Một gian phòng trống (25oC; 1 bar) có kích thước 3m × 4m × 6m bị nhiễm 10 gam khí H2S. Tính nồng độ ppm của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp này. Cho biết 1 mol khí ở 25oC và 1 bar có thể tích 24,79 L.
Lời giải:
Thể tích không khí = thể tích gian phòng = 3 . 4 . 6 = 72 m3.
Thể tích của 10 gam H2S = \[\frac{{24,79.10}}{{34}} = 7,3\,\,L\]
Trong 72 m3 không khí tức 72 000 lít không khí có 7,3 lít H2S nên trong 1000000 lít không khí có \[\frac{{1000000.7,3}}{{72000}} = 101,389\] lít H2S.
Vậy nồng độ H2S trong gian phòng là 101,38 ppm nên gây kích thích màng phổi.
Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của:
a. H2O
b. NH3
c. CO2
Ozone (O3) là một loại khí có tính oxi hóa mạng, phân tử gồm ba nguyên tử oxygen. Ozone xuất hiện ở tầng đối lưu và tầng bình lưu của khí quyển. Tùy thuộc vào vị trí của ozone trong các tầng trên mà nó ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất theo các cách tốt, xấu khác nhau. Phân tử ozone có sự hiện diện liên kết cho – nhận. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của ozone.