Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Trong số các chất đã cho, số cặp chất có thể tác dụng với nhau là
A. 6 cặp
B. 9 cặp
C. 7 cặp
D. 8 cặp
Đáp án D
Các cặp nhất phản ứng với nhau:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe
2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl + Cu(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3
Kiến thức cần nhớ
Kim loại tác dụng với dung dịch muối
nA + mBn+ → nAm+ + mBn+
1. Điều kiện của phản ứng
+ A phải đứng trước B trong dãy điện hóa
+ Muối B phải tan.
+ Phản ứng diễn ra theo quy tắc α : chất oxh mạnh + khử mạnh → chất oxh yếu + khử yếu
ð Cần phải nắm chắc dãy điện hóa
2. Độ tăng giảm khối lượng của thanh kim loại:
+ Nếu mB↓ > mA tan thì khối lượng thanh kim loại A tăng:
Độ tăng khối lượng = mB↓ - mA tan
+ Nếu mB↓ < mA tan thì khối lượng thanh kim loại A giảm:
Độ giảm khối lượng = mA tan – mB↓
3. Nếu có nhiều kim loại cùng phản ứng với một muối, kim loại nào đứng trước trong dãy hoạt động hóa học thì phản ứng trước. Kim loại đó phản ứng hết thì kim loại đứng sau dãy hoạt động hóa học mới phản ứng.
4. Nếu có một kim loại phản ứng với nhiều muối, muối của kim loại đứng sau dãy hoạt động hóa học sẽ phản ứng trước. Muối đó hết thì muối của kim loại đứng trước dãy hoạt động hóa học mới phản ứng.
5. Nếu có nhiều kim loại phản ứng với nhiều muối thì không nên xét thứ tự phản ứng xảy ra. Cần dựa vào dự kiện đề Câu cho để xác định chất phản ứng hết, chất còn dư.
Chú ý: Kim loại tan trong nước không đẩy được kim loại khác ra khỏi muối.
Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
Cho 6,76 gam Oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch. Lấy 10ml dung dịch này trung hòa vừa đủ với 16ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của n là:
Sục khí H2S lần lượt vào các dung dịch riêng biệt: NaCl, Pb(NO3)2, NH4NO3, FeCl3, CaCl2, CuSO4, FeCl2. Số trường hợp sinh ra kết tủa?
Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit oxalic và axit ađipic. Để trung hòa 16,94 gam X cần 300ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 23,76 gam CO2 và 7,74 gam H2O. Phần trăm về số khối lượng của axit ađipic trong hỗn hợp X là
Tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng được với chất (hoặc dung dịch chất) nào sau đây?
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng)
Cho các nhận định sau:
1) Kim loại nhôm có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm;
2) Al2O3 là oxit lưỡng tính;
3) Kim loại nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường;
4) Corinđon là tinh thể Al2O3 trong suốt, không màu.
Số nhận định sai là:
Cho dãy các chất: Na2CO3, Al(OH)3, NaHCO3, NaAlO2, (NH4)2CO3, NaHSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2 là
Cho các phương pháp sau:
(a) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt.
(b) Tráng kẽm lên bề mặt thanh sắt.
(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt thanh sắt
(d) Tráng thiếc lên bề mặt thanh sắt.
Số phương pháp được sử dụng để bảo vệ sự ăn mòn của kim loại sắt là:
Để phản ứng hết 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dung 320 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là
Cho các hợp chất hữu cơ sau: etyl axetat, anilin, vinyl axetat, metylamin, glyxin. Trong các chất đó, số chất làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường là
Cho các hợp chất sau: NaCl, CaCl2, MgCl2, AlCl3, KCl. Số hợp chất khi điện phân nóng chảy, thu được kim loại là
Cho các chất: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3, Al, ZnO. Số chất có tính lưỡng tính là:
Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2874 kJ. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 9960 kJ nhiệt (có 20% nhiệt đốt cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?