Cho các nguyên tố sau: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Na (Z = 11).
Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử, có giải thích ngắn gọn cách sắp xếp.
Ta có:
+ Li, O, F cùng thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ bán kính nguyên tử:
F < O < Li (1)
+ Li và Na cùng thuộc nhóm IA. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử tăng dần ⇒ bán kính nguyên tử: Li < Na (2)
Vậy dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là:
F, O, Li, Na.
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).
Nguyên tử nitrogen có 7 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là
Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
Sulfur là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của sulfur là
Một nguyên tử có chứa 11 electron và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử này là
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.
Tính số hạt mỗi loại (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.