Câu hỏi:

19/07/2024 2 K

Cho các hợp chất sau: NaCl, CaCl2, MgCl2, AlCl3, KCl. Số hợp chất khi điện phân nóng chảy, thu được kim loại là

A. 3

B. 4

Đáp án chính xác

C. 5

D. 2

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Các hợp chất khi điện phân nóng chảy thu được kim loại là: NaCl, CaCl2, MgCl2, KCl.

Riêng AlCl3 sẽ bị thăng hoa khi nhiệt độ cao nên không thể điện phân nóng chảy được.

Kiến thức cần nhớ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

1. Phương pháp thủy luyện

- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu…

- Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN… để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạng hơn, như Fe, Zn…

Ví dụ:

Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:

Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] + Na2S

Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:

Zn + 2Na[Ag(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag

2. Phương pháp nhiệt luyện

- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb,…

- Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C, CO, H2, hoặc Al, kim loại kiềm hoặc kiềm thổ.

Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc chân không.

3. Phương pháp điện phân

- Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp.

- Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Tác nhân khử là cực (-) mạnh hơn nhiều lần tác nhân khử là chất hóa học.

- Điều chế kim loại có tính khử mạng như Li, Na, K, Al,… bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.

- Điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn, Cu → bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng (xem thêm bài điện phân)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:

Xem đáp án » 19/07/2024 23.8 K

Câu 2:

Cho 6,76 gam Oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch. Lấy 10ml dung dịch này trung hòa vừa đủ với 16ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của n là:

Xem đáp án » 20/07/2024 9.8 K

Câu 3:

Sục khí H2S lần lượt vào các dung dịch riêng biệt: NaCl, Pb(NO3)2, NH4NO3, FeCl3, CaCl2, CuSO4, FeCl2. Số trường hợp sinh ra kết tủa?

Xem đáp án » 16/07/2024 6.2 K

Câu 4:

Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit oxalic và axit ađipic. Để trung hòa 16,94 gam X cần 300ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 23,76 gam CO2 và 7,74 gam H2O. Phần trăm về số khối lượng của axit ađipic trong hỗn hợp X là

Xem đáp án » 21/07/2024 6 K

Câu 5:

Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Trong số các chất đã cho, số cặp chất có thể tác dụng với nhau là

Xem đáp án » 19/07/2024 5.8 K

Câu 6:

Tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng được với chất (hoặc dung dịch chất) nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 5.2 K

Câu 7:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng)

Xem đáp án » 21/07/2024 4.3 K

Câu 8:

Cho các nhận định sau:

1) Kim loại nhôm có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm;

2) Al2O­­3 là oxit lưỡng tính;

3) Kim loại nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường;

4) Corinđon là tinh thể Al2O3 trong suốt, không màu.

Số nhận định sai là:

Xem đáp án » 23/07/2024 3.7 K

Câu 9:

Cho dãy các chất: Na2CO3, Al(OH)3, NaHCO3, NaAlO2, (NH4)2CO3, NaHSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2

Xem đáp án » 08/07/2024 3.5 K

Câu 10:

Cho các phương pháp sau:

(a) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt.

(b) Tráng kẽm lên bề mặt thanh sắt.

(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt thanh sắt

(d) Tráng thiếc lên bề mặt thanh sắt.

Số phương pháp được sử dụng để bảo vệ sự ăn mòn của kim loại sắt là:

Xem đáp án » 14/07/2024 2.8 K

Câu 11:

Để phản ứng hết 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dung 320 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là

Xem đáp án » 02/07/2024 2.3 K

Câu 12:

Cho các hợp chất hữu cơ sau: etyl axetat, anilin, vinyl axetat, metylamin, glyxin. Trong các chất đó, số chất làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án » 15/07/2024 2.2 K

Câu 13:

Đốt cháy sắt trong khí clo dư thu được muối là

Xem đáp án » 17/07/2024 2 K

Câu 14:

Cho các chất: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3, Al, ZnO. Số chất có tính lưỡng tính là:

Xem đáp án » 10/07/2024 1.8 K

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »