) → Cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng.

- Sở dĩ, cây ưa mặn hấp thụ được nước khi sống trên đất mặn là do chúng có cơ chế tích lũy các ion trong tế bào lông hút nên có nồng độ chất tan cao hơn (thế nước thấp hơn) so với dung dịch đất → Việc hấp thụ nước trở nên dễ dàng và ít tiêu tốn nhiều năng lượng hơn → Cây ưa mặn vẫn có khả năng sinh trưởng tốt.

Lý thuyết Hấp thụ nước và ion khoáng 

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

a. Hấp thụ nước

Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn)

Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương hơn so với dung dịch đất do 2 nguyên nhân:

- Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.

- Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ… là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoảng được rễ hấp thụ vào) cao.

b. Hấp thụ ion khoáng

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động

- Cơ chế thụ động : Một số ion khoáng xâm nhập theo cơ chế thụ động : đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn)

- Cơ chế chủ động : Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.

2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

  Con đường gian bào (đường màu đỏ) Con đường tế bào chất (đường màu xanh)
Đường đi

- Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất.

- Từ lông hút – khoảng gian bào – đai Caspari – mạch gỗ

- Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

- Từ lông hút – tế bào chất của tế bào – mạch gỗ

Đặc điểm - Nhanh, không được chọn lọc - Chậm, được chọn lọc

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Xem thêm một số kiến thức liên quan:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi:

Xem đáp án » 18/07/2024 58.2 K

Câu 2:

Bộ phận hút nước chủ yếu của cây trên cạn là gì?

Xem đáp án » 14/11/2024 57.7 K

Câu 3:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:

Xem đáp án » 06/07/2024 26.4 K

Câu 4:

Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

Xem đáp án » 03/12/2024 26 K

Câu 5:

Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng là:

Xem đáp án » 15/07/2024 24.8 K

Câu 6:

Ở thực vật lá có màu đỏ, có quang hợp không? Vì sao?

Xem đáp án » 21/07/2024 12.2 K

Câu 7:

Vai trò nào sau đây không phụ thuộc vào quá trình thoát hơi nước?

Xem đáp án » 06/07/2024 10.3 K

Câu 8:

Vai trò của sắt đối với thực vật là:

Xem đáp án » 16/07/2024 9.7 K

Câu 9:

Khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá.

(2). Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần các lá của cây.

(3). Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí.

(4). Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua cutin.

Có bao nhiêu phát biểu chính xác?

Xem đáp án » 16/07/2024 9.3 K

Câu 10:

Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:

Xem đáp án » 22/07/2024 9.3 K

Câu 11:

Có bao nhiêu tác dụng của việc bón phân với năng suất cây trồng và môi trường dưới đây là đúng

(1) Bón không đúng, năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.  

(2) Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.

(3) Bón không đúng cách sẽ gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.

(4) Bón phân càng nhiều, năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao.

(5) Bón phân hợp lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án » 13/07/2024 9 K

Câu 12:

Quang phân li nước là quá trình:

Xem đáp án » 06/07/2024 8 K

Câu 13:

Pha sáng của quang hợp có vai trò:

Xem đáp án » 13/07/2024 7.9 K

Câu 14:

Các con đường thoát hơi nước chủ yếu qua

Xem đáp án » 21/07/2024 5.5 K

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »