Ion M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5. Ion Y- có cấu hình electron ngoài cùng là 4p6.
a) Xác định cấu hình electron của nguyên tử M và nguyên tử Y.
b) Xác định vị trí của M, Y trong bảng tuần hoàn.
M → M3+ + 3e
Y + 1e → Y-
a) Cấu hình electron của M là: [18Ar]3d64s2.
Cấu hình e của Y là: [18Ar]3d104s24p5
b) Vị trí của M trong bảng tuần hoàn: ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Vị trí của Y trong bảnh tuần hoàn: ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA.
Cách viết cấu hình e:
- Nắm chắc cách viết cấu hình electron nguyên tử dựa vào nguyên lý vững bền, nguyên lý Pauli và quy tắc Hund:
+ Nguyên lý Pauli: Trên một obital nguyên tử chỉ có thể chứa tối đa là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
+ Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
+ Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các obital có mức năng lượng từ thấp đến cao
* Các bước viết cấu hình electron nguyên tử
+ Xác định số electron trong nguyên tử.
+ Phân bố các electron theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần.
+ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp electron trong một lớp.
Ví dụ: 26Fe.
+ Có 26e
+ Viết theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6
+ Sau đó viết lại theo thứ tự các phân lớp electron trong 1 lớp:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
+ Viết gọn: [Ar] 3d6 4s2
Chú ý:
+ Trật tự các mức năng lượng AO tăng dần như sau:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p
+ Dạng (n – 1)d4ns2 chuyển thành (n – 1)d5ns1
(n – 1)d9ns2 chuyển thành (n – 1)d10ns1
* Dựa vào số electron ở lớp ngoài cùng để suy ra tính chất của nguyên tố hóa học.
Số electron lớp ngoài cùng | Tính chất của nguyên tố |
1, 2, 3 | Kim loại |
4 | Kim loại hoặc phi kim |
5, 6, 7 | Phi kim |
8 | Khí hiếm |
Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn dựa vào cấu hình electron nguyên tử
Từ cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố hóa học, ta có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn theo quy tắc sau:
- Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố.
- Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1-2 hoặc ns2np1-6 và nguyên tố nhóm B có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng dạng (n – 1)d1-10ns1-2.
+ Với nguyên tố nhóm A, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.+ Các nguyên tố nhóm B: Số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron thuộc hai phân lớp (n – 1)d và ns. Nếu tổng số electron của nguyên tử là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB; là 11 thì thuộc nhóm IB; là 12 thì thuộc nhóm IIB.
Xem thêm kiến thức liên quan:
Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là
Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương, răng. Thừa M có thể dẫn đến sỏi thận. Cho 1,2 g M tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,7437 L khí (đo ở 25oC và 1 bar).
a) Xác định M và cho biết vị trí của M trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh tính kim loại của M với 19K và 12Mg. Giải thích.
Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tính acid – base của chúng là
Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X(1s22s22p63s1); Y (1s22s22p63s2) và Z (1s22s22p63s23p1)
Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là
Anion X2- có cấu hình electron [Ne]3s23p6. Nguyên tố X có tính chất nào sau đây?
Nguyên tố X nằm ở chu kì 4, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X.
b) Nguyên tử của X có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?
c) Electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
d) X là kim loại hay phi kim?
Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 hạt.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử A. Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn.
b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của A và nêu tính acid – base của chúng.
Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Nguyên tử chromium có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d54s1. Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là
Nguyên tố A là thành phần thiết yếu cho mọi sự sống. D là nguyên tố rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp: đồ gốm, men sứ, thủy tinh, vật liệu bán dẫn, vật liệu y tế, … Oxide ứng với hóa trị cao nhất của hai nguyên tố A và D đều có dạng RO2. Hợp chất khí với hydrogen của A chứa 25% hydrogen về khối lượng, còn hợp chất khí với hydrogen của D chứa 87,5% D về khối lượng.
a) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố A và D.
b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của A, D và hydroxide tương ứng. So sánh tính acid – base giữa các oxide, hydroxide đó. Giải thích.
X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X, Y, Z nào sau đây là đúng?
Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
Các nguyên tố A, D, E, G có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17.
a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim giảm dần (biết độ âm điện của G lớn hơn A).
Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19.
a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính kim loại tăng dần. Giải thích.
Cấu hình electron theo lớp của năm nguyên tố X, Q, Z, A, D như sau:
X: 2, 2;
Q: 2, 8, 8, 2;
Z: 2, 7;
A: 2, 8, 8, 7;
D: 2
a) Nêu vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Xác định kim loại mạnh nhất, phi kim mạnh nhất, nguyên tố kém hoạt động nhất trong số chúng. Giải thích.