Mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là hình:
A. hình tam giác;
B. hình bình hành;
C. hình vuông;
D. hình chữ nhật.
Đáp án đúng là: D
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác đều là hình chữ nhật.
Sử dụng kiến thức dưới đây:
Hình lăng trụ đứng tam giác
- Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.
- Hai mặt đáy cùng là tam giác và nằm trong hai mặt phẳng song song với nhau; Mỗi mặt bên là hình chữ nhật;
- Các cạnh bên bằng nhau;
- Chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác là độ dài cạnh bên.
Ví dụ:
Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' có:
- Đáy dưới là tam giác ABC, đáy trên là tam giác A'B'C';
Các mặt bên là các hình chữ nhật: AA'B'B, BB'C'C, CC'A'A;
- Các cạnh:
+ Cạnh đáy: AB, BC, CA, A'B', B'C', C'A'
+ Cạnh bên: AA', BB', CC';
- Các đỉnh: A, B, C, A', B', C'.
- Chiều cao là độ dài một cạnh bên: AA' hoặc BB' hoặc CC'.
Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Cánh diều) | Toán lớp 7
Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác – Toán 7
Cho hình lăng trụ đứng tam giác với hai đáy là hai tam giác và các kích thước như hình vẽ.
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đó bằng?
Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác vuông và có các kích thước như hình dưới đây là?
Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác có các kích thước như hình vẽ dưới đây là?
Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác được tính như nào? Biết S là diện tích đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác.
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác được tính như thế nào? Biết C là chu vi đáy, h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác.